Tầm quan trọng của Tiếng anh pháp lý

07/05/2024
Lý Thông
Lý Thông
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế - xã hội cùng với làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, đặt ra nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản trong lĩnh vực pháp lý, sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính. Hiện nay, một trong những tiêu chí chọn lọc nhân lực của đa số Công ty Luật và Doanh nghiệp tuyển vị trí pháp chế là kỹ năng tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh Pháp lý.

1- Khái quát về tiếng Anh pháp lý

Morry Sofer từng nói: ‘Để có được một nghề dịch thành công, việc hiểu biết hai hay nhiều ngôn ngữ là chưa đủ, người ta cũng nên theo đuổi một lĩnh vực chuyên ngành chính như pháp luật, y học, thương mại v.v.’ (For a successful translation career, the knowledge of two or more languages is not enough. One should also pursue a major technical area, such as law, medicine, business, etc…). Tiếng Anh pháp lý có các đặc trưng ngôn ngữ mà nhiều đặc trưng này có thể gây ra các khó khăn trong thực tiễn cho người dịch pháp lý. Hai đặc trưng ngôn ngữ chính của tiếng Anh pháp lý: [1] Thuật ngữ [2] Ngữ pháp.

[a] Đặc trưng về thuật ngữ

Thứ nhất, sự khác biệt về khái niệm. Khía cạnh khó khăn nhất trong dịch tiếng Anh pháp lý là sự khác biệt hệ thống pháp lý. Sự khác biệt này sẽ cho các khái niệm pháp lý khác nhau vì vậy việc tìm một từ ngữ tương đương về mặt ngữ nghĩa cũng như tương đương về khái niệm giữa hai hệ thống pháp luật là rất khó. Các thuật ngữ như ‘common law’, ‘equity’, ‘statute law’ chỉ là ba từ trong số các ví dụ mà ở tiếng Việt không có các từ tương đương để diễn đạt các khái niệm cơ bản nhất của hệ thống pháp lý Anh dù được dịch sang tiếng Việt là ‘thông luật’, ‘luật công lý’, ‘luật thành văn’, thì cũng chỉ tương đương về nghĩa chứ không tương đương về khái niệm. Không những thế người dịch sẽ gặp khó khăn khi dịch các từ như ‘barrister’ và ‘solicitor’ vốn ở hệ thống pháp lý Việt không có những chức danh như thế vì từ đầu là ‘luật sư tư vấn cho khách hàng như soạn hợp đồng mua bán nhà, làm di chúc’, được hiểu như là ‘consultant lawyer’ từ cuối là ‘luật sư đại diện cho thân chủ để biện hộ tại toà án’, được hiểu là ‘lawyer in court’.

Thứ hai, từ phổ thông mang nghĩa chuyên ngành. Như các chuyên ngành khác, tiếng Anh pháp lý cũng mượn ở tiếng Anh phổ thông một số lượng từ vựng không nhỏ mang nghĩa chuyên ngành pháp lý như ‘act: đạo luật’, , ‘action: việc kiện cáo, tố tụng’, ‘bill: dự luật’, ‘hearing: phiên toà’, ‘execute: ký kết (hợp đồng)’‘maintenance: tiền chu cấp’, ‘consideration: tiền thưởng, tiền công’, ‘party: bên (trong một hợp đồng hoặc một vụ kiện)’,‘title: quyền sở hữu (tài sản)’, ‘instrument: văn kiện’, ‘tender: sự bỏ thầu’, ‘due diligence: thẩm định/điều tra chi tiết’, ‘rule: phán quyết, quyết định’, ‘to serve: tống đạt, gởi’.

