Luật sư nói gì về tư vấn pháp luật đầu tư

17/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Tư vấn pháp luật về đầu tư là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động tư vấn của Luật sư. Ý kiến tư vấn của luật sư sẽ giúp các nhà đầu tư có được định hướng đúng, đầu tư an toàn. Để tư vấn pháp luật đầu tư hiệu quả, Luật sư cần chú ý đến đặc điểm môi trường hành nghề nêu trong bài viết dưới đây.

1- Vai trò của Luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật về đầu tư

Khái niệm đầu tư không có nói là cụ thể và thường mang tính quy trước, nên rất khó xác định được giới hạn của hoạt động tư vấn pháp luật về đầu tư: Tư vấn đầu tư có thể được hiểu là việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ về pháp lý của Luật sư cho nhà đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư triển khai, vận hành và chấm dứt dự án đầu tư: Công việc cụ thể của Luật sư có thể bao gồm:

(i) Tư vấn pháp luật: cung cấp thông tin, giải thích pháp luật theo yêu cầu;

(ii) Hướng dẫn, thay mặt khách hàng làm việc với các đối tác liên quan đến hoạt động đầu tư;

(iii) Soạn thảo các hồ sơ và tài liệu liên quan đến hoạt động đầu tư của khách hàng;

(iv) Tham gia giải quyết các tranh chấp về đầu

(v) Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.

Mục tiêu của hoạt động tư vấn pháp luật về đầu tư không đơn thuần là cung cấp thông tin pháp luật về đầu tư mà là cung cấp giải pháp pháp lý để khách hàng đạt được lợi ích kinh tế tối ưu trong khuôn khổ pháp luật. Trong quan hệ với đối tác, giải pháp pháp lý mà Luật sư tư vấn cho khách hàng phải là giải pháp mà các bên cùng có lợi ích và cùng cảm thấy hài lòng (win-win) chứ không đơn giản là chỉ bảo vệ quyền lợi của một bên (win-lose). Lý do dễ hiểu là không một doanh nhân nào tham gia vào các giao dịch nếu họ không thu được lợi ích từ giao dịch đó.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Đặc điểm môi trường hành nghề của Luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật về đầu tư

[a] Rủi ro

Đầu tư luôn gắn với rủi ro – đó là đặc điểm nổi bật trong môi trường hành nghề của Luật sư tư vấn. Dự án đầu tư chỉ là những tính toán màng anh dự báo và không bao giờ chắc chắn đúng trong thực tế, do vậy, phạm vị tư vấn của Luật sư là rất rộng và dễ gặp rủi ro về pháp lý.

Ngoài ra, so với hoạt động tranh tụng, kết quả vụ việc sẽ do các cơ quan tố tụng quyết định (như Tòa án là cơ quan quyết định kết quả cuối cùng của các vụ việc hoặc vụ án), trong tư vấn đầu tư, khách hàng sẽ là người quyết định chọn lựa phương án đầu tư (dựa theo sự tư vấn của Luật sư), do vậy, ý kiến tư vấn của Luật sư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc của khách hàng. Ở góc độ đó, tính rủi ro trong hoạt động tư vấn đầu tư có thể xem là cao hơn hơn trong tranh tụng trực tiếp.

[b] Khác biệt văn hóa

Các đối tác trong hoạt động đầu tư đến từ nhiều nơi với những nền văn hóa khác nhau, ngay giữa các nhà đầu tư Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa vùng miền khác nhau. Do vậy, khác biệt văn hóa là yếu tố quan trọng trong các công việc về đầu tư, nhất là khi các đối tác có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Các khác biệt ấy có thể thể hiện ra ở quá trình suy nghĩ và tư duy, kỳ vọng, phong cách làm việc, cách thức giao tiếp, cách giải quyết vấn đề. Luật sư không những phải nhận biết được các khác biệt này mà còn phải dự đoán hậu quả của những khác biệt đó, giải thích cho các bên về sự khác biệt ấy để các bên hiểu nhau hơn và từ đó tạo ra môi trường làm việc thuận lại cho các bên.

[c] Xung đột pháp luật

Trong hoạt động đầu tư, nhất là đầu tư có yếu tố nước ngoài, sẽ có hơn 01 hệ thống pháp luật có thể được áp dụng. Do vậy, sự xung đột pháp luật là điều hiển nhiên, thậm chí, trong bản thân hệ thống pháp luật của một quốc gia, cũng có thể có những mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản pháp luật. Vậy nên sự cẩn trọng luôn là tiêu chí của bất cứ ý kiến pháp lý nào được đưa ra trong hoạt động đầu tư.

[d] Tư duy của doanh nhân

Luôn có sự khác biệt giữa cách tư duy của Luật sư và tư duy của doanh nhân, mà trong tư vấn đầu tư, khác biệt đó được biểu hiện rất rõ hết. Doanh nhân coi rủi ro là một phần tất yếu trong bất cứ hoạt động đầu tư nào, tất nhiên, tùy theo cách đánh giá và mức độ chấp nhận rủi thường rất ro của doanh nhân cụ thể. Trong một dự án mà khả năng thất bại là 90%, thì một doanh nhân vẫn có thể chấp nhận thực hiện theo phương châm “rui ro cao thì lợi nhuận cao”, nhưng Luật sư ghét rủi ro và chắc chắn Luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng không thực hiện dự án đó.

Do vậy, Luật sư và khách hàng cần thảo luận để đạt được sự đồng thuận trong việc đánh giá và chấp nhận rủi ro theo hướng khách hàng cần được thông tin tất cả các rủi ro gắn liền với hoạt động đầu tư, kinh doanh trong thời điểm hiện tại và trong tương lại có thể dự báo được, qua đó khách hàng đánh giá chi phí và lợi ích của việc chấp nhận rủi ro để đưa ra quyết định một cách cẩn trọng khi đầu tư. Về phía Luật sư cần có nghĩa vụ thông tin, dự báo các rủi ro có thể thấy được cho khách hàng. Sau cùng, không phải Luật sư mà khách hàng mới là người đưa ra quyết định cuối cùng về việc có triển khai dự án đầu tư hay không.

[đ] Áp lực kinh doanh

Khách hàng là các doanh nhân hoạt động trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt. Áp lực về doanh thu, lợi nhuận, tiết giảm chi phí, phát triển thị trường, thời gian... mà khách hàng gặp phải sẽ gián tiếp được đẩy sang tay của Luật sư tư vấn. Do vậy, yêu cầu đáp ứng thời hạn (deadline) là yêu cầu thường xuyên của khách hàng đối với Luật sư. Vì thế trước khi nhận bất cứ việc nào của khách hàng, Luật sư cần làm rõ tính khẩn cấp và thời hạn mà khách hàng yêu cầu. Trong trường hợp, cân nhắc thấy không thể đáp ứng được thời hạn mà khách hàng yêu cầu, Luật sư cần từ chối yêu cầu đó hoặc đề nghị gia hạn thời hạn trước khi nhận việc. Và khi đã nhận việc, về nguyên tắc, Luật sư phải bảo đảm thời hạn đã cam kết.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Luật sư nói về tư vấn pháp luật đầu tư trong lĩnh vực pháp luật đầu tư  được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Luật sư nói về tư vấn pháp luật đầu tư có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Luật sư nói gì về tư vấn pháp luật đầu tư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.52690 sec| 962.766 kb