Lý do đầu tư vào một nhượng quyền

11/03/2023
Giờ đây, khi đã biết một chút về lịch sử nhượng quyền kinh doanh, và điều gì làm nên một nhượng quyền công thức kinh doanh, thì đã đến lúc chúng ta cần xem xét tại sao nên đầu tư vào một nhượng quyền. Có thể một nhượng quyền rất “đắt đỏ”; tuy nhiên, để đánh giá đúng khoản đầu tư phải cân bằng giữa rủi ro tài chính và lợi nhuận dự kiến, cũng như cân nhắc về những gì bạn sẽ nhận được với số tiền đã bỏ ra.

1- So sánh đầu tư nhượng quyền với các loại hình đầu tư khác

Điều đầu tiên cần xem xét khi quyết định liệu một nhượng quyền có thích hợp với bạn hay không là so sánh những khoản lợi nhuận bạn có thể nhận được từ một nhượng quyền với những khoản lợi nhuận bạn co the nhận được từ các loại hình đầu tư khác, hay với việc khởi sự kinh doanh của chính bạn.

Thường thì, đa số mọi người sẽ nhìn vào hai điểm khi đánh giá một khoản đầu tư:

- Lợi nhuận đầu tư: Khoản lợi nhuận thường xuyên mà bạn nhận được từ khoản đâu tư. Đó có thể là cổ tức hay tiền cho thuê bất động sản. Đối với một doanh nghiệp, đây là khoản lợi nhuận hằng năm do doanh nghiệp làm ra.

- Tăng trưởng vốn (tài sản): Ngoài lợi nhuận đầu tư, bạn thường kỳ vọng giá trị của khoản đầu tư tăng lên trong tương laì cùng các tài sản tương tự khác. Đó có thể là một sự gia tăng giá cổ phiêu đối với một cồng ty được niêm yết, hay tăng giá trị tài sản đối với bẩt động sản cho thuê. Đối với một doanh nghiệp, đó sẽ là giá trị bán lại.

Vì vậy, khi cân nhắc có nên đầu tư vào một nhượng quyền hay không, bạn cần nhìn vào cả “lợi nhuận đầu tư” dự kiến - lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ thu được; và ‘tăng trưởng vốn” - tài sản cuối cùng bạn sê bán khi quyết định rời khỏi nhượng quyền đó.

Một khi đã hiểu được lợi nhuận tiềm năng, từ cả góc nhìn năng suất lẫn góc nhìn tài sản, thì bạn có thể sử dụng những số liệu thống kê này để so sánh khoản đầu tư tiềm năng của bạn với các loại hình đầu tư khác, kể cả việc bắt đầu một doanh nghiệp tương tự nằm ngoài mô hình nhượng quyền.

2- Ưu và nhược điểm của việc đầu tư vào nhượng quyền

Có một số lợi thế rất rõ ràng và những nhược điểm tiềm tàng của việc đầu tư vào một nhượng quyền công thức kinh doanh:

2.1- Ưu điểm

Mô hình kinh doanh và thương hiệu, đã được kiểm chứng - Bằng cách gia nhập một nhượng quyền, bạn đang áp dụng mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng thành công. Trong trường hợp các mạng lưới nhượng quyền có uy tín, bạn cũng có thể mua một thương hiệu nổi tiếng ở khu vực hoặc quốc gia. Nói ngắn gọn, bên mua nhượng quyền McDonalds có thể mở chi nhánh ở gẩn như bất kỳ thị trấn nào tại Anh và được nhận diện thương hiệu ngay từ ngày đầu tiên, không giống như một công ty khởi nghiệp đồ ăn nhanh độc lập.

Đội ngũ hỗ trợ giàu kinh nghiệm - Bên bán nhượng quyền sẽ có trách nhiệm hỗ trợ về khía cạnh kinh doanh, và khi bên bán nhượng quyền trở nên vững mạnh hơn, họ sẽ có xu hướng tuyển các quản lý nhượng quyền trong khu vực để cung cấp lời khuyên và hỗ trợ thực tế. Vì bên mua nhượng quyền sẽ thu được lợi ích riêng khi bên nhận thành công, đặc biệt là nếu họ nhận được MSF theo tỷ lệ phần trăm, nên họ có động lực giúp bạn phát triển doanh nghiệp, bán được nhiều hàng hơn và cuối cùng là tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

