Quy định đặc thù trong kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước

22/02/2023
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước, tuy nhiên, Nhà nước là một phạm trù rất trìu tượng, bởi vậy, cần phải có quy định phân định về chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN. Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 đã bắt đầ.u cổ sự phân định cho Bộ quản lí ngành, UBND cấp tỉnh quyết dinh mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch nhân sự và các vấn đề vượt thẩm quyền của DNNN.

1- Quy định về cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước

Sau khi Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 được ban hành, quản lí tài chính đối với DNNN thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 ban hành Quy chế quản lí tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN và Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ. Giai đoạn này, việc sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư vốn thành lập mới DNNN hoặc bổ sung vốn cho DNNN đang hoạt động theo hình thức cấp bố sung vốn lưu động. Việc cấp bổ sung vốn lưu động cho các DNNN trực tiếp từ ngân sách nhà nước hoặc cấp từ các khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước để lại cho DNNN. Các DNNN trong thời kì này thực hiện nộp tiền thu sử dụng vốn.về ngân sách nhà nước là 5% từ lợi nhuận sau thuế.

Sau khi Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 có hiệu lực, Chính phủ ban hành Quy chế quản lí tài chính của công ty nhà nước và quản lí vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác kèm theo Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004.

Quá trình thực hiện có những bất cập, hạn chế, nhiều điểm không phù hợp với thực tiễn như một số tổng công ty nhà nước đã huy động vốn để sản xuất kinh doanh gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu hoặc vốn điều lệ; đầu tư dàn trải vào những lĩnh vực ngành nghề không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính, người đại diện vốn nhà nước tại nhiều DNNN chưa làm đúng, đủ trách nhiệm,... Vì vậy, sau 04 năm thực hiện Quy chế quản lí tài chính công ty nhà nước và quản lí vốn nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 thay thế Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004. Theo quy định tại Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ, việc quản lí vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp cơ bản được thay đổi theo hướng DNNN được quyền chủ động sử dụng vốn nhà nước giao để đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; chịu trách nhiệm về bảo toàn, phát triển vốn, hiệu quả sử dụng vốn; được quyền quyết định hợp đồng vay vốn có giá trị lớn bằng 3 làn vốn điều lệ; được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lí của công ty để đầu tư ra ngoài theo quy định của pháp luật; Công ty nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Tổng mức đầu tư ra ngoài công ty nhà nước (bao gồm đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ. Đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công ty nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp; mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn; mức vốn góp của công ty mẹ và các công ty con trong tổng công ty, tập đoàn không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; Phân phối lợi nhuận được gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả xếp loại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có đặc thù về cơ cấu vốn được điều chỉnh bồ sung cơ chế phân phối lợi nhuận. Tuy nhiên, một số quy định trong quản lí tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu như: vấn đề về vốn điều lệ; việc huy động vốn; đầu tư ra ngoài, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm (chứng khoán, bất động sản, tài chính ngân hàng, bảo hiểm); phân phối lợi nhuận sau thuế... cũng bộc lộ những bất cập. 

Khắc phục những hạn chế về quản lí vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trong Nghị định số 09/2009/NĐ-CP, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lí tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ có những nội dung cơ bản và những điểm mới so với các quy định trước đây như:

- Quy định về “Nguyên tắc, hình thức, điều kiện và thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp”. Trong đó, đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp để tạo ra ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; đảm bảo phục vụ quốc phòng, an ninh; thực hiện điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược trong từng giai đoạn;

- Quy định về “Vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác”: Trước đây, vốn nhà nước không chỉ quy định có tại các công ty nhà nước (nay là công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), mà vốn nhà nước còn quy định đến tận các công ty con, công ty liên kết hoặc có thể đến tận “công ty cháu” của công ty mẹ. Nghị định số 71/2013/NĐ-CP đã quy định vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác là vốn do Bộ quản lí ngành, ƯBND cấp tỉnh trực tiếp là chủ sở hữu đầu tư tại doanh nghiệp khác; còn vốn của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết gọi là vốn của doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp khác.

