Ảnh hưởng của môi trường đến hình thành tội phạm

30/03/2023
Nguyễn Thị Thu Hồng
Nguyễn Thị Thu Hồng
Những nhân tố không thuận lợi từ môi trường sống có thể tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân, là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thình thành tội phạm.

1- Khái quát chung về môi trường hình thành tội phạm

Việc hình thành hành vi tuân thủ pháp luật của nhân cách trong quá trình xã hội hóa pháp luật là mục tiêu đáng được mong đợi, song trong quá trình xã hội hóa pháp luật có thể xuất hiện những lệch chuẩn xã hội tiêu cực từ những việc vi phạm nhỏ cho đến hành động gây ra tội ác. Những khiếm khuyết trong cấu trúc của giao tiếp, trong sự kiểm soát xã hội, trong việc thực hiện các chức năng xã hội cũng như sự biến dạng cấu trúc các nhu cầu của nhân cách là các yếu tố mầm mống tội phạm nguy hiểm nhất của quá trình xã hội hóa . Nguy hiểm nhất là những khiếm khuyết ở lứa tuổi thiếu nhi và vị thành niên, khi các cơ sở của nhân cách đang được hình thành. Mọi người đều biết rằng nhân tố quan trọng nhất của quá trình xã hội hóa pháp luật ở tuổi này chính là gia đình, trường học, bạn bè cùng trang lứa.

Có một sơ đồ chung minh họa quá trình phi đạo đức hóa và sau đó dẫn đến việc tội phạm hóa (các khiếm khuyết của xã hội hóa ) trẻ em và vị thành niên: 

- Những xung đột với cha mẹ ( các khiếm khuyết trong xã hội hóa gia đình);

- Những khó khăn và thất bại ở trường học (những khiếm khuyết của xã hội hóa trong trường học);

- Những liên hệ và sự gần gũi với những bạn cùng lứa có những biểu hiện phi đạo đức (những khiếm khuyết của việc xã hội hóa trong các nhóm cùng trang lứa).

Việc mất đi các ảnh hưởng tích cực của gia đình, những thất bại trong trường học và việc gần gũi với nhóm bạn cùng lứa tiêu cực có thể có trình tự khác nhau nhưng hầu như ở tất cả các trường hợp xảy ra trước những hành vi chống xã hội của trẻ vị thành niên đều có sự tương tác của ba yếu tố này. Gia đình, trường học và các nhóm bạn bè cùng trang lứa là môi trường tự nhiên cho tất cả các trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Đó là những yếu tố quan trọng nhất xã hội hóa nhân cách trẻ vị thành niên. Ở đây gia đình có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành con người bởi vì tác động của nó đối với nhân cách luôn có tính đa dạng và toàn diện.

Khi xem xét nguồn gốc của hành vi phạm tội, một số nhà tâm lý học cho rằng, sinh vật là yếu tố quyết định, do đó, mầm mống tội phạm định sẵn trong gien, trong con người từ lúc mới sinh ra và nó sẽ được biểu hiện ra bên ngoài khi gặp điều kiện thích hợp. Vậy, tội phạm được sinh ra (đẻ ra) không phải được hình thành.

Một số nhà tâm lý học khác lại cho rằng: hành vi phạm tội xuất hiện trong xã hội là do con người có bản tính ít biến đổi nên không có khả năng thích ứng kịp thời với sự biến đổi mạnh mẽ, phức tạp của nền văn minh xã hội.

Theo quan niệm tâm lý học mác xít, tội phạm là một hiện tượng xã hội, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của chế độ tư hữu, sự phân chia xã hội thành giai cấp đối kháng, sự hình thành nhà nước và pháp luật. Do đó, tội phạm mang tính giai cấp, tính lịch sử. Môi trường tiêu cực là nguồn gốc của tâm lý tiêu cực nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng.

Sự hình thành, phát triển nhân cách cá nhân với tính chất là thực thể của xã hội bắt đầu từ khi con người đứợc sinh ra và trải qua hàng loạt các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều có những nhân tố thuận lợi và không thuận lợi từ môi trường sống (với mức độ khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể).

Những nhân tố tác động có thể ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân bao gồm: (1) Bản thân con người đó; (2) Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường .xuyên như: gia đình; trường học; nơi làm việc, cư trú, sinh sống... (3) Môi trường xã hội vĩ mô như: chính sách, pháp luật, phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh, truyện, báo chí; tác động ảnh hưởng của những hiện tượng tiêu cực trong xã hội mà người phạm tội chứng kiến hoặc nghe kể, vấn đề thất nghiệp, bất bình đẳng trong xã hội...

Trong phạm vi của mục này, chỉ giới hạn những nhân tố (không thuận lợi) từ môi trường sống có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Cụ thể là: (1) Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên, và: (2) Môi trường xã hội vĩ mô.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các tiểu môi trường cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên ảnh hưởng đến hình thành tội phạm

Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên bao gồm:

[a] Môi trường gia đình: 

Gia đình có ảnh hưởng nhất trong việc hình thành nhân cách cá nhân trong thời kỷ thơ ấu. Trong gia đình, đứa trẻ bắt đầu học hỏi, bắt chước hành vi (bao gồm cà hành vi tốt cũng như hành vi xấu) từ các thành viên trong gia đình mà nó có dịp quan sát. Thông thường, quá trình học hỏi, bắt chước hành vi xấu của trẻ diễn ra nhanh hơn, dễ dàng hơn so với bắt chước hành vi tốt. Càng lớn, đứa trẻ càng có khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi, bắt chước dần dần mở rộng phạm vi không còn dừng lại ở các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu vươn ra bên ngoài, tuy nhiên nhận thức, lối sống của trẻ vẫn mang dấu ấn của việc ảnh hưởng từ các thành viên trong gia đình.

Do đó, nếu đứa trẻ sống trong môi trường gia đình an toàn, lành mạnh luôn chú trọng giáo dục nhân cách cho trẻ, hướng trẻ sống thiện, trung thực, nhân hậu, vươn lên trong học tập, công việc thì sẽ hạn chế hiệu quả việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, sống trong môi trường gia đình không an toàn, không lành mạnh thì có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân.

Có thể kể ra một số nhân tố có thể tác động đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân:

  • Cha và (hoặc) mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, để mặc con cái phát triển tự nhiên hoặc phó thác việc giáo dục trẻ cho nhà trường và xã hội. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện sai trái đã không uốn nắn kịp thời mà vẫn thờ ơ, không quan tâm, thậm chí còn dung túng.
  • Cha và (hoặc) mẹ quá nuông chiều hoặc quá hà khắc trong giáo dục con cái đều có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
  • Cha và (hoặc) mẹ không gưong mẫu trong lối sống như có hành vi phạm tội, sa đà vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm hoặc có lối sống quá thực dụng chỉ biết coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ các giá trị đạo đức; hoặc đứa trẻ lớn lên trong gia đình mà bạo lực gia đình luôn tồn tại...
  • Cha và (hoặc) mẹ dạy con lối sống thực dụng, thậm chí xúi giục, dụ dỗ, ép buộc con cái vào con đường phạm tội.
  • Các nhân tố khác như: trong gia đình có nhiều thành viên phạm tội, cha và (hoặc) mẹ ngoại tình; đứa trẻ lớn lên trong môi trường thiếu cả cha mẹ hoặc thiểu cha (thiếu mẹ), trong gia đình có nhiều thành viên ưa lối hành xử bạo lực, côn đồ, ngang ngược.

[b] Môi trường trường học:

Quá trình lớn lên và dần trưởng thành, con người ta càng có khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi của cá nhân dần dần mở rộng phạm vi, không còn dừng lại ờ các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu sang môi trường khác trong đó có môi trường trường học. Do đó, nếu trong môi trường trường học tồn tại nhiều nhân tố không lành mạnh thì những nhân tố này cũng có thể ảnh hưởng đên quá trình hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Những nhân tố không lành mạnh đó có thể kể đến như:

  • Kỷ luật nhà trường lỏng lẻo, không nghiêm, việc xử lý những biểu hiện sai trái trong học sinh (hoặc sinh viên) còn chưa triệt để dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường có nguy cơ lan rộng. Điều này có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc suy giảm, thậm chí mất niềm tin vào sự công bằng trong nhà trường của các em làm cho một số em chán nản, sa sút học hành, dễ bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động tiêu cực, không lành mạnh.
  • Kết bạn, giao du với bạn bè xấu (những đối tượng lười học, ham ăn chơi, đua đòi, hay bỏ học, hỗn láo với thày cô giáo và bố mẹ, sa đà vào tệ nạn xã hội...). Do kết bạn, giao tiếp thường xuyên với những đối tượng này, đứa trẻ dần dần ảnh hưởng và có thể bị tiêm nhiễm và bắt chước những hành vi xấu của những đối tượng này như thường xuyên bỏ học, tụ tập ăn chơi, về nhà hỗn láo với bố mẹ, bỏ nhà đi hoang... và dần dần đi vào con đường phạm tội.
  • Một số ít cán bộ, giáo viên trong nhà trường không gương mẫu trong lối sống, thiếu đạo đức trong hành xử với học sinh (hoặc sinh viên), thậm chí lôi kéo các em vào lối sống không lành mạnh hoặc vào con đường phạm tội như có hành vi dụ dỗ học sinh nữ vào quan hệ tình dục khi các em còn nhỏ tuổi, dụ dỗ các em môi giới mại dâm...

[c] Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú:

Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhận thức, năng lực chuyên môn, lối sống cũng như những phẩm chất đạo đức cá nhân.

Nếu sống trong môi trường tập thể hoặc nơi cư trú lành mạnh, an toàn, mọi người biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, không có tệ nạn xã hội và tội phạm hoành hành, mọi người biết chí thú làm ăn, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thì có thể nói đây là môi trường thuận lợi có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách đúng đắn của cá nhân và hạn chế sự phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, nếu sống trong môi trường có chứa đựng nhiều nhân tố tiêu cực như có nhiều người sống bê tha, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè, đánh lộn nhau thậm chí sa đà vào ma tuý, mại dâm, phạm tội thì đây thực sự là môi trường xấu tiềm ẩn nguy cơ lôi kéo, tác động đến những người thiếu bản lĩnh, không vững vàng dễ sa ngã trước cái xấu, cái tiêu cực của đời sống xã hội, từ đó có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Môi trường xã hội vĩ mô ảnh hưởng đến hình thành tội phạm

Môi trường xã hội vĩ mô cũng có vai trò quan trọng trong việc tác động hình thành và phát triển nhận thức, lối sống, quan điểm của cá nhân. Có thể liệt kê một số nhân tố sau:

- Tác động từ sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, vấn đề thất nghiệp, đói nghèo, bất bình đẳng xã hội...

- Tác động của chính sách, pháp luật: Nhân tố không thuận lợi từ chính sách, pháp luật được coi là nguyên nhân phát sinh tội phạm có thể là do quy định của chính sách, pháp luật còn lỏng lẻo, sơ hở, chưa chặt chẽ hoặc không công bằng, thiếu thoả đáng... Ví dụ: Quy định về quản lí tài sản công lỏng lẻo có thể làm cho cá nhân nảy sinh lòng tham và có hanh vi chiêm đoạt tài sản công.

- Họat động của các cơ quan quản lí trong các lĩnh vực còn chưa đồng bộ, thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm, tội phạm còn chưa thực sự hiệu quả. Ví dụ: Việc không kiểm soát chặt chẽ phim ảnh bạo lực, khiêu dâm có thể ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành phát triển nhân cách của những đối tượng thường xuyên xem những bộ phim kiểu này, dẫn đến hình thành nhân cách lệch lạc cá nhân.

- Các nhân tố khác như tác động từ phong tục, tập quán lạc hậu, tác động từ trào lưu văn hoá ngoại lai không lành mạnh.

Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Ảnh hưởng của môi trường đến hình thành tội phạm được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Ảnh hưởng của môi trường đến hình thành tội phạm có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Ảnh hưởng của môi trường đến hình thành tội phạm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17933 sec| 995.086 kb