Muốn thi cảnh sát biển phải làm như thế nào?
1- Khái lược về đào tạo cảnh sát biển
Theo Quyết định số 1069/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thành lập Cục Cảnh sát biển Việt Nam được thành lập vào ngày 28/08/1998. Theo đó Cảnh sát biển là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, là lực lượng lượng làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn, trật tự và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của quốc gia có biển trên các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia đó phù hợp với luật lệ quốc tế về biển.
Cảnh sát biển có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn trật tự trên vùng biển. Bảo vệ chủ quyền, quyền củ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam. Quản lý về an ninh, an toàn trật tự và bảo đảm việc chấp hành pháp luật, điều ước quốc tế.
Công dân có nguyện vọng thi cảnh sát biển cần có tiêu chuẩn và đáp ứng điều kiện như sau:
(i) Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất đạo đức, chính trị, sức khỏe tốt, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phụ vụ lâu dài trong Cảnh sát biển Việt Nam.
(ii) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật có kỹ năng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Cảnh sát biển.
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam là đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, pháp luật, ngoại ngữ và kiến thức khác phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn được giao, khuyến khích phát triển tài năng để phục vụ lâu dài trong Cảnh sát biển Việt Nam.
Xem thêm: Tàu cảnh sát biển
2- Thi cảnh sát biển học khối gì?
Tại Điều 35 của Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn công dân vào lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là Công dân đủ 18 tuổi trở lên, có phẩm chất đạo đức, chính trị, sức khỏe tốt, có chứng chỉ, văn bằng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tự nguyện phục vụ lâu dài trong Cảnh sát biển.
Tiêu chuẩn, điều kiện cá nhân có thể được bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định tại Thông tư số 177/2019/TT-BQP như sau:
(i) Là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam đang tại ngũ, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp luật; phẩm chất đạo đức tốt, liên khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng; có khả năng độc lập giải quyết vụ việc, giữ vững nguyên tắc, quy chế ngành Nghiệp vụ pháp luật Cảnh sát biển;
(ii) Có sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(iii) Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định tại Thông tư 177/2019/TT-BQP.
(iv) Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát, Học viên Khoa học quân sự hoặc cử nhân luật;
Trong trường hợp, do nhu cầu công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, người có trình độ đại học các ngành khác có đủ các tiêu chuẩn (1), (2) và (3) kể trên, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
Như vậy muốn thi cảnh sát biển cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện theo tiêu chuẩn của pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam, không phân biệt nam, nữ, không phân biệt ngành học, miễn ngành học phù hợp với các nhiệm vụ trong Cảnh Sát biển.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
3- Muốn thi cảnh sát biển cần rèn luyện kĩ năng gì?
Điều 36 Luật Cảnh sát biển Việt Nam có quy định về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được đào tạo bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn được giao; khuyến khích phát triển tài năng để phục vụ lâu dài trong Cảnh sát biển Việt Nam.
Muốn thi cảnh sát biển cần rèn luyện về sức khỏe, rèn luyện về các kiến thức chuyên môn đáp ứng được các nhiệm vụ trong Cảnh sát biển. Song song với đó cần rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ, kiến thức pháp luật, kiến thức về chính trị và những kiến thức khác.
Đối với người có nguyện vọng vào phi công của Cảnh sát biển thì cần đáp ứng yêu cầu về sức khỏe tốt, đặc biệt là khả năng thăng bằng, vượt qua trong quá trình tuyển chọn phi công trong Cảnh sát biển.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest
4- Một số trường đào tạo cảnh sát biển hiện nay
Hiện tại ở Việt Nam có những nơi đào tạo cảnh sát biển đó là Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Khoa Cảnh sát biển của Học viện Hải quân.
Khoa Cảnh sát biển của Học viện Hải quân được thành lập ngày 25/07/2005. Sau khi thành lập, căn cứ nhiệm vụ được giao, Khoa đã nhanh chóng khẩn trương tập trung xây dựng chương trình, nội dung, tài liệu giảng dạy, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập. Trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao về bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự an toàn biển, đảo và góp phần phát triển kinh tế biển trong thời kỳ mới, việc thành lập, xây dựng và phát triển một lực lượng chuyên trách như Cảnh sát biển Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thực thi pháp luật trên biển là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Muốn thi cảnh sát biển phải làm như thế nào? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Muốn thi cảnh sát biển phải làm như thế nào? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm