Nhiệm vụ,quyền hạn của Chủ tịch nước và Hội đồng quốc phòng an ninh

27/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Hội đồng Quốc phòng và An ninh gồm những ai? Cách thức hình thành vị trí của Chủ Tịch nước? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước gồm những gì?

I- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước

Hầu hết hiến pháp các nước đều quy định nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, đại diện cho nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại. Cũng như nguyên thủ quốc gia ở các nước khác, Hiến pháp năm 2013 quy định, Chủ tịch nước Việt Nam là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định tại Điều 84, Điều 88, Điều 90, Điều 91. Theo tiêu chí về nội dung nhiệm vụ, quyền hạn, có thể phân chia các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thành hai nhóm lĩnh vực sau:

1- Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại của Chủ tịch nước

Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn này mang tính phổ quát mà Chủ tịch nước Việt Nam cũng như các nguyên thủ quốc gia ở các chính thể khác đều có. Theo Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại, cụ thể:

(i) Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam.

  • về công tác thi đua khen thưởng, ngoài việc Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước, Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 còn quy định: Chủ tịch nước phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cả nước (khoản 1 Điều 18). Trong thực tiễn, Chủ tịch nước đã trực tiếp phát động phong trào thi đua yêu nước tại các Đại hội Thi đua toàn quốc nhằm phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.
  • về công tác quốc tịch, Hiến pháp năm 1992 không quy định thẩm quyền của Chủ tịch nước cho trở lại quốc tịch Việt Nam, nhưng Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 tại Điều 38 quy định: Chủ tịch nước có những nhiệm vụ, quyền hạn cho trở lại quốc tịch Việt Nam. Việc thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam là một yêu cầu thực tiễn, khi một người vì lí do nào đó họ xin thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng sau một thời gian họ lại có yêu cầu trở lại quốc tịch Việt Nam, đây là yêu cầu chính đáng của người dân. Vi vậy, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một quy định mới đó là Chủ tịch nước quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

(ii) Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của UBTVQH, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của UBTVQH, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp UBTVQH không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.

  • Thẩm quyền của Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, đều đã được quy định trong các bản hiến pháp của Việt Nam. Hiến pháp năm 1946 quy định Chủ tịch nước giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc (điểm b Điều thứ 49). Hiến pháp năm 1959 quy định Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng (Điều 65). Hiến pháp năm 1980 quy định Chủ tịch Hội đồng nhà nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân toàn quốc và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng (Điều 103). Các bản Hiến pháp năm 1992 và 2013 tiếp tục quy định thẩm quyền của Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
  • về thẩm quyền phong hàm sĩ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân, Hiến pháp năm 1992 quy định: Chủ tịch nước quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1992, Luật công an nhân dân năm 2005 và Luật sĩ quan quân đội nhân dân năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2008 đã quy định Chủ tịch nước quyết định phong hàm, cấp từ thượng tướng, đô đốc hải quân trở lên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Đối với việc phong, thăng hàm, cấp sĩ quan cấp cao khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định của Luật công an nhân dân năm 2005 và Luật sĩ quan quân đội nhân dân năm 1999 sửa đối, bố sung năm 2008, thì sĩ quan cấp cao quy định trong Hiến pháp năm 1992 là từ Thượng tướng trở lên, còn từ Trung tướng trở xuống không phải sĩ quan cấp cao. Quy định Chủ tịch nước quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân là chưa rõ ràng, làm hạn chế quyền hạn của Chủ tịch nước. Để làm rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước trong việc thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Hiến pháp năm 2013 đã khắc phục hạn chế của Hiến pháp năm 1992, quy định cụ thể thẩm quyền của Chủ tịch nước quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân. Với quy định mới này đã phân định rõ thẩm quyền “thống lĩnh lực lượng vũ trang” của Chủ tịch nước quyết định nhân sự chỉ huy cấp cao trong lực lượng vũ trang (cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam). Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của UBTVQH, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của UBTVQH, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp UBTVQH không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.

(iii) Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của UBTVQH, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa XHCN Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70 Hiến pháp năm 2013; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh nhà nước.

  • Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa XHCN Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ là những hoạt động đối nội và đối ngoại của Chủ tịch nước đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và tiếp tục kế thừa trong Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 có một quy định mới, đó là UBTVQH “phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của UBTVQH, bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa XHCN Việt Nam.
  • về thẩm quyền của Chủ tịch nước quyết định đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh nhà nước: Đối với điều ước quốc tế nhân danh nhà nước thuộc thẩm quyền của Quốc hội được quy định tại khoản 14 Điều 70 Hiến pháp năm 2013: “Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạỉ các tồ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tể về quyên con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác tráỉ với luật, nghị quyết của Quốc hội” Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực. về thẩm quyền của Chủ tịch nước đối với điều ước quốc tế khác nhân danh nhà nước, khoản 10 Điều 103 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định: “Tiến hành đàm phản, kỉ kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vớỉ người đứng đầu nhà nước khác”. Thực tiễn thi hành Hiến pháp năm 1992 cho thấy, quy định này không phù hợp với công tác của Chủ tịch nước, vì Chủ tịch nước cũng như các nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới không trực tiếp tiến hành đàm phán điều ước quốc tế, mà ủy quyền cho các cơ quan hữu quan đàm phán. Đẻ khắc phục hạn chế này, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ Chủ tịch nước quyết định đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh nhà nước, còn việc trực tiếp đàm phán thì Chủ tịch nước ủy quyền cho các cơ quan hữu quan. Theo đó nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ quy định trong Hiến pháp năm 2013 cũng được bổ sung cho phù họp, khoản 7 Điều 96 quy định: “Tố chức đàm phản, kỉ điều ước quốc tế nhân danh nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước”. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước, Chính phủ trong đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh nhà nước. Chủ tịch nước chỉ quyết định về chủ trương đàm phán, ủy quyền đàm phán; quyết định về chủ trương kí và ủy quyền kí điều ước quốc tế nhân danh nhà nước trên cơ sở kết quả đàm phán; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế nhân danh nhà nước. Chính phủ có trách nhiệm tổ chức đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; tổ chức triển khai thực hiện điều ước quốc tế nhân danh nhà nước. Quy định này phù họp với thông lệ quốc tế, nguyên thủ quốc gia không trực tiếp đàm phán điều ước quốc tế nhung có quyền quyết định việc đàm phán điều ước quốc tế. Mặt khác, quy định này cũng phù hợp với yêu cầu giám sát tình hình vay nợ nước ngoài, hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ, nhằm bảo đảm tính bền vững của nợ công, nợ quốc gia.

2- Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc phối hợp với các thiết chế quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp của Chủ tịch nước

(i) Trong lĩnh vực lập pháp

Trong lĩnh vực lập pháp, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước quy định trong Hiến pháp năm 1992 được tiếp tục kế thừa, tiếp tiến hành đàm phán điều ước quốc tế, mà ủy quyền cho các cơ quan hữu quan đàm phán. Để khắc phục hạn chế này, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ Chủ tịch nước có thẩm quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước UBTVQH; công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua...

(ii) Trong lĩnh vực hành pháp

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc thành lập Chính phủ, với cương vị là nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Thẩm quyền này của Chủ tịch nước đã thể hiện vị trí, vai trò quan trọng của nguyên thủ quốc gia trong việc hình thành Chính phủ. Hiến pháp năm 2013 cũng đã bổ sung quy định Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Quy định này đã xác định rõ hơn mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng thẩm quyền của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với Chính phủ nhưng cũng chỉ trong trường hợp “Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước” mà không phải trong mọi trường hợp.

(iii) Trong lĩnh vực tư pháp

Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán TANDTC; bố nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án TANDTC, thẩm phán các tòa án khác; bổ nhiệm Phó Viện trưởng, kiểm sát viên VKSNDTC. Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán TANDTC là quy định mới được bổ sung trong Hiến pháp năm 2013, quy định này nhằm đề cao vai trò của TANDTC, cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

  • về quyết định đặc xá, thẩm quyền đặc xá của Chủ tịch nước đã được quy định trong các bản hiến pháp trước đây, riêng Hiến pháp năm 1959 quy định thẩm quyền đặc xá được giao cho UBTVQH. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định đặc xá. Theo quy định của Luật đặc xá năm 2018 thì: “Đặc xả ỉà sự khoan hồng đặc biệt của nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho ngườỉ bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kỉện trọng đại, ngày ỉễ ỉớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt”. Với quy định này, đặc xá không bao gồm những trường hợp Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho người bị tòa án kết án tử hình xuống tù chung thân. Trước đó, cũng có ý kiến cho rằng đặc xá bao gồm cả việc Chủ tịch nước ân giảm án tử hình, vì vậy cần sửa đổi Luật đặc xá để bổ sung quy định này.
  • về đại xá, Hiến pháp năm 2013 giữ nguyên quy định của Hiến pháp năm 1992 về đại xá. Thẩm quyền quyết định đại xá thuộc Quốc hội, Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội công bố quyết định đại xá.

II- Cách thức hình thành vị trí Chủ Tịch nước

Thiết chế Chủ tịch nước được quy định trong các bản hiến pháp đều do Quốc hội bầu ra. Hiến pháp năm 1946 quy định: Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận; Hiến pháp năm 1959 quy định: Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bầu ra. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ba mươi lăm tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhiệm kì của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo nhiệm kì của Quốc hội. Hiến pháp năm 1992 quy định: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về bầu Chủ tịch nước. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 có bổ sung quy định, người được bầu làm Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp.

Trong bộ máy nhà nước, ngoài thiết chế Chủ tịch nước, Hiến pháp còn quy định chức danh Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ. Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài, thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước, thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Trình tự, thủ tục bầu Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước được tiến hành theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội và nội quy kì họp của Quốc hội. Theo quy định tại Điều 8, Điều 53 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số pháp đều do Quốc hội bầu ra. Hiến pháp năm 1946 quy định: Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận; Hiến pháp năm 1959 quy định: Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ  cộng hòa bầu ra. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ba mươi lăm tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhiệm kì của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo nhiệm kì của Quốc hội. Hiến pháp năm 1992 quy định: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về bầu Chủ tịch nước. Tuy nhiên, Hiển pháp năm 2013 có bổ sung quy định, người được bầu làm Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp.

III- Hội đồng Quốc phòng và An ninh

Hội đồng quốc phòng và an ninh là một thiết chế trong bộ máy nhà nước, được quy định trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và 2013. Do vị trí, tính chất của Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thống lĩnh lực lượng vũ trang, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho nên trong các bản hiến pháp đều quy định Hội đồng quốc phòng và an ninh trong Chương Chủ tịch nước. Trong Hiến pháp năm 1959 (Điều 65) và Hiến năm 1980 (Điều 103) quy định Chủ tịch nước giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, nhưng không quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quốc phòng. Đến Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 chế định Hội đồng quốc phòng và an ninh vẫn quy định trong Chương Chủ tịch nước nhưng được quy định thành một điều riêng. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng được mở rộng hơn, bao gồm cả lĩnh vực an ninh với tên gọi là Hội đồng quốc phòng và an ninh. Cơ cấu tố chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quốc phòng và an ninh được quy định trong hiến pháp. Cụ thể, về cơ cấu tổ chức, Hội đồng quốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh do Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn. Trong những năm qua, số lượng thành viên và thành phần Hội đồng quốc phòng và an ninh đã được Quốc hội phê chuẩn ở mỗi khóa Quốc hội có sự khác nhau tùy theo từng giai đoạn cách mạng. Tuy nhiên, từ Quốc hội khóa IX (1992-1997) đến Quốc hội khóa XIV số lượng thành viên và thành phần của Hội đồng quốc phòng và an ninh bao gồm:

(i) Chủ tịch nước: Chủ tịch;

(ii) Thủ tướng Chính phủ: Phó Chủ tịch;

(iii) Chủ tịch Quốc hội: ủy viên;

(iv) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: ủy viên;

(v) Bộ trưởng Bộ Công an: ủy viên;

(vi) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: ủy viên.

Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. về nhiệm vụ, quyền hạn, Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh, trường họp Quốc hội không thể họp được thì trình UBTVQH quyết định; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt do Quốc hội giao trong trường họp có chiến tranh; quyết định việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa binh ở khu vực và trên thế giới, về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quốc phòng và an ninh quy định trong Hiến pháp năm 2013, so với Hiến pháp năm 1992 có bổ sung một thẩm quyền mới, đó là “quyết định việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia hoạt động gỏp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Việc bổ sung thẩm quyền này có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam, với tư cách là thành viên của Liên họp quốc. Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế có nhiều sứ mệnh, trong đó có sứ mệnh bảo vệ hòa bình. Việt Nam là thành viên Liên họp quốc, do vậy phải có nghĩa vụ thực hiện sứ mệnh đó. Việc bổ sung thẩm quyền này của Hội đồng quốc phòng và an ninh là để tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện nghĩa vụ của một thành viên của Liên hợp quốc, đồng thời thực hiện cam kết thực thi hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó Giam Đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giao trình Luật Hiến pháp Việt Nam - Đại Học Luật Hà Nội (2021) và một số nguồn khác) ​

0 bình luận, đánh giá về Nhiệm vụ,quyền hạn của Chủ tịch nước và Hội đồng quốc phòng an ninh

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.46008 sec| 1020.672 kb