Phân quyền và cơ cấu tổ chức quản lý công ty trên thực tế
1- Phân quyền về cơ cấu tổ chức theo Luật doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức bao gồm nhiều công việc riêng rẽ, cũng như những công việc tập thể. Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân) có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí thành những khâu, những cấp khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung của tổ chức.
Trong Điều lệ công ty, phải có quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty. Điều lệ công ty của các công ty khi đăng ký doanh nghiệp do chủ sở hữu ban hành, các thành viên, các cổ dông sáng lập thỏa thuận, ký vào văn bản Điều lệ công ty đẩu tiên để xác lập. Trong quá trình hoạt động, Điều lệ công ty do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông quyết định sửa đổi, bổ sung và ban hành Điều lệ công ty sửa đổi, bổ sung. Vì thế, có thể khẳng định, cơ cấu tổ chức quàn lý công ty thuộc thẩm quyền quyết định của chù sở hữu, Hội đồng thành viên, Dại hội dồng cổ dông, tùy theo loại hình công ty và phải quy dịnh trong Điều lệ công ty.
Đối với công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định rõ việc quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty do chủ sở hữu quyết định, Giám dốc (Tổng giám đốc) có quyền kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty, trình chủ sở hữu công ty quyết định. Theo đó, các quy dịnh này không mâu thuẫn với quy định về Điều lệ công ty như đã trình bày ở trên.
- Đối với công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu, Luật Doanh nghiệp năm 2020 không đi vào quy định chi tiết thẩm quyền liên quan đến quyết định cơ cấu tô chức quản lý công ty. Chủ sở hữu có quyền quyết định về quản trị nội bộ công ty, còn Giám đốc (Tổng giám đôc) có quyền, nghĩa vụ được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.
- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định rõ thẩm quyền quyết định về cơ câu tổ chức quản lý công ty thuộc về Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) có quyền kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty , trình Hội đồng thành viên quyết định. Theo đó, các quy định này không mâu thuẫn với quy định về thẩm quyền ban hành, sửa đổi Điều lệ công ty như đã trình bày ở trên.
- Đối với công ty cổ phần. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Như đã trình bày trên đây, cơ cấu tổ chức quản lý công ty phải được quy định trong Điêu lệ công ty. Khi quy định vê điêu kiện đê nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua, việc thông qua quyết định về việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty phải do Đại hội đồng cổ đông quyết định nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cô đông dự họp tán thành, trừ trường họp lấy ý kiến bằng văn bản. Tuy nhiên, về cơ cấu tổ chức quản lý công ty thi Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định giao cho Hội đồng quản trị quyết định, Giám đốc (Tổng giám đốc) có quyền kiến nghị phương án cơ câu tổ chức quản lý công ty , trình Hội đồng quản trị.
Xem thêm: Muốn thành lập doanh nghiệp cần tối thiểu bao nhiêu vốn góp
2- Cơ cẩu tổ chức quản lý công ty trên thực tế
Mặc dù theo quy định là như trên nhưng mỗi công ty sẽ xây dựng riêng cho mình cơ cấu tổ chức. Phù hợp với tình hình kinh doanh và phát triển của công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý của mỗi công ty được thể hiện trên thực tế thông qua quy định về cơ cấu tổ chức quản lý trong Điều lệ công ty. Tuy nhiên, không phải trong mọi doanh nghiệp thì quy định về cơ cấu tổ chức quản lý cũng được quy định rõ ràng, chi tiết trong Điều lệ công ty. Ở nhiều doanh nghiệp nhỏ, chưa quan tâm đến việc áp dụng chi tiết nội dung Điều lệ công ty vào việc quản lý công ty, nên trong Điều lệ công ty ờ các công ty này, cơ cấu tổ chức quản lý công ty được quy định khá sơ sài, thậm chí thiếu những nội dung cân thiết phải quy định theo Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Ngoài Điều lệ công ty, cơ cấu tổ chức quản lý công ty còn có thể được quy định trong các quy định nội bộ của công ty, quan trọng nhất là quy chế quản trị công ty. Chi tiết nhất hiện nay về cơ cấu tổ chức, quản lý công ty ở các công ty cụ thê được thể hiện qua sơ đồ tổ chức quản lý, sơ đồ điều hành công ty.
Tại quy chế quản trị công ty, sơ đồ tổ chức, sơ đồ điêu hành, sẽ thê hiện chi tiết về các cơ quan, chức danh quản lý, điêu hành công ty, chi tiết về chức năng điều hành của Giám đôc (Tổng giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc), các phòng, ban, bộ phận chức năng, chi nhánh, văn phòng đại diện... Trong việc ban hành các quy định nội bộ, sơ đô tô chức quản lý, sơ đô điêu hành sẽ ít khi được ban hành đơn lẻ, mà thường được ban hành kèm theo một quy chế quản lý nội bộ, thường là quy chê quản trị công ty.
- Lý do doanh nghiệp cần có tổ chức:
Trong tổ chức tuy có nhiều bộ phận khác nhau, thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều thống nhất và tập trung nhằm tạo ra kết quả cho mục tiêu đã được xác định của tổ chức.
Các thành viên trong tổ chức đều có một vai trò nhất định và đóng góp nỗ lực của mình nhằm đưa tổ chức đạt được mục tiêu chung.
Sự phân công lao động cho mỗi thành viên, đảm bảo tính chuyên môn, hoạt động sâu của một thành viên vào một công việc nhất định. Phân công hợp lý sẽ tác động đến hiệu quả của tổ chức.
Một tổ chức phải có sự thống nhất về quyền lãnh đạo, đây là điều kiện tạo nên trật tự trong tổ chức. Đồng thời, góp phần tạo ra sự cố gắng, nỗ lực, tăng tính trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức muốn hoạt động hiệu quả và khoa học hơn.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Phân quyền và cơ cấu tổ chức quản lý công ty trên thực tế được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Phân quyền và cơ cấu tổ chức quản lý công ty trên thực tế có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm