Một số vấn đề pháp lý về mô hình Công ty mẹ - Công ty con

23/02/2023
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là mô hình mà trong đó có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty độc lập với nhau, có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa công ty mẹ và công ty con vẫn mối quan hệ ràng buộc về quyền hạn và trách nhiệm với nhau.

I- KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ, CÔNG TY CON 

1-  Khái niệm mô hình công ty mẹ - công ty con

Mô hình công ty mẹ - công ty con là một nhóm các công ty độc lập về mặt pháp lí, trong đó một công ty đóng vai trò chi phối toàn bộ nhóm (công ty mẹ) và các công ty bị chi phối (công ty con).

Công ty mẹ trong nhóm công ty có thể chi phối công ty con về vốn, về quản lý hoặc về chiến lược phát triển công ty. Cụ thể:

Thứ nhất, chỉ phối về tài chính, công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty con;

Thứ hai, chỉ phối về bộ máy quản lý, công ty mẹ có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cà thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty con;

Thứ ba, chì phối về to chức hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty mẹ cố quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty con. 

2-  Đặc điểm mô hình công ty mẹ - công ty con

Thứ nhất, mô hình công ty mẹ - công ty con được xây dựng trên cơ sở quyền chi phối của công ty mẹ đối với hoạt động của công ty con. Công ty mẹ giữ quyền chi phối điều hành các hoạt động của công ty con. Công ty con, tham gia vào nhóm, độc lập về pháp lí nhưng bị hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính. Các công ty con buộc phải tuân theo những quy định cứng, thống nhất trong toàn bộ nhóm. Quan hệ chi phối được hình thành thông qua các hoạt động cụ thể sau:

i) Quyền chi phối thông qua đầu tư góp vốn.

Quyền chi phối thông qua đầu tư góp vốn là liên kết hình thành từ hoạt động góp vốn của công ty mẹ vào công ty con. Phần vốn góp của công ty mẹ chiếm tỉ lệ trong vốn điều lệ của công ty con đủ để chi phối hoạt động của công ty con. về bản chất, công ty mẹ chính là cổ đông, thành viên góp vốn của công ty con, tuy nhiên cồ đông, thành viên này giữ quyền chi phối trong công ty con. Công ty mẹ có thể chi phối toàn bộ hoặc một phần hoạt động của công ty con tùy thuộc vào phần vốn góp mà công ty mẹ nắm giữ. Theo lẽ thường, tỉ lệ vốn để công ty mẹ chi phối công ty con được xác định là quá bán cho dù thực tế không phải trường hợp nào cũng như vậy.

ii) Quyền chi phối thông qua việc kiểm soát hoạt động công ty

Quyền chi phối thông qua việc kiểm soát hoạt động công ty là hình thức công ty mẹ cử đa số người vào ban điều hành công ty con, chi phối hoặc quyết định phương thức kinh doanh công ty con. Việc cử người quản lý từ công ty mẹ vào ban điều hành của công ty con có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong trường hợp trực tiếp, công ty con chấp nhận những điều kiện để trở thành thành viên tập đoàn, cho phép công ty mẹ được bổ nhiệm các chức danh quản lý quan trọng của công ty, công ty mẹ được quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty bị chi phối. Việc chấp nhận điều kiện này tạo cho công ty con cơ hội gia nhập tập đoàn, từ đó được hưởng lợi ích từ tập đoàn. Trong trường hợp gián tiếp, công ty mẹ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty con nhưng chưa ở mức chi phối, tuy nhiên sau khi bầu ban điều hành, với số cổ phần, phần vốn góp nắm giữ công ty mẹ vẫn cử được đa số thành viên trong ban điều hành công ty con.

Thứ hai, công ty mẹ, công ty con đều là các pháp nhân độc lập, bình đẳng trước pháp luật, có tài sản riêng, tự mình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm đối với

hoạt động kinh doanh của mình. Trong trường họp, công ty mẹ hay công ty con phá sản, các công ty trong nhóm công ty không phải chịu các loại trách nhiệm liên đới. về nguyên tắc, công ty mẹ được quyền chi phối hoạt động của công ty con, nhưng không được vượt quá thẩm quyền và phạm vi cho phép. Công ty con doanh chung của nhóm công ty. Công ty con có thể áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị công ty mẹ can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, mô hình công ty mẹ - công ty con có nhiều cấp. cấp một gồm công ty chi phối ban đầu (công ty mẹ) có các công ty bị chi phối (các công ty con cấp một), cấp hai bao gồm công ty chi phối (là công ty con cấp một) có các công ty bị chi phối (các công ty con cấp hai), V.V.. số cấp trong mô hình công ty mẹ - công ty con có thể bị giới hạn để đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của công ty mẹ. Các công ty mẹ, công ty con cấp một, công ty con cấp hai, V.V.. có thể mang chung thành tố trong tên của công ty mẹ ban đầu, thành tố này trở thành nhãn hiệu hoặc thương hiệu tập đoàn. Các công ty trong nhóm công ty mẹ - công ty con có thể bị hạn chế quyền đầu tư để sở hữu vốn lẫn nhau. Tùy từng giai đoạn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể quy định hạn chế việc đầu tư sở hữu chéo giữa các công ty. Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

II- MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON 

1- Quyền hạn, trách nhiệm của công ty mẹ với công ty con

Công ty mẹ xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của nhóm; định hướng chiến lược kinh doanh của các công ty con theo chiến lược phát triển, kế hoạch phối hợp kinh doanh chung; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế quản lý, điều hành và tiêu chuẩn, định mức áp dụng thống nhất trong nhóm công ty. Công ty mẹ có trách nhiệm định hướng về các mục tiêu hoạt động, đầu tư, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh; phân công, chuyên môn hoá, hợp tác hoá; tiếp cận, mở rộng và chia sẻ thị trường, xuất khẩu, sử dụng thương hiệu, dịch vụ thông tin, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo và các hoạt động khác của doanh nghiệp thành viên theo chính sách chung của nhóm công ty.

Đối với công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ, công ty con được công ty mẹ giao thực hiện các hợp đồng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế; cung cấp thông tin và hưởng các dịch vụ và lợi ích từ hoạt động chung của nhóm công ty theo quy định của pháp luật.

Đối với công ty con có vốn góp chi phối của công ty mẹ, công ty mẹ thực hiện quyền và trách nhiệm thông qua cơ chế người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ tại công ty con. Vì sở hữu phần vốn góp chi phối, công ty mẹ chi phối hoạt động quản lý trong công ty con, cơ quan quản lý công ty mẹ có trách nhiệm giám sát chặt chẽ tính hiệu quả của hoạt động sử dụng vốn tại các công ty con thông qua người đại diện.

Công ty mẹ không được lợi dụng vị trí chủ sở hữu, chi phối để can thiệp trái phép vào hoạt động kinh doanh của công ty con. Trong trường hợp, công ty mẹ có hành vi can thiệp trái phép gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của công ty con, công ty mẹ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho công ty con. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định về trách nhiệm bồi thường của công ty mẹ trong trường hợp công ty mẹ can thiệp vượt thẩm quyền hoặc buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã trao quyền cho chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty có thể nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại.

Công ty mẹ có trách nhiệm quan trọng trong việc điều hoà lợi lợi ích kinh doanh giữa công ty mẹ với các công ty con, giữa các công ty con với nhau. Công ty mẹ phải xây dựng một hệ thống hạ tầng cơ sở kết nối phù hợp, nhằm giám sát, định hướng hoạt động kinh doanh liên tục và kịp thời.

Trong nội bộ nhóm công ty, các giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, chuyển giao công nghệ diễn ra phổ biến. Công ty mẹ thông qua người đại diện phần vốn góp chỉ đạo, yêu cầu các công ty con ưu tiên thực hiện việc mua bán, sử dụng dịch vụ của nhau. Công ty mẹ cũng tạo điều kiện để công ty con thực hiện các gói thầu do công ty mẹ là nhà đầu tư.

2- Quyền hạn và trách nhiệm của công ty con

Công ty con được công ty mẹ cấp vốn và các lợi ích kinh doanh từ hợp đồng liên kết thực hiện cùng công ty mẹ, đồng thời có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ kinh doanh do công ty mẹ giao.

Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của công ty mẹ về chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý nợ. Công ty con này có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những thỏa thuận trong điều lệ kinh tế do công ty mẹ giao, phối hợp tổ chức các hoạt, nội quy, quy chế của nhóm công ty. Công ty con phải thực hiện các hợp đồng động kinh doanh cùng với công ty mẹ và các công ty con khác trong tập đoàn.

Công ty con do công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối hoạt động độc lập hơn so với công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ. Công ty con chủ yếu hoạt động theo những quy định thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận kinh doanh với công ty mẹ, không phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ việc thực hiện các mục tiêu chung của nhóm công ty.

3- Báo cáo tài chính công ty mẹ - công ty con

Để có những thông tin chính xác về hoạt động chung của tập đoàn, bên cạnh báo cáo hoạt động kinh doanh của từng công ty thành viên trong nhóm công ty mẹ - công ty con, Nhà nước yêu cầu công ty mẹ phải tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty. Báo cáo tài chính hợp nhất được thực hiện theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 25 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp những thông tin tài chính quan trọng cho cơ quan quản lý, nhà đầu tư. Cơ quan quản lý trên cơ sở những thông tin này thực hiện việc điều tiết, định hướng phát triển và phân bổ nguồn lực.

Báo cáo tài chính hợp nhất được trình bày như một báo cáo tài chính doanh nghiệp và được xây dựng trên cơ sở báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con theo quy định của chuẩn mực kế toán. Như vậy, khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp các báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết như quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.

Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Thương mại 1 - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Một số vấn đề pháp lý về mô hình Công ty mẹ - Công ty con

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.15044 sec| 978.695 kb