Những vấn đề cơ bản của Hiến pháp

23/02/2023
Nếu coi hiến pháp là những quy định mang tính nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước thì rõ ràng hiến pháp đã có từ thời xa xưa và có thể coi đó là hiến pháp tập quán (Constitution coutumiere). Các nguyên tắc truyền ngôi vua như “trọng nam, trọng trưởng, lãnh thể bất khả phân ” là các nguyên tắc quan trọng trong thiết lập ngai vàng đã có từ thời xa xưa khi chế độ quân chủ chuyên chế được hình thành.

1- Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp

Theo giáo sư Jon Elster, nhà nghiên cứu chính trị học, xã hội học, hiến pháp học nổi tiếng người Na Uy, người đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố ở Mỹ và Pháp, quá trình phát triển của hiến pháp có thể phân chia thành 7 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII với các bản hiến pháp: Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp Ba Lan năm 1791, Hiến pháp Pháp năm 1791, Hiến pháp Thụy Điển năm 1809 (gồm 4 luật chủ yếu là Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Nghị viện, Luật kế vị ngôi Vua và Luật về tự do báo chí). Hiến pháp Venezuela năm 1811, Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1812, Hiến pháp Na Uy năm 1814, Hiến pháp Hà Lan năm 1815, Hiến pháp Colombia năm 1821...

Giai đoạn thứ hai diễn ra sau các cuộc cách mạng dân chủ tư sản từ năm 1830 đến 1848, bao gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Bỉ năm 1831, Hiến pháp Thái Lan năm 1832, Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1833, Hiến pháp Hy Lạp các năm 1844 và 1864, Hiến pháp Đức năm 1848, Hiến pháp Thụy Sĩ năm 1848, Hiến pháp Luxembourg năm 1848, Hiến pháp Phổ năm 1850, Hiến pháp Argentina năm 1853, Hiến pháp Bulgaria năm 1864, Hiến pháp Nhật Bản năm 1889, Hiến pháp Nga năm 1906, Hiến pháp Trung Quốc năm 1912.

Giai đoạn thứ ba diễn ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Mexico năm 1917, Hiến pháp Nga năm 1918, Hiến pháp Đức năm 1919 (Hiến pháp Weimar), Hiến pháp Phần Lan năm 1919, Hiến pháp Extonia năm 1920...

Giai đoạn thứ tư diễn ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1941 - 1945) gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Indonesia năm 1945, Hiến pháp Nhật Bản năm 1946, Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Hiến pháp Italia năm 1947, Hiến pháp Bulgaria năm 1947, Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức năm 1949, Hiến pháp Ấn Độ năm 1949...

Giai đoạn thứ năm diễn ra sau sự tan rã của chế độ thuộc địa của Anh và Pháp từ năm 1958 đến những năm 60 của thế kỉ XX, với các bản hiến pháp: Hiến pháp Singapore năm 1959 (sửa đổi các năm 1963, 1965, 1979, 1984, 1990, 1991, 1996), Hiến pháp Bờ Biển Ngà năm 1960, Hiến pháp Algerie năm 1963, Hiến pháp Nigeria năm 1963 (sửa đổi các năm 1979, 1984, 1987, 1996), Hiến pháp Cộng hoà Chad năm 1962...
Giai đoạn thứ sáu diễn ra sau sự sụp đổ của chế độ độc tài ở Nam Âu vào giữa thập niên 70 của thế kỉ XX. Từ năm 1974 đến 1978, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Tây Ban Nha ban hành hiến pháp mới. Hiến pháp Bồ Đào Nha được ban hành ngày 02/4/1976, có hiệu lực từ ngày 25/4/1976 và được sửa đổi vào các năm 1982, 1989, 1992, 1997. Hiến pháp Hy Lạp được ban hành và có hiệu lực từ ngày 11/6/1975, được sửa đổi tháng 3/1986. Hiến pháp Tây Ban Nha hiện hành được thông qua bởi trưng cầu dân ý ngày 06/12/1978 và được công bố ngày 29/12/1978.

