Lịch sử nghề luật sư ở Vương quốc Anh

02/03/2021
Nguyễn Thị Thu Hồng
Nguyễn Thị Thu Hồng
Lịch sử nghề luật sư ở Vương quốc Anh do hệ thống pháp luật không bị ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật La Mã, mà được hình thành từ thực tiễn hoạt động tư pháp.

1- Lịch sử nghề luật sư ở Vương quốc Anh

Ở Anh hệ thống pháp luật không bị ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật La Mã, mà được hình thành từ thực tiễn hoạt động tư pháp. Vì vậy, nghề luật sự ở Anh có những khác biệt so với nghề luật sư ở một số nước châu Âu. Nghề luật sư ở Anh được xây dựng trên mô hình tổ chức tư pháp và tố tụng được hình thành từ thế kỷ XII và XIII.

Xem thêm: Hợp đồng vay tiền home credit

2- Đặc điểm về sự ra đời của nghề luật sư ở nước Anh

Qua lịch sử nghề luật, việc phân chia nghề luật sư thành hai hoạt động tách rời (biện hộ và tư vẫn) tương ứng với luật sư biện hộ và luật sư tư vấn là đặc điểm nổi bật của nghề luật sư ở nước Anh. Vậy là ngay từ khi hệ thống luật án lệ hình thành, đã xuất hiện hai nghề luật sự tồn tại song song với các chức năng riêng biệt. Sự song song tồn tại này chưa bao giờ có vấn đề gì xảy ra trong suốt quá trình phát triển, trải qua hàng nhiều thế kỷ.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất

Tuy nhiên, việc phân chia nghề luật sư thành hai lĩnh vực riêng biệt đã làm cho các luật sư biện hộ quá xa rời quần chúng và chi phí cho luật sư trong một vụ kiện quá cao. Uỷ ban hoàng gia về dịch vụ pháp lý Vương quốc Anh đã thể hiện sự lo ngại về việc hợp nhất hai nghề luật sư, vì nếu hợp nhất hai loại luật sư thì các luật sư biện hộ sẽ chuyển sang làm việc cho các công ty luật lớn và như vậy dịch vụ biện hộ chuyên nghiệp sẽ bị phân tán. Ngoài ra, việc hợp nhất còn có thể làm xói mòn những chuẩn mực nghề nghiệp, hiệu quả và chất lượng biện hộ tại Toà án.

Có thời kỳ ở Anh xuất hiện ý tưởng muốn nhập hai nghề luật sư thành một, một ý tưởng phiêu lưu nhưng lại đầy tính canh tân. Vào năm 1990, đạo luật về dịch vụ pháp lý và Toà án được thông qua, tuy không quyết định hợp nhất hai nghề luật sư, nhưng cũng có các quy định mới xích dần hai nghề này lại gần nhau. Theo đạo luật này, các luật sư tư vấn có quyền tham gia các phiên toà của Toà án cấp thấp. Ngày nay, luật sư tư vấn cũng đã được phép tham gia phiên toà ở Toà án tối cao, tuy nhiên, công việc chủ yếu của luật sư tư vấn vẫn là những công việc không có liên quan đến kiện tụng và làm trung gian giữa luật sư biện hộ với khách hàng. Luật về dịch vụ pháp lý và Toà án năm 1990 còn cho phép những người không phải là luật sư tư vấn được thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật nhưng không liên quan đến kiện tụng tại Toà án. Tuy nhiên, truyền thống nghề luật sư vẫn có sự phân biệt giữa luật sư biện hộ và luật sư tư vấn. Số lượng luật sư tư vấn vẫn nhiều hơn so với luật sư biện hộ. Mặc dù có sự thay đổi, nhưng luật sư biện hộ vẫn giữ độc quyền trong việc biện hộ trong các vụ án trước các Toà án tối cao ở Anh (đó là Toà án tối cao, Toà phúc thẩm và Viện nguyên lão) - đây là các cơ quan có quyền đưa ra các quyết định có giá trị án lệ.

Xem thêm: hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì

3- Tiêu chuẩn luật sư tư vấn

Người muốn được làm luật sư phải đủ các điều kiện sau:

(i) Có kiến thức pháp luật cơ bản, cụ thể như sau:

- Tham gia chương trình đào tạo tại các trường đại học để được cấp bằng cử nhân luật

- Thi đỗ kỳ kiểm tra nghề nghiệp nếu người đó có bằng cử nhân chuyên ngành khác hoặc đã có thời gian công tác pháp luật.

Qua khoá đào tạo kỹ năng nghề nghiệp (một năm) do Hội luật sư hoặc các trường tổ chức. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên phải qua một kỳ thi để lấy chứng chỉ và tiếp tục tham gia khóa đào tạo để lấy chứng chỉ và tiếp tục tham gia khóa học đào tạo thực tế tại một hãng luật.

(ii) Hoàn thành hai năm (1 time) hoặc bốn năm (part-time) đào tạo kỹ năng hành nghề thực tế tại một hãng luật.

Những người có đủ điều kiện trên có thể nộp đơn cho Hiệp hội luật sư để xin công nhận là luật sư tư vấn. Nếu xét thấy người nộp đơn đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, Hội luật sư cấp giấy công nhận là luật sư tư vấn cho người đó.

Sau khi được công nhận, luật sư tư vấn được ghi tên vào danh sách luật sư tư vấn của Hội luật sư. Tuy nhiên, để được phép hành nghệ tư vấn pháp luật, luật sư tư vấn còn phải có Chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho những người có đủ điều kiện sau:

- Có giấy chứng nhận là luật sư tư vấn;

- Không bị đình chỉ hành nghề;

- Có đơn được làm theo mẫu đã quy định;

- Tuân thủ các quy định về đào tạo;

- Tuân thủ các nguyên tắc bồi thường.

Kèm theo đơn xin cấp Chứng chỉ hành nghề, luật sư tư vấn phải nộp một khoản lệ phí. Chứng chỉ hành nghề của luật sư tư vấn chỉ có hiệu lực trong 12 tháng và thường được đổi vào ngày 01 tháng 11 hàng năm.

4- Tiêu chuẩn luật sư biện hộ

Theo truyền thống, các luật sư biện hộ trực thuộc một tổ chức gọi là “In of court” (tạm dịch là câu lạc bộ hay lữ quán). Thực ra, đây là khu ăn ở của các luật gia trong Toà án, nhưng có vai trò như một hội đoàn nghề nghiệp của Toà án. Ngay từ thời Trung cổ, công tác đào tạo luật sư chủ yếu là đào tạo thực hành, không mang tính lý thuyết. Sinh viên luật thời đó thường tới London để học hỏi và thực tập bên cạnh các thẩm phán tại Toà án cấp cao, ăn ngủ tại “Inn of court” với các luật gia khác. Mỗi “Inn of court” có một nhà thờ, một thư viện và một đại sảnh, nơi mọi người ăn uống khi đến bữa, đồng thời cũng là nơi hội họp và giảng dạy về thực tiễn. Cả bốn “Inn of court” của hệ thống án lệ ở Anh vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Cuộc sống của các luật sư biện hộ chủ yếu tập trung ở các “Inn of court”, họ hành nghề tại các văn phòng (chamber) nằm trong khu vực “Inn of court”. Là Người muốn được công nhận là luật sư biện hộ phải có đủ các điều kiện sau:

- Được công nhận là học viên ở một trong bốn “Inn of court”; Hà - Đã qua khóa đào tạo luật sư tranh tụng và đỗ kỳ thi công nhận luật sư tranh tụng;

- Đã có thời gian thực tế.

Đào tạo luật sư tranh tụng được chia làm ba giai đoạn (đào tạo lý thuyết, đào tạo nghề nghiệp và đào tạo thực tế) như sau:

(i) Những người bằng cử nhân luật hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng có CMT8 nhận đã thi đỗ kỳ kiểm tra nghề nghiệp (Common professional examination) được coi là đã hoàn thành giai đoạn đào tạo lý thuyết;

(ii) Giai đoạn đào tạo kỹ năng nghề nghiệp (một năm) do Đoàn luật sư tổ chức. Chỉ những người đã đăng ký là học viên của “In of court" mới được tham gia khóa học này. Nội dụng của khóa học này được xây dựng trên cơ sở những kiến thức pháp lý cơ bản. Khi học viên hoàn thành chương trình đào tạo phải thi lấy chứng chỉ;

(iii) Giai đoạn đào tạo thứ ba chủ yếu tập trung vào thực tế hành nghề. Khi đã trở thành luật sư biện hộ, các luật sư vẫn tiếp tục tham gia các khoá bồi dưỡng và thực hành nghề nghiệp trong vòng 3 năm đầu hành nghề.

Việc công nhận luật sư biện hộ do một Hội đồng của “Inn of court (Bencher of Inn) thực hiện. Sau khi được công nhận, luật sư biện hộ phải ghi tên minh vào danh sách luật sư biện hộ tại một Tòa án, danh sách này do Toà án tối cao quản lý và được lưu giữ tại “Inn of court”. Để được phép hành nghề, luật sư biện hộ phải tuyên thệ tại Toà án nơi họ hành nghề.

0 bình luận, đánh giá về Lịch sử nghề luật sư ở Vương quốc Anh

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.16662 sec| 954.25 kb