Thứ ba, về từ cổ. Một số từ cổ như ‘hereinafter’ (trạng từ): dưới đây, sau đây, ‘darraign’ (động từ): giải quyết một lời buộc tội/tranh luận , ‘surrejoinder’ (danh từ): câu trả lời của nguyên đơn cho lời cãi của bị cáo, ‘aforesaid’/aforementioned(tính từ): vừa đề cập…v.v. rất ít được sử dụng trong tiếng Anh hiện đại nhưng lại rất phổ biến trong tiếng Anh pháp lý. Phổ biến nhất là các trạng từ ‘here’ và ‘there’ cộng với một giới từ thường làm trạng ngữ chỉ một văn bản hoặc văn kiện mà chúng xuất hiện hoặc một văn bản đang được đề cập tới.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest

Thứ tư, về từ Latinh. Do nhiều nguyên nhân lịch sử, ta thấy có khá nhiều sự hiện diện của các thuật ngữ La-tinh trong văn bản viết pháp lý. Một số thuật ngữ được dùng nhiều đến nỗi chúng trở thành tiếng Anh phổ thông như ‘ad hoc’ (đặc biệt), ‘bona fide’ (thiện ý, trung thực), ‘affidavit’ (bản khai làm chứng), ‘de facto’ (thực tế), ‘et cetera’ (vân vân). Tuy nhiên, rất nhiều từ La tinh khá lạ lẫm vì rất ít được dùng trừ trong các văn bản pháp lý như ‘ad item’ (cho mục đích của vụ kiện), ‘ad valorem’ (theo giá trị), ‘caveat emptor’ (người mua tự liệu), ‘ex parte’ (của một bên, từ một bên), ‘in curia’ (công khai tại toà), ‘ipso facto’ (chính sự việc ấy), ‘obiter dictum’ (án lệ tham khảo), ‘per diem’ (mỗi ngày), ‘post mortem’ (khám nghiệm tử thi), ‘pro bono’ (miễn phí), ‘ratio decidendi’ (án lệ bắt buộc), ‘sub judice’ (vụ đương cứu).v.v.

Thứ năm, từ nước ngoài. Một số từ mượn từ tiếng Pháp vẫn phổ biến trong tiếng Anh pháp lý như ‘accounts payable (số tiền phải trả/số tiền nợ), ‘accounts receivable’ (số tiền sẽ thu được), ‘attorney general’ (tổng chưởng lý), ‘court martial’ (toà án quân sự) và một số từ hết sức cơ bản và quen thuộc trong hệ thống tiếng Anh pháp lý nhưng thực ra có nguồn gốc từ tiếng Pháp như ‘agreement’ (hợp đồng), ‘arrest’ (bắt giữ), ‘estate’ (tài sản), ‘plaintiff’ (nguyên đơn), ‘plea’ (lời bào chữa).

Thứ sáu  về cụm giới từ. Một đặc trưng phổ biến khác nhưng lại là thách thức không nhỏ đối với người dịch pháp lý là việc sử dụng thường xuyên các cụm giới từ trong lĩnh vực pháp lý như ‘in consideration of’, ‘pursuant to’, ‘subject to’, ‘without prejudice to’, ‘with prejudice’, ‘without prejudice’.

Thứ bảy, từ đồng nghĩa/gần nghĩa. Một số trong các kết hợp đặc trưng nhất là các từ đồng nghĩa/gần đồng nghĩa kết hợp lại, lúc là ba từ (trinomials) như ‘ give, devise and bequeath’ nhưng thường là hai từ (binomials) như ‘ true and correct’. Các từ như thế có thể là danh từ ‘convenants and obligations’, động từ ‘cancel, annul and set aside’, tính từ ‘null and void’, trạng từ ‘willfully and knowingly’ và thậm chí giới từ ‘by and between’.

Thứ tám, các cặp từ chỉ mối quan hệ hỗ tương/đối lập qua cách dùng –ER/OR và –EE. Một số danh từ tận cùng bằng hậu tố -er/-or chỉ ‘người nhận /cho ai cái gì’ còn danh từ tận cùng bằng hậu tố -ee chỉ ‘người nhận’. Sau đây là các cặp từ nói trên và các ví dụ: licenser – licensee ( bên cấp phép và bên được cấp phép), lessor – lessee ( người chủ cho thuê nhà và người thuê nhà), consignor – consignee ( bên gửi hàng và bên nhận hàng), The package must be marked with the consignor’s name and address (tên và địa chỉ của người gởi hàng), The lessor (người chủ cho thuê nhà) gives the lessee (người thuê nhà) the use of a building, We have informed the consignee (bên nhận hàng) of  the delivery date.