Giảm thiểu nguy cơ - Như đã nhắc ở trên, mô hình kinh doanh này đã được kiểm nghiệm, và xét về mặt lý thuyêt, lợi ích chính của việc này là rủi ro bạn gặp phải trong vai trò một nhà đẩu tư sẽ thấp hơn so với việc đầu tư vào một doanh nghiệp khởi nghiệp. Đơn giản là vì bạn đã có một bản kế hoạch chi tiểt (tài liệu hướng dẫn vận hành) đã được kiểm chứng và sẽ thu được lợi ích kinh doanh từ kinh nghiệm của bên bán nhượng quyền.

Kiểm soát được tiềm năng thu nhập - Không giống như việc góp cổ phần vào các doanh nghiệp đã được niêm yết trên sàn chứng khoản và nhưng tài sản cho thuê, bạn sẽ đầu tư trực tiếp vào hiệu quả kinh doanh của chính mình, dù là ở cấp độ điều hành (thông qua việc dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động điều hành doanh nghiệp) hay ở cấp độ quản lý/chiến lược.

2.2- Nhược điểm

Tín nhiệm đối với bên mua nhượng quyền - Đa phần nhượng quyền công thức kinh doanh đều đòi hỏi một mức độ đóng góp nào đó từ bên mua nhượng quyền, do đó, nhượng quyền kiểu này không thể được xem là đầu tư "’chia khóa trao tay” thật sự, Vì vậy, rủi ro tiềm tàng là không thể tiến hành suôn sẻ công việc, gây ảnh hưởng đến khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh – những khoản đầu tư truyền thống như góp cổ phần trong các doanh nghiệp được niêm yết và bất động sản cho thuê vẫn sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận mà không cần bạn phải đóng góp trực tiếp.

Các loại phí tổn gia nhập - Mỗi nhượng quyền đều yêu cầu một khoản gia nhập, bao gồm phí nhượng quyền và vốn lưu động ban đầu, có vẻ cao hơn khoản đầu tư tối thiểu cần có để khởi nghiệp hoặc khoản đầu tư tối thiểu cần có để khởi nghiệp hoặc khoản đầu tư tối thiểu cần có để tham gia thị trường chứng khoán.

Những hạn chế về thương mại và khu vực hoạt động - Khi kinh doanh dưới danh nghĩa đơn vị nhượng quyền, bạn sẽ phải tuận theo các giao ước khác nhau đã được đưa ra trong thỏa thuận nhượng quyền. Chúng sẽ bao gồm các yêu cầu về hoạt động (chẳng hạn, bạn có thể được yêu cầu phải hoạt động vào những thời điểm cụ thể, hay chỉ được cung cấp một số sản phẩm nhất định); đi kèm với những hạn chế, đặc biệt là khi bạn được giao một khu vực riêng. Những hạn chế này thường là vì lợi ích của toàn bộ hệ thống, xét theo cả khía cạnh danh tiếng lẫn khía cạnh thương mại; tuy nhiên, là chủ một doanh nghiệp độc lập, bạn vẫn có thể điều hành hoạt động mà không cần lo về những vấn đề này.

3- Thị trường vốn

Một trong những lợí thế chính của việc đấu tư vào nhượng quyền chưa được đề cập đến ở trên là sự sẵn lòng hõ trợ của các ngân hàng lớn cho mô hình kinh doanh này. Từ quan điểm của các ngân hàng, một doanh nghiệp được vận hành theo mô hình nhượng quyến gập ít rủi ro hơn các doanh nghiộp khởi nghiệp nói chung.

Nói một cách ngắn gọn, tùy vào nguồn thống kê, có ít nhất 50% các doanh nghiệp thất bại trong 5 năm đầu (thời hạn trung bình của một thỏa thuận nhượng quyền). Đây là tỷ lệ thất bại cao hơn khá nhiều so với ngành công nghiệp nhượng quyền. Theo báo cáo của NatWest/ bfa Franchise Survey năm 2015, có đến 97% các bên mua nhượng quyền cho thấy khả năng sinh lời. Nguyên nhân là nhờ những lợi thế đã được đề cập đến ở trên, trong đó bạn nhận được một bản kế hoạch chi tiết đâ được kiểm chứng, có khả năng mang lại hiệu quả ở một khu vực trước đó.

