Nguồn của luật đầu tư quốc tế

15/09/2022
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Đầu tư quốc tế là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. Vậy nguồn của luật đầu tư quốc tế bao gồm những gì?

Trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp luôn muốn mở rộng quy mô sản xuất và thu hút vốn đầu tư từ nhiều phía. Do đó hoạt động đầu tư quốc tế đã xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Có thể nói rằng đầu tư quốc tế hỗ trợ rất lớn về tài chính cho các doanh nghiệp nhằm phát triển nền kinh tế quốc gia. Luật Đầu tư của Việt Nam ban hành năm 2005 qui định: “Đầu tư quốc tế là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. 

1- Tập quán quốc tế

Nguồn luật đầu tiên để bắt đầu mảng đầu tư quốc tế phải nhắc đến tập quán quốc tế. Hơn 100 năm nay, cộng đồng quốc tế không thể nhất trí về luật nào đã điều chỉnh đầu tư nước ngoài và nội dung của luật đó là gì. Các nước xuất khẩu vốn cho rằng luật tập quán quốc tế (CIL) là luật áp dụng và CIL đã đưa ra các khái niệm như:

(i) Tước quyền sở hữu chỉ được tiến hành, nếu trên cơ sở lợi ích công cộng, sau đó nhanh chóng bồi thường đầy đủ và hiệu quả (Công thức Hull, do ông Cordell Hull, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, sáng tạo nên)

(ii) Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu cho đầu tư nước ngoài được quốc tế công nhận.

Các nước nhập khẩu vốn không đồng ý với những khái niệm này và cho rằng:

(i) Pháp luật về đầu tư nước ngoài chỉ đơn thuần là pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư.

(ii) Nhà đầu tư nước ngoài cần được đối xử giống như nhà đầu tư trong nước, không hơn không kém. Nếu pháp luật trong nước cho phép tước quyền sở hữu mà không cần bồi thường, thì nhà đầu tư nước ngoài phải chấp nhận cơ chế đó tại quốc gia đó.

Do vậy, không có mối quan hệ giữa CIL và đầu tư quốc tế.

Tình trạng hai quan điểm đối ngược này lên đỉnh điểm vào thập niên 1960 và 1970, với quan điểm của các nước nhập khẩu vốn được ủng hộ, bắt đầu với:

(i) Nghị quyết Đại hội đồng Liên hợp quốc số 1803 (XVII) về chủ quyền vĩnh viễn đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên năm 1962;

(ii) Nghị quyết Đại hội đồng LHQ số 3201 (S-VI) – Bản tuyên ngôn thiết lập trật tự kinh tế quốc tế mới năm 1974;

(iii) Nghị quyết Đại hội đồng LHQ số 3281(xxix) cũng trong năm 1974: Điều lệ về quyền và nghĩa vụ kinh tế của các quốc gia. Văn kiện này đã loại bỏ luật quốc tế và quy định rằng chỉ luật trong nước được áp dụng.

Các nghị quyết này đã bị các nước xuất khẩu vốn bỏ phiếu chống, nhưng lại được thông qua bởi đa số các thành viên của Liên hợp quốc, theo đó thể hiện sự phản đối của các nước này đối với cái mà các nước xuất khẩu vốn cho là các quy tắc điều chỉnh đầu tư nước ngoài, đặc biệt là liên quan đến việc tước quyền sở hữu.

Tuy nhiên, không lâu sau khi Trật tự kinh tế mới và Điều lệ được thông qua vào năm 1974, thì tình hình đã thay đổi đột ngột, đến nỗi mà ngày nay chúng ta hiếm khi thấy bất kỳ viện dẫn nào đến các văn kiện này. Lý do quan trọng là các nước nhập khẩu vốn nhận thấy rằng nếu họ vẫn cứ duy trì quan niệm đó trên thị trường quốc tế, thì họ sẽ phải gánh chịu sự suy giảm đáng kể đầu tư nước ngoài tại nước mình, khiến cho các quốc gia này sẽ ngày càng ít phát triển hơn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

2- Luật quốc gia

Luật quốc gia là nguồn quan trọng khi nhắc đến nguồn của luật đầu tư quốc tế. Trước hết phải kể đến các luật hoặc bộ luật về đầu tư nước ngoài của các nước. Nội dung chủ yếu của các văn bản pháp luật này tập trung vào hai vấn đề chính là điều tiết và thu hút FDI. Do đó một mặt đưa ra các điều kiện về thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và điều tiết hoạt động của chúng, mặt khác đưa ra các ưu đãi về thuế hoặc chế độ đối xử đặc biệt nhằm tìm cách thúc đẩy đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh FDI, thì tổng thể hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà đầu tư. Luật thương mại, luật về tài sản, luật lao động, luật thuế, luật tố tụng dân sự, luật hình sự v.v. cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động FDI Những luật này tạo ra khung pháp luật cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

Nguồn của luật đầu tư quốc tế

3- Các hiệp định đầu tư quốc tế

Nguồn chủ yếu của luật đầu tư quốc tế hiện đại là các điều ước quốc tế. Nguồn của luật đầu tư quốc tế này thường được gọi là các hiệp định đầu tư quốc tế (IIA) ở cấp đa phương, khu vực và song phương. Trong khi phần lớn các hiệp định đa phương còn chưa có hiệu lực và chỉ mang tính khuyến nghị thì các hiệp định khu vực và song phương lại tỏ ra có tính khả thi hơn trong lĩnh vực FDI.

Nguồn của luật đầu tư quốc tế này sẽ bao gồm các hiệp định đầu tư đa phương. Trong số các hiệp định đa phương quan trọng liên quan đến đầu tư, phải kể tới các hiệp định sau đây:

- Điều lệ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) năm 1944;

- Hai Bộ luật về tự do hoá đầu tư của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 1967;

- Hiệp định chung về thuế quan và thương mại của WTO (GẠTT) năm 1994;

- Công ước Seoul năm 1985 của WB về thành lập Cơ quan đảm bảo đầu tư đa phương (MIGA);…

Bên cạnh đó là các hiệp định đầu tư khu vực như: Hiệp định Roma về thành lập Cộng đồng kinh tế châu Au (EEC) năm 1957 và các hiệp định khác trong khuôn khổ EEC và EU sau này; Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA) năm 1992; Hai nghị định thư của Thị trường chung Nam Mĩ (MECOSUR) năm 1994;….

Các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương. Các hiệp định này nhằm đảm bảo quyền của nhà đầu tư nước ngoài được chuyển tiền ra nước ngoài. Tuy nhiên, ngoại lệ được áp dụng trong các giai đoạn mà dự trữ ngoại tệ của nước tiếp nhận đầu tư ở mức thấp. Quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến FDI, bao gồm các tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các tư nhân khác, giữa quốc gia tiếp nhận đầu tư và các quốc gia khác, giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Nguồn của luật đầu tư quốc tế được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Nguồn của luật đầu tư quốc tế có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66  527 527, E-mail: info@everest. org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Nguồn của luật đầu tư quốc tế

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17602 sec| 966.367 kb