[b] Đặc trưng về ngữ pháp

Thứ nhấ,t về cấu trúc bị động. Một đặc trưng ngữ pháp nổi bật của tiếng Anh pháp lý là việc sử dụng thường xuyên các động từ ở dạng bị động (is agreed, is made, shall be construed and governed, is construed or interpreted).

Thứ hai, về danh hóa. Các danh từ phái sinh từ động từ thường được dùng thay cho động từ như ‘to give consideration to’ thay vì ‘to consider’, ‘to be in opposition’ chứ không phải ‘to oppose’, ‘to be in agreement’, thay cho ‘to agree’...

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest

2- Một số thuật ngữ tiếng Anh pháp lý thông dụng

[a] Từ vựng pháp lý về nguồn gốc pháp luật

Civil law/Roman law: Luật Pháp-Đức/luật La mã;

Common law: Luật Anh-Mỹ/thông luật;

Napoleonic code: Bộ luật Na pô lê ông/bộ luật dân sự Pháp;

The Ten Commandments: Mười Điều Răn;

Common law: Luật Anh-Mỹ;

Equity: Luật công lý;

Statute law: Luật do nghị viện ban hành.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

[b] Từ vựng pháp lý về loại luật

Adjective law: Luật tập tục;

Admiralty Law/maritime law: Luật về hàng hải;

Blue laws/Sunday law: Luật xanh (luật cấm buôn bán ngày Chủ nhật);

Blue-sky law: Luật thiên thanh (luật bảo vệ nhà đầu tư);

Case law: Luật án lệ;

Civil law: Luật dân sự/luật hộ;

Commercial law: Luật thương mại;

Consumer law: Luật tiêu dùng;

Criminal law: Luật hình sự;

Environment law: Luật môi trường;

Family law: Luật gia đình;

Health care law: Luật y tế/luật chăm sóc sức khỏe;

Immigration law: Luật di trú;

Intellectual property law: Luật sở hữu trí tuệ;

International law: Luật quốc tế;

Land law: Luật ruộng đất;

Marriage and family: Luật hôn nhân và gia đình;

Patent law: Luật bằng sáng chế;

Real estate law: Luật bất động sản;

Substantive law: Luật hiện hành;

Tax/ Taxation) law: Luật thuế;

Tort law: Luật về tổn hại.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

[c] Từ vựng pháp lý về luật pháp và luật lệ

By-law: Luật địa phương;

Circular: Thông tư;

Decree: Nghị định, sắc lệnh;

Law: Luật, luật lệ;

Ordiance: Pháp lệnh, sắc lệnh;

Regulation: Quy định;

Rule: Quy tắc;

Standing orders: Lệnh (trong quân đội/công an);

Statute: Đạo luật.

[d] Từ vựng pháp lý về dự luật và đạo luật

Act: Đạo luật;

Bill: Dự luật;

Code: Bộ luật;

Constitution: Hiến pháp

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

[e] Từ vựng pháp lý về ba nhánh quyền lực của nhà nước và pháp lý

Executive: Bộ phận/cơ quan hành pháp;

Judiciary: Bộ phận/cơ quan tư pháp;

Legislature: Bộ phận/cơ quan lập pháp;

Executive: Thuộc hành pháp (tổng thống/thủ tướng);

Executive power: Quyền hành pháp;

Judicial: Thuộc tòa án (tòa án);

Judicial power: Quyền tư pháp;

Legislative: Thuộc lập pháp (quốc hội);

Legislative power: Quyền lập pháp.

[f] Từ vựng pháp lý về hệ thống tòa án

Court, law court, court of law: Tòa án;

Civil court: Tòa dân sự;

County court: Tòa án quận;

Court of appeal (Anh), Appellate court (Mỹ): Tòa án phúc thẩm/chung thẩm/thượng thẩm;

Court of claims: Tòa án khiếu nại;

Court of military appeal: Tòa án thượng thẩm quân sự;

Court of military review: Tòa phá án quân sự;

Court-martial: Tòa án quân sự;

Criminal court: Tòa hình sự;

Crown court: Tòa án đại hình;

Kangaroo court: Tòa án trò hề, phiên tòa chiếu lệ;

Magistrates’ court: Tòa sơ thẩm;

Military court of inquiry: Tòa án điều tra quân sự;

Police court: Tòa vi cảnh.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

[g] Từ vựng pháp lý về luật sư

Advocate: Luật sư (Tô cách lan);

Attorney at law: Luật sư hành nghề;

Attorney general: 1. Luật sư/ủy viên công tố liên bang. 2. Bộ trưởng tư pháp (Mỹ);

Attorney in fact: Luật sư đại diện pháp lý cho cá nhân;

Attorney: Luật sư (Mỹ);

Barrister: Luật sư tranh tụng;

Counsel for the defence/defence counsel: Luật sư bào chữa;

Counsel for the prosecution/prosecuting counsel: Luật sư bên nguyên;

Counsel: Luật sư;

County attorney: Luật sư/ủy viên công tố hạt;

District attorney: Luật sư/ủy viên công tố bang;

King’s counsel/Queen’s counsel: Luật sư được bổ nhiệm làm việc cho chính phủ;

Lawyer: Luật sư;

Legal practitioner: Người hành nghề luật;

Man of the court: Người hành nghề luật;

Solicitor: Luật sư tư vấn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

[h] Từ vựng pháp lý về chánh án và hội thẩm

Judge: Chánh án, quan tòa;

Jury: Ban hội thẩm, hội thẩm đoàn;

Justice of the peace: Thẩm phán hòa giải;

Justice: Thẩm phán của một tòa án, quan tòa;

Magistrate: Thẩm phán, quan tòa;

Sheriff: Quận trưởng, quận trưởng cảnh sát;

Squire: Quan tòa địa phương (Mỹ).

[i] Từ vựng pháp lý về tố tụng và biện hộ

Lawsuit: Việc tố tụng, việc kiện cáo;

(Legal/court) action: Việc kiện cáo, việc tố tụng;

(Legal) proceedings: Vụ kiện;

Litigation: Vụ kiện, kiện cáo;

Case: Vụ kiện;

Charge: Buộc tội;

Accusation: Buộc tội;

Writ [rit]: Trát, lệnh;

(Court) injunction: Lệnh tòa;

Plea: Lời bào chữa, biện hộ;

Verdict: Lời tuyên án, phán quyết;

Verdict of guilty/not guilty: Tuyên án có tội/không có tội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

[j] Từ vựng pháp lý thông dụng nhất

To appear in court: hầu tòa;

To bring a legal action against s.e: Kiện ai;

To bring an accusation against s.e: Buộc tội ai;

To bring an action against s.e: Đệ đơn kiện ai;

To bring s.e to justice: Đưa ai ra tòa;

To bring/press/prefer a charge/charges against s.e: Đưa ra lời buộc tội ai;

To bring/start/take legal proceedings against s.e: Phát đơn kiện ai;

To commit a prisoner for trial: Đưa một tội phạm ra tòa xét xử;

To go to law (against s.e): Ra tòa;

To sue s.e for sth: Kiện ai trước pháp luật;

To take s.e to court: Kiện ai.

Xem thêm: Hướng dẫn về hợp đồng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tầm quan trọng của tiếng Anh pháp lý được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Tầm quan trọng của tiếng Anh pháp lý có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tầm quan trọng của Tiếng anh pháp lý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.79430 sec| 1021.188 kb