Điều này mang lại cho ngành nhượng quyền các điều khoản vay ngân hàng tốt hơn so với các doanh nghiệp không phải nhượng quyền. Nhìn chung, các ngân hàng thèm muốn có một chân trong ngành nhượng quyền sẽ cung cấp 70% yêu cầu vốn cho một thương hiện nhượng quyền nổi tiếng và có uy tín, so với 50% yêu cầu vốn cho một doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung.

4- Bạn nhận được gì từ số tiền đã bỏ ra?

Mỗi nhượng quyền có một mức độ đẩu tư khác nhau, và đổi lại, mỗi nhượng quyền lại cung cấp một loại gói khác nhau cho các bên mua nhượng quyền mới. Tôi đã thấy nhiều gói nhượng quyền, từ những mạng lưới chỉ cung cấp mức tối thiểu để khởi nghiệp, cho đến những mạng lưới cố gắng bao gồm mọi khoản chi phí mà doanh nghiệp có thể phải chịu trong năm đầu tiên.

Theo nguyên tắc chung, tôi hy vọng bên mua nhượng quyền phải nhân được ít nhất là những điểu sau:

Giấy phép sử dụng thương hiệu và hệ thống - Đây là “gói” cơ bản mà bên mua nhượng quyền mua lại từ bên bán nhượng quyền.

Cẩm nang hướng dẫn vận hành - Bất kỳ mạng lưới nhượng quyến có uy tín nào cũng sẽ có một cẩm nang hướng dẫn vận hành để bên mua nhượng quyền tham khảo. Nó sẽ bao góm các quy trỉnh thực tế thường ngày mà bên mua nhượng quyền cần làm theo, và là bản kế hoạch” được nhắc đến ở trên.

Quyển truy cập vào các hệ thống vận hành - Đa số các mạng lưới nhượng quyền ngày nay đều có các hệ thống được vi tính hóa để giúp bên mua nhượng quyền tự động hóa một phần hoạt động kinh doanh của mình (như hệ thống CRM) và bất kỳ bên mua nhượng quyền mới nào của mạng lưới cũng cần được quyền truy cập vào các hệ thống này, như một phần trong gói đầu tư của họ.

Các tài liệu marketing - ít ra thì bên bán nhượng quyền nên cung cấp logo và các mẫu tài liệu marketing cho bất kỳ bên mua nhượng quyền nào để hỗ trợ họ trong việc triển khai.

Quyền tiếp cận các nhà cung cấp được ưu tiên và chỉ định - Đa số các hệ thống nhượng quyền sẽ có danh mục các nhà cung cấp cần ưu tiên, những người sẽ cung cấp sản phẩm và dịch vụ với mức giá đã được thương lượng cùng bên mua nhượng quyền.

5- Lợi nhuận kỳ vọng từ nhượng quyền

Như đã đế cập ở trôn, bạn có thổ thu được lợi nhuận từ bất kỳ vụ đẩu tư nào theo hai cách: lợi tức đẩu tư và tăng trưởng vốn. Trong nhượng quyền, tôi thường kỳ vọng bên mua nhượng quyền sẽ mang lại lợi nhuận từ năm thứ hai trở đi; dù điếu này còn tùy thuộc vào từng loại hình nhượng quyền và mức độ tham gia của bên mua nhượng quyền.
Khí tính đến khả năng sinh lời của một nhượng quyền, bạn phải tính đến mức lương hợp lý cho người làm “công việc” của bên mua nhượng quyền, và lấy tổng lợí nhuận trừ đi khoản này để ra được lợi nhuận cơ bản từ hoạt động kinh doanh của bạn.

Bất kì sự tăng trưởng vốn nào cũng đều được quy về thời điểm nhượng quyền kết thúc, lý tưởng nhất là thông qua một cuộc bán lại cho bên mua nhượng quyền mới. Nhượng quyến được định giá khá giống cách định các doanh nghiệp khác, dù thường chỉ có báo cáo theo dõi các cuộc bán lại nhượng quyến trong các mạng lưới hoàn thiện, nghĩa là bạn cần có các doanh nghiệp có thể đổi chiếu được để giúp thiết lập giá trị bán lại.

0 bình luận, đánh giá về Lý do đầu tư vào một nhượng quyền

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.87052 sec| 972.102 kb