Một số yêu cầu cho Luật sư trong hoạt động tư vấn đầu tư

17/06/2021

 

Trong hoạt động tư vấn đầu tư, Luật sư thường đóng nhiều vai trò (người tư vấn, người thương lượng, người hòa giải và người giải quyết tranh chấp), do vậy, tư vấn pháp luật về đầu tư đòi hỏi khá nhiều kiến thức và kỹ năng mang tính tổng hợp.

 

 

hoạt động tư vấn đầu tư Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Yêu cầu về kiến thức

 

 

Thứ nhất, nắm vững kiến thức pháp luật và kiến thức về kinh tế: Tư vấn pháp luật về đầu tư gắn liền với các hoạt động kinh tế, do vậy, để có thể tư vấn pháp luật về đầu tư tốt, Luật sư cần hiểu các hoạt động kinh tế của khách hàng diễn ra như thế nào. Kiến thức kinh tế còn tạo cho Luật sư một ngôn ngữ chung - ngôn ngữ kinh tế - thuận lợi cho quá trình giao tiếp và tư vấn.

 

 

Ví dụ:

 

 

Khi khách hàng là một ngân hàng tiếp xúc với Luật sư để được tư vấn đầu tư, khách hàng sẽ tin tưởng vào khả năng của Luật sư hơn nếu họ biết rằng Luật sư đó bên cạnh kiến thức, bằng cấp chuyên ngành luật, Luật sư còn am hiểu và có kiến thức chuyên ngành về nghiệp vụ ngân hàng. Điều này tương tự đối với Luật sư chuyện về tài chính, hoạt động xuất, nhập khẩu. Do đó, Luật sư nên có kiến thức căn bản về cách thức vận hành của nền kinh tế vĩ mô, vì mô nói chung, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp vận chuyển, các hoạt động ngoại hối tiền tệ, các hoạt động ngân hàng, hoạt động thương mại quốc tế. Tùy theo nghiệp vụ chính của Luật sư mà Luật sư lựa chọn trang bị thêm kỹ năng, kiến thức ngành kinh tế cho phù hợp. Những kỹ năng này có thể do tự học hoặc học thêm các khóa học về kinh tế hoặc tham gia các hiệp hội doanh nghiệp...Ngoài ra, tiêu chuẩn kinh tế cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả về các tư vấn pháp luật của Luật sư ngoài sự an toàn về pháp lý.

 

 

Thứ hai, nắm chắc đặc điểm pháp lý của các loại hình kinh doanh. Hoạt động đầu tư sẽ được triển khai thông qua một hoặc một số loại hình kinh doanh. Các loại hình kinh doanh tại Việt Nam có thể kể đến là:

 

 

(i) Cá nhân kinh doanh;

 

 

(ii)Hộ kinh doanh cá thể

 

 

(iii) Tổ hợp tác;

 

 

(iv) Các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần). Mỗi loại hình này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, Luật sư cần nắm được các ưu điểm nhược điểm của các loại hình này để tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp nhất.

 

 

Luật Đầu tư còn điều chỉnh các hoạt động đầu tư dưới hình thức hợp đồng - đầu tư không gắn với việc thành lập pháp nhân, cụ thể là hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC). Hợp đồng PPP là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư, còn hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

 

 

Theo Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng PPP khá đa dạng bao gồm: Hợp đồng dự án, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - sở hữu kinh doanh (BOO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ (BTL), hợp đồng xây dựng thuê dịch vụ chuyển giao (BLT), hợp đồng kinh doanh - quản lý (O&M).

 

 

Ngoài ra, chi nhánh, văn phòng đại diện cũng có thể đóng vai trò nhất định trong các dự án đầu tư của khách hàng, do vậy, Luật sư cũng phải nắm được đặc điểm pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện. Từ việc nắm được các tụ điểm và nhược điểm của từng loại hình kinh doanh, Luật sư có thể kết hơn các loại hình kinh doanh này để tạo ra cấu trúc đầu tư đa dạng và tối ưu hóa ưu điểm của các hình thức kinh doanh nêu trên.

 

 

Thứ ba, cần có kiến thức cơ bản về quản trị và điều hành doanh nghiệp Kiến thức về quản trị và điều hành doanh nghiệp giúp Luật sử hiểu được quá trình vận hành doanh nghiệp và từ đó hiểu được bồi cảnh khi ý kiểm tư vấn của mình được áp dụng trong thực tế. Thiếu kiến thức về quản trị và điều hành doanh nghiệp khiển các tư vấn pháp lý của Luật sư khô cứng và xa lạ với môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó hiệu quả tư vấn không cao về mặt kinh tế và khó đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng.

 

 

Yêu cầu về kỹ năng

 

 

Các kỹ năng cần đào tạo và bồi dưỡng cho Luật sư mới hành nghề, Luật sư tập sự trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đầu tư được chia thành hai nhóm kỹ năng chính, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng xã hội. Về cơ bản, có thể khái quát các yêu cầu về kỹ năng sau:

 

 

Kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn gồm:

 

 

(i) Kỹ năng phân tích và suy luận pháp lý

 

 

Kỹ năng phân tích và suy luận pháp lý là kỹ năng quan trọng nhất cho một Luật sư trong hoạt động tư vấn cũng như trong tranh tụng Để có thể đưa ra giải pháp pháp lý cho khách hàng, Luật sư sử dụng các công cụls sau: (1) 3 câu hỏi pháp lý; (ii) Mô hình IRAC; (ii) Xác định vai trò pháp lý.

 

 

(ii) Kỹ năng tư vấn

 

 

Tư vấn là quá trình thu nhận những thông tin khách quan, những tri thức hiểu biết về một lĩnh vực nhất định không xuất phát và không bị chi phối bởi các động cơ chủ quan khác nhau của người tư vấn và người cần tư vấn. Vì vậy tư vấn có thể được xem như là những lời khuyên từ một người có trình độ chuyên môn cao về một lĩnh vực nào

 

 

(iii) Kỹ năng lập hồ sơ, lưu trời hồ sơ tư vấn pháp luật.

 

 

Tuỳ theo từng loại vấn đề (vụ việc tư vấn) và từng loại đối tượng mà sử dụng kỹ cùng thời điểm, kỹ năng này trước, kỹ năng này sau. Thông thường để tiến hành tư vấn mới vụ việc, người tư vấn phải tiếp đối tượng nghiên cứu hồ sơ vụ việc); nghe các bên tranh chấp trình bảy, yêu cầu đưa ra tài liệu có liên quan đến yêu cầu tư vấn.Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành xem xét, xác minh vụ việc tra cứu tài liệu pháp luật, tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, vận dụng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm cuộc sống để tư vấn, giải thích, hướng dẫn đối tượng ứng xử phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

 

 

Bên cạnh yêu cầu hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cần thiết Luật sư phải trang bị các kỹ năng xã hội. Nhóm kỹ năng xã hội bao gồm các kỹ năng:

 

 

(i) Kỹ năng giao tiếp: Ngoại ngữ là điều kiện cơ bản; Giao tiếp tốt, linh động, sáng tạo và không định kiến trong giao tiếp;

 

 

(ii) Kỹ năng thương lượng

 

 

(iii) Kỹ năng tổ chức và quản lý công việc pháp lý.

 

0 bình luận, đánh giá về Một số yêu cầu cho Luật sư trong hoạt động tư vấn đầu tư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.31185 sec| 954.359 kb