Phân loại và quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp

23/02/2023
Hiến pháp là đạo luật gốc của nhà nước nên hiến pháp không những có ý nghĩa pháp lí mà còn có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội. Do hiến pháp có ý nghĩa trên nhiều bình diện khác nhau nên tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật gốc của nhà nước nên hiến pháp không những có ý nghĩa pháp lí mà còn có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội. Do hiến pháp có ý nghĩa trên nhiều bình diện khác nhau nên tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về hiến pháp.

1- Phân loại Hiến pháp

Việc phân loại hiến pháp có thể dựa trên các tiêu chí khác nhau.

- Theo thời gian ban hành có thể phân loại thành hiến pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại: Hiến pháp cổ điển là các bản hiến pháp ban hành vào thế kỉ XVIII và XIX, hiến pháp hiện đại là các bản hiến pháp ban hành sau thời kì này. Hiến pháp cổ điển thường có đối tượng điều chỉnh hẹp hon hiến pháp hiện đại. Thông thường, hiến pháp cổ điển chỉ quy định về tổ chức bộ máy nhà nước và các quyền dân sự, chính trị của con người và công dân. Hiến pháp hiện đại mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh, không nhũng về bộ máy nhà nước mà còn về cả chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội và các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người và công dân.

Theo hình thức thể hiện hiến pháp có thể chia thành hiến pháp thành văn và hiến pháp bất thành văn:

+ Hiến pháp thành văn là một văn bản nhất định quy định về tổ chức quyền lực nhà nước, quyền con người, quyền công dân, được quy định là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Hầu hết các nước trên thế giới đều có hiến pháp thành văn như Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp Pháp năm 1958, Hiến pháp Nga năm 1993, Hiến pháp Việt Nam năm 2013...

+ Hiến pháp bất thành văn là tập hợp một số luật, tập quán quan trọng được coi là luật cơ bản của nhà nước. Ví dụ, Hiến pháp của Anh bao gồm Luật tổ chức Nghị viện, Luật tổ chức Chính phủ, Luật thừa kế ngai vàng và một số tập quán quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Chỉ có ít nước không có hiến pháp thành văn như: Anh, New Zealand, Israel, Thụy Điển.

- Theo thủ tục sửa đổi hiến pháp có thể phân thành hiến pháp cứng và hiến pháp mềm:

Căn cứ vào mức độ khó hay dễ trong việc sửa đổi hiến pháp, nhà luật học người Anh Viscount James Bryce (1838 - 1922) chia hiến pháp thành hai loại là hiến pháp cứng (rigid Constitution) và hiến pháp mềm (flexible Constitution). Hiến pháp cứng là hiến điển và hiến pháp hiện đại: Hiến pháp cổ điển là các bản hiến pháp ban hành vào thế kỉ XVIII và XIX, hiến pháp hiện đại là các bản hiến pháp ban hành sau thời kì này. Hiến pháp cổ điển thường có đối tượng điều chỉnh hẹp hon hiến pháp hiện đại. Thông thường, hiến pháp cổ điển chỉ quy định về tổ chức bộ máy nhà nước và các quyền dân sự, chính trị của con người và công dân. Hiến pháp hiện đại mở rộng hon phạm vi điều chỉnh, không nhũng về bộ máy nhà nước mà còn về cả chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội và các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người và công dân.

Theo hình thức thể hiện hiến pháp có thể chia thành hiến pháp thành văn và hiến pháp bất thành văn:

+ Hiến pháp thành văn là một văn bản nhất định quy định về tổ chức quyền lực nhà nước, quyền con người, quyền công dân, được quy định là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Hầu hết các nước trên thế giới đều có hiến pháp thành văn như Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp Pháp năm 1958, Hiến pháp Nga năm 1993, Hiến pháp Việt Nam năm 2013...

+ Hiến pháp bất thành văn là tập họp một số luật, tập quán quan trọng được coi là luật cơ bản của nhà nước. Ví dụ, Hiến pháp của Anh bao gồm Luật tổ chức Nghị viện, Luật tổ chức Chính phủ, Luật thừa kế ngai vàng và một số tập quán quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Chỉ có ít nước không có hiến pháp thành văn như: Anh, New Zealand, Israel, Thụy Điển.

- Theo thủ tục sửa đổi hiến pháp có thể phân thành hiến pháp cứng và hiến pháp mềm:

Căn cứ vào mức độ khó hay dễ trong việc sửa đổi hiến pháp, nhà luật học người Anh Viscount James Bryce (1838 - 1922) chia hiến pháp thành hai loại là hiến pháp cứng (rigid Constitution) và hiến pháp mềm (flexible Constitution). Hiến pháp cứng là hiến pháp mà việc sửa đổi phải tuân theo một quy trình đặc biệt. Neu thông qua luật thông thường chỉ cần đa số (trên 50%) số nghị sĩ nhất trí tán thành thì sửa đổi hiến pháp ít nhất phải được 2/3 số nghị sĩ tán thành. Ở một số nước còn phải thông qua thủ tục trưng cầu dân ý hoặc phải được 3/4 cơ quan lập pháp của các bang phê chuẩn như ở Hoa Kỳ. Hiến pháp mềm là hiến pháp có thủ tục sửa đổi đơn giản như một đạo luật thông thường. Vỉ dụ, ở Anh, Nghị viện có thể sửa đổi hiến pháp như một luật thông thường.

Ngoài ba cách phân loại cơ bản trên đây, theo thời gian tồn tại của hiến pháp có thể chia hiến pháp thành hiến pháp tạm thời và hiến pháp lâu dài; theo chế độ chính trị có thể phân chia thành hiến pháp tư sản, hiến pháp XHCN; theo hình thức cấu trúc nhà nước có thể phân chia thành hiến pháp nhà nước liên bang, hiến pháp nhà nước đơn nhất...

2- Quy trình làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp

Theo quy định tại Điều 120 Hiến pháp Việt Nam năm 2013, quy trình làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam như sau:

Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quổc hội, Chỉnh phủ hoặc ít nhất một phần ba tống sổ đại biếu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hỉến pháp, sửa đối Hỉển pháp. Quổc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đối Hỉến pháp khỉ có ỉt nhất hai phần ba tống sổ đại biếu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Quốc hội thành lập ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban dự thảo Hỉến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của úy ban thường vụ Quồc hội.

Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

Hỉến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng sổ đại biếu Quốc hội bỉếu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Ở một số nước, quy trình làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp được kết thúc bằng trưng cầu dân ý. Theo quy định tại Điều 89 Hiến pháp năm 1958 của Cộng hoà Pháp, Tổng thống theo đề nghị của Thủ tướng và các thành viên của Nghị viện có quyền đưa ra sáng kiến sửa đổi Hiến pháp. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải được cả hai viện thống nhất thông qua. Nội dung sửa đổi Hiến pháp chỉ chính thức có hiệu lực sau khi được nhân dân thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, nếu trong cuộc bỏ phiếu chung của hai viện do Tổng thống đề nghị, nếu số phiếu đạt được từ 3/5 trở lên thì không cần phải tổ chức trưng cầu dân ý.

Ở Hoa Kỳ, theo quy định của Hiến pháp năm 1787, việc sửa đổi Hiến pháp chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 số nghị sĩ của hai viện thông qua và được 3/4 các cơ quan lập pháp của các bang phê chuẩn, ở Đức, theo quy định của Hiến pháp năm 1949, việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất 2/3 nghị sĩ của hai viện thông qua, đồng thời phải được ít nhất 2/3 cơ quan lập pháp của các bang phê chuẩn (Điều 144). Theo quy định của Hiến pháp Italia năm 1947, các luật sửa đổi Hiến pháp và các luật mang tính Hiến pháp khác được thông qua bởi mỗi viện sau hai lần thảo luận liên tiếp, cách nhau tối thiểu là 3 tháng và cần được chấp thuận của đa số thành viên của mỗi viện trong lần bỏ phiếu thứ hai (Điều 138). Các luật này sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý nếu trong vòng 3 tháng sau khi Nghị viện công bố, có ý kiến tiến hành trưng cầu dân ý từ ít nhất 1/5 số thành viên Nghị viện hoặc 500.000 cử tri hoặc 5 Hội đồng khu vực. Luật được trưng cầu dân ý sẽ không được ban hành nếu không được đa số phiếu hợp lệ tán thành. Sẽ không có cuộc trưng cầu dân ý nếu ở cả Thượng viện và Hạ viện việc biểu quyết thông qua với tỉ lệ phiếu thuận ở lần bỏ phiếu thứ hai đạt từ 2/3 trở lên số phiếu thuận.

Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định quyền kiến nghị, sủa đổi, bổ sung Hiến pháp Liên bang Nga thuộc về Tổng thống Liên bang, Hội đồng Liên bang Nga (Thượng nghị viện), Đuma Quốc gia (Hạ nghị viện), Chính phủ Liên bang Nga, các cơ quan lập pháp của các chủ thể Liên bang Nga, cũng như ít nhất 1/5 tổng số thành viên Hội đồng Liên bang hoặc 1/5 tổng số đại biểu Đuma quốc gia (Điều 134). Theo quy định tại Điều 135 Hiến pháp Liên bang Nga, các quy định tại Chương 1 (Nền tảng của chế độ Hiến pháp - các nguyên tắc chung), Chương 2 (Các quyền và tự do của con người và công dân), Chương 9 (Các tu chính án và việc sửa đổi Hiến pháp) không thể sửa đổi bởi Nghị viện Liên bang. Neu kiến nghị về việc sửa đổi các quy định tại các chương 1, 2, 9 của Hiến pháp Liên bang Nga được 3/5 tổng số thành viên của Thượng viện và Hạ viện ủng hộ, Hội nghị lập hiến được triệu tập theo quy định của Hiến pháp Liên bang. Hội nghị lập hiến hoặc quyết định không sửa đổi Hiến pháp hoặc soạn thảo Hiến pháp mới của Liên bang Nga. Hội nghị lập hiến thông qua dự thảo bởi ít nhất 2/3 tổng số phiếu của đại biểu hoặc quyết định trưng cầu phúc quyết toàn dân. Hiến pháp Liên bang Nga được thông qua khi có hơn một nửa tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu tán thành, với điều kiện phải có hơn một nửa tổng số cử tri tham gia phúc quyết. Theo quy định tại Điều 136 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993, các tu chính án đối với Chương 3 (Chế độ Liên bang - phân định thẩm quyền của liên bang và các bang), Chương 4 (Tống thống Liên bang Nga), Chương 5 (Nghị viện Liên bang Nga), Chương 6 (Chính phủ Liên bang Nga), Chương 7 (Quyền lực tư pháp), Chương 8 (Tự quản địa phương) Hiến pháp được thông qua theo trình tự phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu của Thượng viện và Hạ viện tán thành và có hiệu lực sau khi nhận được sự tán thành của các cơ quan lập pháp của ít nhất 2/3 tổng số các chủ thể Liên bang.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó Giám Đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam - Đại Học Luật Hà Nội (2021) và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Phân loại và quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.68311 sec| 966.969 kb