Giai đoạn thứ bảy, các nước Trung và Đông Âu ban hành hiến pháp mới sau khi chế độ XHCN bị sụp đổ ở những nước này kể từ năm 1989 - 1991. Các nước XHCN còn lại cũng ban hành các bản hiến pháp mới để cải cách các chế độ kinh tế - xã hội và bộ máy nhà nước. Đó là Hiến pháp Ba Lan năm 1989 (sửa đổi các năm 1990, 1992), Hiến pháp Bulgaria năm 1991, Hiến pháp Rumania năm 1991, Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Hiến pháp Uzbekistan năm 1992, Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993, Hiến pháp Kazakhstan năm 1993 (sửa đổi năm 1998), Hiến pháp Belarus năm 1994, Hiến pháp Azerbaijan năm 1995, Hiến pháp Georgia năm 1995 (sửa đổi năm 2004), Hiến pháp Ukraine năm 1996...
So sánh bảy giai đoạn phát triển trên đây của hiến pháp, chúng ta thấy giai đoạn thứ nhất, thứ hai và thứ ba là các giai đoạn mà đôi tượng điều chỉnh của hiến pháp còn hạn chế, chủ yếu tập trung điều chỉnh bộ máy nhà nước và các quyền dân sự, chính trị của công dân. Các giai đoạn thứ tư, thứ năm và thứ sáu là các giai đoạn mở rộng phạm vi điều chỉnh của hiến pháp không chỉ về bộ máy nhà nước mà còn về các chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội; không những về các quyền dân sự, chính trị của công dân mà còn mở rộng sang các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người và công dân; mở rộng và hoàn thiện các thiết chế dân chủ, đặc biệt là tăng cường các yếu tố bảo vệ các quyền con người và công dân trong hiến pháp; tăng cường các thiết chế bảo hiến và xây dựng nhà nước pháp quyền. Giai đoạn thứ bảy và cũng là giai đoạn hiện nay là giai đoạn chủ nghĩa hiến pháp phát triển hoàn thiện nhất vì trong giai đoạn này, chủ nghĩa hiến pháp và bảo vệ hiến pháp mang tính toàn cầu hóa, đồng nghĩa với việc hoàn thiện các thiết chế của nhà nước pháp quyền (Rule of law), nâng cao hon nữa các biện pháp thực hiện, bảo vệ chế độ dân chủ và kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Đây là giai đoạn mà hiến pháp trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất của tất cả các quốc gia trên thế giới trong việc đấu tranh vì sự tự do, dân chủ, bình đẳng, hạnh phúc, vì hoà bình và tiến bộ xã hội, vì sự nghiệp bảo vệ các quyền con người và công dân trong phạm vi toàn thế giới.

2- Các chức năng của Hiến pháp

Hiến pháp có các chức năng sau đây:

Thứ nhất, hiến pháp xác lập các nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kĩ thuật, công nghệ, quốc phòng, an ninh quốc gia, đường lối đối nội, đối ngoại. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị thường được thiết lập trong các bản hiến pháp là chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân; mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, nhà nước tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền... Các giai đoạn thứ tư, thứ năm và thứ sáu là các giai đoạn mở rộng phạm vi điều chỉnh của hiến pháp không chỉ về bộ máy nhà nước mà còn về các chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội; không những về các quyền dân sự, chính trị của công dân mà còn mở rộng sang các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người và công dân; mở rộng và hoàn thiện các thiết chế dân chủ, đặc biệt là tăng cường các yếu tố bảo vệ các quyền con người và công dân trong hiến pháp; tăng cường các thiết chế bảo hiến và xây dựng nhà nước pháp quyền. Giai đoạn thứ bảy và cũng là giai đoạn hiện nay là giai đoạn chủ nghĩa hiến pháp phát triển hoàn thiện nhất vì trong giai đoạn này, chủ nghĩa hiến pháp và bảo vệ hiến pháp mang tính toàn cầu hóa, đồng nghĩa với việc hoàn thiện các thiết chế của nhà nước pháp quyền (Rule of law), nâng cao hơn nữa các biện pháp thực hiện, bảo vệ chế độ dân chủ và kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Đây là giai đoạn mà hiến pháp trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất của tất cả các quốc gia trên thế giới trong việc đấu tranh vì sự tự do, dân chủ, bình đẳng, hạnh phúc, vì hoà bình và tiến bộ xã hội, vì sự nghiệp bảo vệ các quyền con người và công dân trong phạm vi toàn thế giới.

Thứ hai, hiến pháp xác định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước. Các hiến pháp quy định cách thức thành lập và cách thức xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp. Qua quy định của hiến pháp, chúng ta có thể xác định hình thức chính thể là cộng hoà tổng thống, cộng hoà nghị viện, cộng hoà lưỡng tính hay quân chủ lập hiến. Qua quy định của hiến pháp, chúng ta cũng có thể xác định nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước là phân chia quyền lực và kiềm chế đối trọng giữa ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp hay là nguyên tắc tập quyền.

Thứ ba, hiến pháp là văn bản xác lập và bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Do hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất nên các quy định của hiến pháp về việc thừa nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền con người và công dân.

Thứ tư, hiến pháp là “bản khế ước xã hội”, theo đó nhân dân chính thức trao quyền cho các cơ quan nhà nước: Trao quyền lập pháp cho nghị viện (hoặc quốc hội), trao quyền hành pháp cho chính phủ (hoặc tổng thống), trao quyền tư pháp cho tòa án. Hiến pháp là nguồn hình thành nên các cơ quan quyền lực nhà nước, là điểm tựa của quyền lực hợp pháp.

Thứ năm, hiến pháp là đạo luật gốc, là luật cơ sở vì vậy nó là “luật mẹ”, từ các quy định của nó hàng loạt các luật và các văn bản pháp luật khác ra đời, vì vậy có thể coi hiến pháp là tinh tuý của pháp luật, là “tinh thần pháp luật” của một quốc gia.

Thứ sáu, hiến pháp là văn bản giới hạn quyền lực của các cơ quan nhà nước, vì vậy hiến pháp là công cụ chủ yếu để nhân dân kiếm soát quyền lực nhà nước, là công cụ chủ yếu để thiết lập trật tự pháp luật, trật tự xã hội.

3- Cấu trúc của Hiến pháp

Một bản hiến pháp thông thường có cấu trúc gồm 3 phần: Lời nói đầu, nội dung cơ bản và điều khoản chuyển tiếp.

Lời nói đầu của hiến pháp thường nêu mục đích ban hành hiến pháp, hoàn cảnh, lịch sử ra đời của hiến pháp hoặc tóm tắt quá trình phát triển của đất nước. Cũng có những bản hiến pháp nêu lên các nguyên tắc cơ bản của hiến pháp như Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam. Lời nói đầu của hiến pháp thường được vận dụng để giải thích, để hiểu và áp dụng các quy định của hiến pháp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt như Hiến pháp năm 1958 của Cộng hoà Pháp tuyên bố Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp là một phần của Hiến pháp (và trong lần sửa đổi năm 2005 bổ sung Hiến chương môi trường năm 2004 cũng là một phần của Hiến pháp).

Phần nội dung cơ bản của hiến pháp bao gồm các quy định về chế độ chính trị, chế độ nhà nước và xã hội, các quy định về các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, chính quyền địa phương, quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người và công dân, về hiệu lực của hiến pháp và thủ tục sửa đổi hiến pháp.

Phần điều khoản chuyển tiếp và điều khoản cuối cùng quy định trình tự hiển pháp có hiệu lực, xác định thời hạn có hiệu lực của một số điều khoản của hiến pháp, xác định thời hạn và trình tự thay đổi những thiết chế hiến pháp cũ bằng thiết chế hiến pháp mới.

Ngoài ba phần cơ bản trên, một số hiến pháp còn có thêm một số điều khoản bổ sung như Hiến pháp Indonesia năm 1945, Hiến pháp Ấn Độ năm 1950...

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó Giám Đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam - Đại Học Luật Hà Nội (2021) và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề cơ bản của Hiến pháp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.52890 sec| 970.695 kb