Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

21/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại được lựa chọn ngày càng nhiều bởi những ưu điểm vượt bậc. Vậy phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được quy định như thế nào? Sau đây Luật Everest xin được chia sẻ tới quý bạn đọc.

 

không gian thuyết trình Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

 

 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 (LTTTM năm 2010): “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”. Tuy nhiên, quy định trên chỉ để giải thích từ ngữ trong việc áp dụng và không nhằm mục đích bao quát hết bản chất của trọng tài. Nhìn chung trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng và đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện (là hình thức kết hợp giữa yếu tố thỏa thuận và tài phán).

 

 

Các hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

 

 

Hiện nay, trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực.

 

 

Thứ nhất, trọng tài vụ việc

 

 

Đây là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ không còn tồn tại khi vụ việc đã được giải quyết xong. Đặc trưng cơ bản của trọng tài vụ việc bao gồm:

 

 

Được thành lập khi các tranh chấp phát sinh và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.

Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên. Trọng tài viên được các bên có tranh chấp chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ một trung tâm trọng tài nào.

Quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài khác.

 

 

Thứ hai, trọng tài thường trực

 

 

Đây là hình thức trọng tài được tổ chức khá chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách các trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng. Đa số các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài,… nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.

 

 

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

 

 

Khác với phương thức tranh tụng khi tòa án quốc gia có thẩm quyền đương nhiên đối với một vụ kiên nếu các bên tranh chấp không có thỏa thuận nào khác. Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trong tài thương mại đòi hỏi phải có (i) sự tồn tại của một thỏa thuận trọng tài mà thỏa thuận đó (ii) phải có giá trị pháp lý và (iii) có hiệu lực trên thực tế, tức là có thể thực hiện được. Nguyên tắc này được phản ánh tại Điều và Điều 6 Luật trọng tài thương mại năm 2010 ”. Như vậy, khi thụ lý hồ sơ vụ tranh chấp từ khách hàng thì một trong những công việc đầu tiên của luật sư cần thực hiện là kiểm tra sơ bộ xem có một thỏa thuận trọng tài hay không và giá trị pháp lý cũng như hiệu lực thực tế của thỏa thuận đó. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng, “sự tồn tại của một thỏa thuận trọng tài ” và “giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài” cũng như “hiệu lực thực tế của thỏa thuận trọng tài" đều là những khái niệm pháp lý phức tạp đòi hỏi luật sư cần có kiến thức tương đối chuyên sâu về luật trong tài quốc tế và là những vấn đề pháp lý cần phải lập luận trước Hội đồng trọng tài ở ngay giai đoạn tố tụng ban đầu, đặc biệt trong trường hợp tiến tổ tung cần phải thực hiện trước khi đưa vụ kiện ra một bên phản đối thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.

 

 

Điều kiện tiên quyết (Pre - condition): Điều kiện tiên quyết để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thông thường được hiểu là những bước phát trọng tài. Vấn đề này tương đối phổ biến đối với các hợp đồng có điều khoản giải quyết tranh chấp hỗn hợp, nhiều tầng thường được gọi là multi - tier clause, trong đó các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng nhiều phương thức khác nhau như thương lượng (negotiation), hòa giải (mediation), trọng tài (arbitration), v.v. theo một trật tự nhất định mà việc thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp trước có thể là tiền để hoặc điều kiện tiên quyết cho việc tiến hành phương thức giải quyết tranh chấp tiếp theo. Trường hợp phổ biến thường gặp là điều khoản giải quyết tranh chấp theo hợp đồng mẫu của các nhà thầu xây dựng quốc tế FIDIC.

 

0 bình luận, đánh giá về Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.20015 sec| 942.328 kb