Nguyên tắc hoạt động thương mại

21/10/2022
Everest Law Firm
Everest Law Firm
Hoạt động thương mại tại Việt Nam cũng như trên thế giới càng ngày càng phổ biến. Vậy hoạt động thương mại phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào? Sau đây, Luật Everest xin cung cấp thông tin tới bạn đọc bài viết Nguyên tắc hoạt động thương mại. 

Hoạt động thương mại tại Việt Nam cũng như trên thế giới càng ngày càng phổ biến. Vậy hoạt động thương mại phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào? Sau đây, Luật Everest xin cung cấp thông tin tới bạn đọc bài viết Nguyên tắc hoạt động thương mại. 

Nguyên tắc của pháp luật thương mại Việt Nam

- Trước tiên, hoạt động thương mại tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự: (Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015)

  • Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

  • Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

  • Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

  • Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

  • Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

- Ngoài ra, hoạt động thương mại còn phải tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 10 - Điều 15 Luật Thương mại năm 2005:   

  • Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại      

Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.

  • Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại  

Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

  • Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên    

Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật. 

  • Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại  

Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại

Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự năm 2015.

  • Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng      

Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.

Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.

  • Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại   

Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử.

Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

Nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới 

Trong sách Giới thiệu chung về WTO, các hiệp định của WTO như  GATT, GATS, TRIPS… đưa ra những nguyên tắc trong hoạt động động thương mại như sau:

- Không phân biệt đối xử: Không một nước nào được có sự phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình (nghĩa là phải dành cho họ một cách công bằng quy chế “đãi ngộ tối huệ quốc” hay còn gọi là quy chế MFN) cũng như không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ và người nước mình với hàng hoá, dịch vụ và người nước ngoài (nghĩa là phải giành cho họ quy chế “đối xử quốc gia” còn gọi là quy chế NT);

- Tự do hơn: Xoá bỏ các rào cản thông qua con đường đàm phán.

- Dễ dự đoán: Phải đảm bảo cho các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài rằng sẽ không áp dụng một cách tuỳ tiện các hàng rào cản trở thương mại (gồm hàng rào thuế quan và phi thuế quan); phần trăm thuế nhập khẩu và các cam kết được “ràng buộc” tại WTO.

- Cạnh tranh hơn: Hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh như trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá, nghĩa là bán với giá thấp hơn giá thành sản phẩm nhằm mục đích chiếm thị phần;

- Dành ưu đãi cho các nước kém phát triển: Cho họ một thời hạn dài và linh động hơn, cùng một số đặc quyền thương mại - Vòng đàm phán Doha

Việt Nam là thành viên của WTO nên có nghĩa vụ thực hiện những nguyên tắc này, thể hiện qua những cam kết của bản Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.

Ngoài ra, trong các điều ước quốc tế khu vực và song phương về thương mại, Việt Nam có thể thỏa thuận với các đối tác những nguyên tắc cụ thể. Những nguyên tắc thông dụng nhất là đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và có đi có lại.

Nguyên tắc áp dụng đồng thời các Điều ước quốc tế: Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, các đoạn 520-526

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Nguyên tắc hoạt động thương mại

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.37683 sec| 961.133 kb