Luật đầu tư của Thái Lan

19/09/2022
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Quan tâm đến đầu tư cũng là điều tất yếu để phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Bên cạnh hiểu rõ và nắm được quy định về đầu tư của nước mình, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến luật đầu tư của quốc gia mình đầu tư. Một trong những thị trường đầu tư được quan tâm là Thái Lan - đất nước có nhiều tiềm lực để đầu tư về kinh doanh, du lịch cùng nhiều lĩnh vực khác.

Luật đầu tư của Thái Lan

1- Khái quát Luật đầu tư của Thái Lan

Chính phủ Hoàng gia Thái Lan từ lâu đã duy trì một nền kinh tế mở, định hướng thị trường và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Với tư cách là một công cụ khuyến khích phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm và chuyển giao công nghệ. Thái Lan chào đón đầu tư từ tất cả các nước và cố tránh sự phụ thuộc vào bất kì nước nào.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Chính phủ Thái Lan đã phối hợp với IMF thiết lập chương trình cải cách kinh tế, với một phần mục tiêu nhằm vào việc tạo ra một mồi trường đầu tư mang tính cạnh tranh hơn, minh bạch hơn và thu hút nhiều đầu tư hơn.

Năm 1999, Luật kinh doanh nước ngoài mới được ban hành thay thế cho Luật năm 1972 (hay gọi Luật đầu tư của Thái Lan). Luật mới (1999) có hiệu lực năm 2000. Bên cạnh đó, để điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài còn có các luật khác kiểm soát sở hữu nước ngoài về đất đai và các hoạt động chuyên ngành, như luật về ngân hàng, bảo hiểm, tài chính và vận tải đường thuỷ.

Điều kiện để một hoạt động kinh doanh được coi là “nước ngoài” theo Luật đầu tư của Thái Lan

(a) Được thành lập theo luật nước ngoài;

(b) Một nửa hoặc hơn một nửa vốn kinh doanh thuộc sở hữu của người nước ngoài, thậm chí nếu doanh nghiệp được thành lập theo luật Thái Lan;

(c) Một nửa hoặc hơn một nửa giá trị của tổng vốn được người nước ngoài đầu tư, thậm chí nếu hơn một nửa vốn thuộc sở hữu của người Thailand.

Nghĩa là, mặc dù một công ti có thể có cổ phần đa số do người Thailand nắm giữ nhưng nếu đa số giá trị vốn lại do một người nước ngoài đầu tư thì công ti được coi là công ti nước ngoài.

Điều kiện thứ ba này là một vật cản hiệu quả, ngăn việc người Thailand sử dụng tư cách người được chỉ định (nominee).

Theo luật cũ, Luật kinh doanh nước ngoài (1972), có điều kiện theo đó nếu cả cổ phần lẫn các cổ đông Thailand chiếm ưu thế trong công ti thì công ti được coi là công ti Thailand. Nghĩa là, nếu trong công ti có 7 cổ đông, để được coi là công ti Thailand thì phải có ít nhất 4 cổ đông là người Thailand và các cổ đông Thailand phải sở hữu trên 50% cổ phần. Điều kiện này không được ghi nhận trong Luật kinh doanh nước ngoài hiện hành (1999) của Thailand.

Theo các luật chuyên ngành, hoạt động kinh doanh ngân hàng và tài chính phải có tối thiểu 75% sở hữu của người Thailand. Tương tự, các công ti hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường thuỷ nội địa phải có tối thiểu 70% sở hữu của người Thailand. Theo quy định của pháp luật, các công ti bảo hiểm và môi giới bảo hiểm phải có tối thiểu 75% sở hữu của người Thái Lan. Theo quy định của Luật đất đai, các công ti muốn sở hữu đất phải có 51% sở hữu của người Thái Lan, trừ trường hợp các công ti này được hưởng các ưu đãi khuyến khích đặc biệt.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

2- Các loại hoạt động kinh doanh theo Luật đầu tư của Thái Lan

[a] Các hoạt động kỉnh doanh thuộc danh sách 01

Thông thường, người nước ngoài bị cấm tuyệt đối việc thực hiện các hoạt động kinh doanh thuộc danh sách 1, trừ trường hợp ngoại lệ được quy định trong luật chuyên ngành hoặc điều ước quốc tế. Sau đây là các hoạt động kinh doanh thuộc danh sách 1:

(i) Báo chí, phát thanh, truyền hình;

(ii) Trồng lúa, trồng trọt và làm vườn;

(iii) Chăn nuôi;

(iv) Lâm nghiệp và sản xuất đồ gỗ từ rừng tự nhiên;

(v) Đánh bắt động vật biển trong nội thuỷ và vùng đặc quyền kinh tế của Thailand;

(vi) Chiết xuất cỏ Thailand;

(vii) Buôn bán và đấu giá đồ cổ và các hiện vật lịch sử dân tộc của Thailand;

(viii) Sản xuất và đúc các hình Phật và bát ăn mày của sư (bát hành khất);

(ix) Buôn bán đất đai.

[b] Các hoạt động kinh doanh thuộc danh sách 02

Danh sách 02 bao gồm các hoạt động kinh doanh của người nước ngoài đã tồn tại từ trước và hiện đang được vận hành trước khi ban hành Luật kinh doanh nước ngoài (1999). Các hoạt động kinh doanh này đã được cấp giấy phép kinh doanh nước ngoài dặc biệt và tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, người nước ngoài không được phép khởi động các hoạt động kinh doanh mới được liệt kê trong danh sách 02, trừ trường hợp có giấy phép đặc biệt của bộ trưởng với sự phê chuẩn của Nội các.

Đây là các hoạt động kinh doanh liên quan đến an toàn hoặc an ninh quốc gia, hoặc ảnh hưởng đến văn hoá, truyền thống, nghề thủ công dân gian hoặc tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Nhóm 01: Các hoạt động kinh doanh liên quan đến an toàn hoặc an ninh quốc gia:

(i) Sản xuất, mua bán và cất giữ: súng, đạn, thuốc súng, chất nổ;

(ii)  Phụ tùng của súng, đạn và chất nổ;

(iii)  Vũ khí, tàu thuỷ, máy bay hoặc các phương tiện quân sự;

(ix)  Thiết bị hoặc linh kiện, tất cả các loại dụng cụ chiêh tranh.

Nhóm 2: Các hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến nghệ thuật và văn hoá, nghề thủ công truyền thống và dân gian:

(i) Buôn bán đồ cổ và đồ mĩ thuật là hàng thủ công và mĩ thuật của Thailand;

(ii) Sản xuất đồ gỗ chạm;

(iii) Nuôi tằm, sản xuất sợi lụa Thailand, dệt lụa hoặc in lụa Thailand;

(iv) Sản xuất nhạc cụ Thailand;

(v)  Sản xuất đồ bằng vàng, đồ bằng bạc, đồ khảm men huyền (nielloware), đồ bằng đồng hoặc đồ sơn mài;

(vi) Sản xuất đồ sành sứ theo kiểu mĩ thuật và vãn hoá Thái Lan.

[c] Các hoạt động kinh doanh thuộc danh sách 03

Các hoạt động kinh doanh thuộc danh sách 03 được xử lí tương tự như các hoạt động kinh doanh thuộc danh sách 2. Điểm khác biệt ở đây là thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh nước ngoài cho người nước ngoài muốn khởi động một hoạt động kinh doanh mới thuộc về Director General và Committee.

Hơn nữa, mặc dù các hoạt động kinh doanh thuộc danh sách 03 được mở cho người nước ngoài (tuỳ theo văn bản cấp bộ) nhưng các cơ quan có thẩm quyền vẫn thực hiện chính sách không cấp giấy phép mới cho các hoạt động kinh doanh mới, trừ trường hợp người nước ngoài chứng minh được rằng các hoạt động này chắc chắn sẽ không thể được vận hành tốt nếu sở hữu đa số thuộc về Thái Lan

Đó là các hoạt động kinh doanh theo đó người Thailand chưa sẵn sàng cạnh tranh với người nước ngoài:

(i)  Xát gạo và sản xuất bột mì từ gạo và nông sản;

(ii) Ngư nghiệp, đặc biệt là nuôi động vật biển;

(iii) Lâm nghiệp liên quan đến trồng rừng;

(iv) Sản xuất gỗ dán, gỗ bọc trang trí, vỏ bào ép nhựa, gỗ ép (vật liệu xây dựng bằng gỗ).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Luật đầu tư của Thái Lan được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Luật đầu tư của Thái Lan  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Luật đầu tư của Thái Lan

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.58548 sec| 966.266 kb