Tổng quan về tài chính và pháp luật tài chính doanh nghiệp
1- Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp
(i) Khái niệm kế toán, phân biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
Kế toán là việc ghi nhận, xử lý, kiểm tra, phân tích và lập báo cáo tổng hợp về các nghiệp vụ kinh tế (các sự kiện làm tăng, giảm tài sản. nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp) trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, đó là một chu trình liên tục từ khâu lập chứng từ, kiểm tra và phân loại chứng từ, ghi, chốt số dư và khóa sổ kế toán, lập báo cáo kế toán. Kế toán ở doanh nghiệp gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bảng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sir dụng thông tin của doanh nghiệp. Kế toán tài chính có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin kinh tế của doanh nghiệp một cách liên tục, chủ yếu được biểu hiện dưới hình thái giá trị (đơn vị tiền tệ). Kết quả đầu ra của kế toán tài chính là báo cáo tài chính (năm, quý) của toàn bộ doanh nghiệp và được công bố công khai đến các đối tượng có nhu cầu, chủ yếu là các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp (nhà nước, tổ chức tín dụng, người bán, người mua, nhà đầu tư...).
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Kế toán quản trị có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin kinh tế dưới nhiều hơn một hoặc cá ba hình thái giá trị. hiện vật và thời gian lao động. Kết quả đầu ra là các báo cáo kế toán quản trị của từng đối tượng kế toán (tài sản, khoản nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu - chi phi - thu nhập...) lương ứng với từng thời kỳ cụ thế và ờ từng đơn vị, bộ phận trực thuộc doanh nghiệp, được cung cấp đến các cấp lãnh đạo - quản lý doanh nghiệp, theo yêu cầu quản trị nội bộ và làm cơ sở cho việc ra quyết định quản lý - điều hành doanh nghiệp.
(ii) Khái niệm tài chính doanh nghiệp và các nguyên tắc quản trị tài chính
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là tổng thể những quan hệ giá trị (biểu hiện bằng tiền) trong nội bộ doanh nghiệp và những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Những quan hệ giá trị đó liên lục được xác lập, thay đổi, chấm dứt trong quá trình tạo lập, quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Quan hệ giá trị trong nội bộ doanh nghiệp; Các mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý của doanh nghiệp, giữa các đơn vị, bộ phận trực thuộc doanh nghiệp; giữa cồ dỏng, người góp vốn với cán bộ quản lý; giữa cổ đông và chủ nợ; giữa người sử dụng lao động với người lao động.
- Quan hệ giá trị với thị trường (thường diễn ra tại thị trưởng tài chính và/hoặc thị trường hàng hóa - dịch vụ); Các mối quan hệ được xác lập trong quá trình đầu tư, kinh doanh và các thỏa thuận thương mại - tài chính với các tổ chức, cá nhân khác (hoạt động tín dụng, phát hành chứng khoán, hoạt động kinh doanh - thương mại...).
- Quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan công quyền (hưởng các ưu đãi đầu tư; hỗ trợ lao động và giải quyết việc làm; nghĩa vụ thúc, quyền khấu trừ thúc, thủ tục hoàn thúc; các nghĩa vụ về phí, lệ phí; thanh kiểm tra chấp hành pháp luật tài chính...).
Quản trị tài chính doanh nghiệp là quá trình xác lập và kiểm soát sự vận động liên tục của tài sản và nguồn vốn trong suốt quá trình đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản (cố phiếu) cho các chữ sở hữu. Quản trị tài chính có nhiệm vụ xác lập và kiểm soát hai luồng thông tin mô tả sự luân chuyển trái chiều của dòng tiền (lưu chuyển tiền tệ) so với dòng vật chất (từ nguyên vật liệu - đầu vào cho đến đầu ra - thành phẩm, hàng hóa).
Để đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải tuân thủ triệt để và đầy đủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: Lợi nhuận kỳ vọng cao tương ứng với chấp nhận rủi ro cao và ngược lụi;
- Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền: Giá trị dòng tiền được tính toán cho tương lai cần được quy về giá trị tụi thời điểm hiện tại, trừ đi chi phí sử dụng vốn (theo tỷ lệ chiết khấu) trong khoảng thời gian bỏ vốn đầu tư;
- Nguyên tắc chi trả: Luôn duy trì mức ngân quỹ tối thiểu, bão dâm đủ chi trả cho các hoạt động kinh doanh ở từng giai đoạn;
- Nguyên tắc sinh lợi: Gia tăng giá trị của hàng hóa - dịch vụ, tạo ra sự khác biệt đối với sản phẩm cạnh tranh và tối ưu hóa chi phí kinh doanh;
- Nguyên tắc thị trường có hiệu quá: Tối đa hóa giá trị cổ phiếu (phần vốn góp) của chủ sở hữu, được thực hiện trên thị trường tài chính có đầy đủ các thông tin tài chính doanh nghiệp đã được công khai hóa và minh bạch hóa;
- Nguyên tắc gắn lợi ích của nhà đầu tư và nhà quản trị: Nhà quản trị cần phải luôn hành động vì lợi ích cao nhất của nhà đầu tư. Theo đó, nhà quản trị cần được trả thù lao tương xứng với mục tiêu quản trị tài chính đã hoàn thành, đồng thời cũng phải đưa ra các chế tài khen thưởng hay kỷ luật đối với nhà quản trị, sẽ được áp dụng tùy thuộc vào mức độ hoàn thành mục tiêu đã đặt ra;
- Nguyên tắc tác động của chính sách thuế: Nghĩa vụ thuế (đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp) luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh và sẽ làm giảm trừ thu nhập (hiệu quả kinh doanh) của doanh nghiệp.
Xem thêm: Dich vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest.
2- Khái niệm và những yếu tố đặc thù của pháp luật tài chính doanh nghiệp
(i) Khái niệm pháp luật tài chính doanh nghiệp
Pháp luật tài chính doanh nghiệp là tổng thể các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội được phát sinh trong quá trình tạo lập, huy động, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.
(ii) Những yếu tố đặc thù của pháp luật tài chính doanh nghiệp:
- Pháp luật tài chính doanh nghiệp là một trong những bộ phận trọng yếu của hệ thống pháp luật tài chính quốc gia. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của các mối quan hệ giá trị, pháp luật tài chính doanh nghiệp có các phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh riêng.
- Pháp luật tài chính doanh nghiệp được điều chỉnh bằng cả hai phương pháp, đó là sự kết hợp giữa phương pháp mệnh lệnh với phương pháp thỏa thuận. Phương pháp thỏa thuận được áp dụng phổ biến trong quan hệ hợp đồng thương mại - tài chính giữa doanh nghiệp với thị trưởng, còn phương pháp mệnh lệnh được áp dụng trong các mối quan hệ giá trị giữa Nhà nước với doanh nghiệp, giữa người sử dụng lao động với người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(iii) Đối tượng điều chỉnh của pháp luật tài chính doanh nghiệp bao gồm các nhóm quan hệ chủ yếu sau:
- Nhóm các quan hệ phát sinh liên lục trong quá trình tạo lập, huy động, quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản, nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nhóm quan hệ trọng yếu, với các đối tượng vật chất (tài sản và nguồn vốn) luân chuyển (biến đối trạng thái) liên tục trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhóm các quan hộ có tính thể chế, bao gồm các quan hộ liên quan đến các thủ tục hành chính về tài chính doanh nghiệp (thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư, đăng ký thuế, nộp thuế, hoàn thuế...); hoặc các mối quan hệ giá trị trong nội bộ doanh nghiệp (quan hệ giá trị giữa Hội đồng quản trị với Giám đốc (Tổng Giám đốc); quan hệ giá trị giữa Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) với Ban kiểm soát công ty...).
(iv) Các nhóm chế định cơ bản của pháp luật tài chính doanh nghiệp:
- Chế định về cấu trúc các nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp;
- Chế định tạo lập. huy động vốn; quản lý, sir dụng vốn; định đoạt các nguồn vốn của doanh nghiệp;
- Chế định thuế, phí, lệ phí vã ưu đãi đầu tư dành cho doanh nghiệp;
- Cơ chế quản trị tài chính doanh nghiệp;
- Cơ chế giải quyết tranh chấp và chế tài xử lý vi phạm trong quản lý tài chính doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest.
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết Tổng quan về tài chính và pháp luật tài chính doanh nghiệp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết Tổng quan về tài chính và pháp luật tài chính doanh nghiệp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm