Quản lý cảm xúc trong trí tuệ cảm xúc

23/07/2021
Quản lý cảm xúc được hiểu là khả năng cá nhân có thể làm chủ các cảm xúc của bản thân trong những sự kiện gây ra cảm xúc bằng việc sử dụng các cách thức phù hợp với đặc điểm và bối cảnh cụ thể gây nên những cảm xúc đó. Cách tiếp cận của quản lý cảm xúc bao hàm việc kiểm soát tốt các cảm xúc, dù là cảm xúc dương tính hay âm tính để cân bằng trạng thái cảm xúc cá nhân.

 

Quản lý cảm xúc 

 

1- Quản lý cảm xúc là gì?

Quản lý cảm xúc được hiểu là khả năng cá nhân có thể làm chủ các cảm xúc của bản thân trong những sự kiện gây ra cảm xúc bằng việc sử dụng các cách thức phù hợp với đặc điểm và bối cảnh cụ thể gây nên những cảm xúc đó. Cách tiếp cận của quản lý cảm xúc bao hàm việc kiểm soát tốt các cảm xúc, dù là cảm xúc dương tính hay âm tính để cân bằng trạng thái cảm xúc cá nhân, tạo động lực tích cực cho thái độ và hành vi ứng xử, tránh những khủng hoảng do thiếu kiểm soát không kiểm soát kiểm soát không tốt cảm xúc, gây ra những hệ lụy tiêu cực cho bản thân hay những chủ thể liên quan. Cảm xúc vốn dĩ là tổ hợp của các thành tổ trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý, phản hồi thông qua hành vi rõ ràng. Do vậy, theo tác giả Vũ Dũng, kiểm soát là một trong những cơ chế điều chỉnh các quá trình nhận thức. Kiểm soát được xem như là chức năng của “cái tôi” và mục đích của kiểm soát là phân phối năng lượng của những ham muốn sao cho phù hợp với những yêu cầu thực tế.

Quản lý cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của ban thân mà chính là học cách kiểm soát để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống, dù đang trong trạng thái cảm xúc rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản, quản lý cảm xúc là đưa cảm xúc trở về “trạng thái cân bằng" thông qua nhiều, như ngôn ngữ, hình thể, thái độ, hành vi...

2- Chiến lược kiểm soát cảm xúc

Đề cập “kiểm soát” là đề cập tính tự chủ vốn được coi là một phẩm chất của con người. Khả năng kiểm soát cũng chính là thuộc tính bền vững của cá nhân được hình thành trong quá trình xã hội hóa. Vậy mỗi cá nhân cần đến chiến lược kiểm soát cảm xúc như thế nào cho hiệu quả? Kiểm soát cảm xúc hưởng vào việc rèn luyện kỹ năng mà nội dung chủ yếu là giáo dục nhận thức cảm xúc, kỹ năng xã hội và kỹ năng giải quyết vấn đề của cá nhân, kết hợp với giáo dục hình thành các kỹ năng ứng phó, đây chính là cách tối ưu để kiểm soát cảm xúc.

Việc kiểm soát này có thể trải qua các cấp độ:

(i) Phản ứng thích nghĩ liên quan đến sinh lý thần kinh (cấp độ 1);

(ii) Phản ứng cảm xúc liên quan đến ứng xử (cấp độ 2)

(iii) Nhận thức liên quan đến các hành vị, cử chỉ, ngôn ngữ hay suy nghĩ (cấp độ 3).

Xem thêm: Cách thức để quản lý cảm xúc hiệu quả

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(I) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(II) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(III) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Quản lý cảm xúc trong trí tuệ cảm xúc

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.22576 sec| 930.688 kb