Những vấn đề chung trong kỹ năng giao tiếp

16/06/2021

 

Những vấn đề chung trong giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp. Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm, suy nghĩ; là quá trình nhận biết và tác động lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người nhằm đạt được mục đích nhất định.

 

 

vấn đề chung giao tiếp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Những vấn đề chung trong kỹ năng giao tiếp

 

 

Những vấn đề chung trong giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp. Kỹ năng giao tiếp là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức, hiểu biết về quá trình giao tiếp, các yếu tố tham gia và ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp cũng như sử dụng hiệu quả các phương tiện giao tiếp, phối hợp hài hòa toàn bộ hành vi, ứng xử, cử chi... để giúp chủ thể đạt được mục đích nhất định của quá trình giao tiếp.

 

 

Giao tiếp của những người hành nghề luật, đặc biệt là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư - những người hành nghề luật trong môi trường tranh tụng, là một bộ phận cấu thành của văn hóa tư pháp. Vị trí và công việc của họ góp phần xây dựng nên một hệ thống tư pháp độc lập, hiệu quả để bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ pháp quyền, nhân quyền, duy trì và củng cố các giá trị cơ bản và mang tính nền tảng của xã hội. Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư... dù có các đặc thù nghề nghiệp khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội. Trong văn hoá pháp luật và đời sống xã hội tại đa số các quốc gia trên thế giới, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư... còn là đại diện cho thành phần “tinh hoa” của xã hội với trình độ học vấn cao, với sự am hiểu về pháp luật và các lĩnh vực của đời sống xã hội, với khả năng sử dụng ngôn từ sắc sảo, lôi cuốn khi hùng biện và chặt chẽ, logic khi soạn thảo văn bản. Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư... quan niệm là những người thành đạt, có địa vị cao, có thu nhập tốt và có tầm ảnh hưởng xã hội.

 

 

Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm, suy nghĩ; là quá trình nhận biết và tác động lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người nhằm đạt được mục đích nhất định.

 

 

Các quy tắc về cách ứng xử, đối đáp trong giao tiếp

 

 

Kỹ năng giao tiếp trong nghề luật là tập hợp các quy tắc về cách ứng xử, đối đáp được rút ra từ những kinh nghiệm thực tiễn của người hành nghề luật như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng viên... nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc.

 

 

Giao tiếp được hiểu là “sự trao đổi, tiếp xúc với nhau” và giao tiếp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư... là phương thức thể hiện mối quan hệ của cá nhân này với một cá nhân khác. Giao tiếp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư... thể hiện các quy phạm xã hội điều chỉnh những mối quan hệ tương ứng mà họ có nghĩa vụ tuân thủ, thể hiện các giá trị đạo đức, trình độ văn hoá, cá tính, đặc điểm tâm lý - khí chất và cảm xúc, tâm trạng của họ trong những tình huống cụ thể. Qua ứng xử, giao tiếp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư... có thể đánh giá được cá nhân họ và cũng phần nào đánh giá được tính độc lập, vô tư, công bằng và liêm chính của nền tư pháp một quốc gia.

 

 

Chính những đặc thù về vị trí, vai trò nghề nghiệp, sự tôn trọng, kỷ vọng của công chúng và tầm ảnh hưởng nêu trên, giao tiếp và ứng xử của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư được kỳ vọng tiệm cận các chuẩn mực của xã hội: sự tuân thủ và thượng tôn pháp luật, nhân văn trong đối xử giữa con người với con người, kiên quyết, bản lĩnh trong đấu tranh cho sự thật và công lý, văn minh, lịch lãm trong giao tế. Đây là vinh dự nhưng cũng là áp lực đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư... khi họ cũng là con người bình thường, có nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít khiếm khuyết, và đặc biệt, không phải Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư nào cũng được giáo dục đầy đủ về ứng xử và giao tiếp trước khi ở các vị trí, chức danh nghề nghiệp hiện tại, trong khi để ứng xử và giao tiếp như kỳ vọng, phải trải qua quá trình giáo dục, rèn luyện lâu dài.

 

 

Trên thế giới, quan hệ giao tiếp của các chức danh tư pháp 

 

 

Thứ nhất, các quy phạm pháp luật như Luật tổ chức các cơ quan Toà án, Kiểm sát/Công tố, Luật Luật sư (quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động, về điều kiện bổ nhiệm, điều kiện hành nghề...) và các đạo luật tố tụng

 

 

Thứ hai, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp nói chung, quy tắc ứng xử, giao tiếp nói riêng do các cơ quan/Hiệp hội nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đặt ra.

 

 

Hệ thống các quy phạm nêu trên đảm bảo cho vị thế xã hội của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, hiện thực hoá mối quan hệ giữa các chủ thể tố tụng các chức năng tố tụng và cao hơn nữa là mối quan hệ giữa các nhánh của quyền lực nhà nước theo đúng các nguyên tắc pháp quyền, thượng tôn pháp luật. Các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp không chỉ làm đẹp hơn hình ảnh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong mắt công chúng mà còn là những khuôn mẫu xử sự để bảo vệ cho chính họ giữ được lòng tự trọng nghề nghiệp, tính chuyện nghiệp trong công việc và trong các mối quan hệ đa chiều của cuộc sống hằng ngày. Giao tiếp của Kiểm sát viên, Luật sư đều phải tôn trọng độc lập tư pháp, tham gia vào việc thực hiện quyền tư pháp, duy trì các chuẩn mực đạo đức tư pháp

 

 

Kỹ năng giao tiếp nói chung và kỹ năng giao tiếp trong nghề luật nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ giữa những người làm nghề luật. Trong thực tế, có thể dễ dàng nhận thấy: nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt thì mọi quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ trong công việc sẽ trở nên hiệu quả hơn, trôi chảy hơn. Ngược lại, nếu không thành công trong giao tiếp, những suy nghĩ, ý tưởng, cố gắng, thành quả của bản thân sẽ không phản ánh được với người đối diện, sự thiếu hiệu quả trong giao tiếp sẽ ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ giữa con người với con người trong công việc. Do đó, việc giao tiếp thành công của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đối với bị can, bị cáo, đương sự, đồng nghiệp... sẽ giúp họ xử lý và giải quyết công việc tốt hơn, mang lại lợi ích thiết thực trong quá trình làm nghề. Giao tiếp trong nghề luật có thể giúp Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư... thu nhận, đánh giá, phân tích thông tin vụ việc để hiểu được bản chất pháp lý của vụ việc đó, hiểu mong muốn và yêu câu của khách hàng; đánh giá tính chính xác, tính đầy đủ của thông tin, xác định thông tin nào là quan trọng, thông tin nào là thông tin hỗ trợ để từ đó có phương hướng giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả nhất.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề chung trong kỹ năng giao tiếp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17910 sec| 957.25 kb