- Quy định về “Huy động vốn” của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã có nhiều thay đổi. Trước đây, các doanh nghiệp được huy động vốn tối đa không quá 3 lần “vốn điều lệ”. Các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vượt quá 3 lần vốn điều lệ phải báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định. Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chí “vốn điều lệ” làm mốc để khống chế mức huy động vốn có những bất cập, đó là: vốn điều lệ của doanh nghiệp là mức vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn vốn hợp pháp để bổ sung cho đủ vốn điều lệ được phê duyệt. Thông thường, vốn điều lệ luôn cao hơn vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp (nhiều doanh nghiệp trước đây có mức vốn điều lệ lớn trên 2 lần vốn chủ sở hữu thực có của doanh nghiệp). Vì vậy, việc sử dụng vốn điều lệ để khống chế mức huy động vốn tối đa sẽ làm cho mức dư nợ vay của doanh nghiệp càng vượt xa khả năng thanh toán của doanh nghiệp, trong khi phạm vi TNHH của doanh nghiệp lại là vốn của chủ sở hữu đầu tư tại doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh kém, làm mất vốn nhà nước (lỗ luỹ kế), sau quá trình hoạt động vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn điều lệ (hoặc vốn nhà nước), nếu cho phép những doanh nghiệp này được huy động vốn trên mức “vốn điều lệ” sẽ không đảm bảo được khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, để các doanh nghiệp huy động vốn đúng với thực lực tình hình tài chính tại thời điểm huy động vốn, Chính phủ quy định các doanh nghiệp được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo hệ số nợ phải trả trên “vốn chủ sở hữu” của doanh nghiệp không vượt quá 3 lần. Đối với doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn vượt quy định để đầu tư các dự án quan trọng phải báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn phải đảm bảo khả năng trả nợ và có hiệu quả.

- Quy định về “Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp”: Trước đây, công ty nhà nước được phép đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính tối đa 30% tổng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công ty nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp; mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng phải đảm bảo mức vốn góp của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn, tổng công ty không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp. Tuy nhiên, do năng lực, quân trị của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, sức cạnh tranh chưa mạnh; trong khi nguồn vốn để đầu tư vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp theo nhiệm vụ của chủ sở hữu giao còn thiếu, thì nhiều doanh nghiệp lại sử dụng một phần nguồn vốn của doanh nghiệp để đầu tư vào một số lĩnh vực có tính chất rủi ro cao như: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, bất động sản; đặc biệt có những doanh nghiệp đầu tư vào nhiều doanh nghiệp trong một lĩnh vực. Vì vậy, Chính phủ đã quy định các doanh nghiệp phải tập trung vốn đầu tư vào những ngành nghề kinh doanh chính được chủ sở hữu giao, đảm bảo hoạt động đúng mục tiêu nhà nước.

- Quy định về “Phân phối lợi nhuận”: Trước đây, lợi nhuận của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, chia lãi cho các thành viên góp vốn, bù đắp các khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế, trích quỹ dự phòng tài chính, quỹ đặc biệt đối với doanh nghiệp đặc thù; lợi nhuận còn lại được chia theo tỉ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư và vốn doanh nghiệp tự huy động. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng phần lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động để trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ thưởng ban quản lí điều hành và 02 quỹ khen thưởng, phúc lợi. Quy định này đã nảy sinh bất cập, đó là: nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng vốn nhà nước đầu tư, vốn tự huy động ít hoặc không có; khi phân phối lợi nhuận sau thuế, do vốn tự huy động ít hoặc không có dẫn đến không có nguồn để trích 02 quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ thưởng ban quản lí điều hành, mặc dù doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, Chính phủ đã quy định lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước sẽ cho phép các doanh nghiệp trích lập quỹ đầu tư phát triển; quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ thưởng viên chức quản lí doanh nghiệp theo mức hoàn thành nhiệm vụ. Phần lợi nhuận còn lại, Nhà nước sẽ thu về để đảm bảo được mục tiêu Nhà nước thu hồi một phần vốn nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp, nhằm mục đích tiếp tục đầu tư phát triển doanh nghiệp.

Kế thừa và bổ sung quy định của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lí tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn đỉều lệ, Luật Quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 đã dành Chương III gồm 14 điều (từ Điều 22 đến Điều 35) quy định về quản lí, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 quy định chi tiết việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lí tài chính đối với DNNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018), bao gồm: quy định đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp, đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với DNNN đang hoạt động với các quy định cụ thể về phạm vi đầu tư vốn nhà nước, thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước, trình tự thủ tục đầu tư vốn nhà nước.

2- Quy định về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

Để tăng cường công tác quản lí vốn, tài sản của DNNN, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 về Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả của DNNN, Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 về Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả của DNNN thay thế cho Quyết định số 271/QĐ-TTg và Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 về Quy chế giám sát đối với DNNN kinh doanh thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả.

Các quy chế này được ban hành với mục đích giám sát nhằm nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh, đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật. Việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp nhằm phân loại doanh nghiệp và có các biện pháp khuyến khích, động viên về vật chất, tinh thần đối với những doanh nghiệp và người quản lí, điều hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, xử lí kịp thời đối với những doanh nghiệp và người quản lí, điều hành doanh nghiệp yếu kém.

Trong quá trình thực hiện, những quy định nêu trên đã bộc lộ một số hạn chế chưa đạt được mục tiêu của hoạt động giám sát đối với DNNN, ngày 25/6/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 kèm theo Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Hiện nay, việc giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lí, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và việc đánh giá, xếp loại, báo cáo và công khai hoạt động của DNNN được quy định tại Chương VII và Chương VIII Luật Quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 và được cụ thể hoá tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ. Nghị định này quy định về chủ thể giám sát, nội dung giám sát, phương thức tổ chức giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào DNNN cũng như giám sát tài chính và việc công khai thông tin tài chính của DNNN, của cơ quan đại diện chủ sở hữu, của Bộ Tài chính.

3- Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Quá trình cải tổ DNNN tại Việt Nam bắt đầu được triển khai mạnh vào giữa những năm 1990, với mục tiêu giảm số lượng DNNN bằng các giải pháp sắp xếp, chuyển đổi sở hữu. Cơ sở pháp lí cho việc thực hiện giải pháp sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 phải kể đến các văn bản pháp luật sau: Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN và Nghị định số 49/2002/NĐ-CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/1999/NĐ-CP; Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về chuyển DNNN thành CTCP (gọi tắt là cổ phần hoá DNNN).

Mục tiêu của cổ phần hoá DNNN luôn được xác định là nhằm:

- Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lí năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp.

- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp.

- Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông; tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.

Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển công ty nhà nước thành CTCP, trong đó để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Nghị định không khống chế quyền mua cổ phần của các nhà đầu tư và quy định rõ một số điểm như: quy định cụ thể phương thức bán cổ phần; nhà đầu tư chiến lược được mua tối đa 20% số cổ phần với giá ưu đãi... Việc tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu đối vớ> doanh nghiệp cổ phần hoá đã tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tham gia, cơ chế đấu giá cạnh tranh, giá trị doanh nghiệp đã được đánh giá một cách đày đủ, sát với thị trường. Khắc phục được tình trạng khép kín trong việc cổ phần hoá theo cơ chế trước đây và tăng thu cho Nhà nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP đã bộc lộ một số hạn chế cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, cụ thể như: đối tượng cổ phần hoá chưa bao gồm cổ phần hoá các tập đoàn, tổng công ty, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; chưa quy định một cách đầy đủ việc xác định giá trị quyền sử dụng đất; việc cho phép các nhà đầu tư chiến lược trong nước được giảm giá 20% so với giá đấu bình quân tạo ra sự không bình đẳng với các nhà đầu tư khác; một số quy định trong cơ chế đấu giá chưa phù hợp với việc phát hành cổ phần lần đầu của doanh nghiệp có quy mô lớn; quản lí, sử dụng tiền thu từ cổ phần hoá chưa gắn kết việc cổ phần hoá với giải quyết chính sách lao động dôi dư của bản thân doanh nghiệp và chưa khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn phương thức phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điêu lệ; trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan trong cổ phần hoá chưa quy định cụ thể, đặc biệt là quyết định phương án cổ phần hoá cũng như việc xử lí sai phạm, giải quyết khiếu nại, tố các.

Vì vậy, ngày 26/6/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP thay thế Nghị định số 187/2004/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định mở rộng đối tượng và điều kiện cổ phần hoá; đưa ra các phương thức bán cổ phần như đấu giá, bảo lãnh phát hành, bán thoả thuận; quy định các nguyên tắc cần tuân thủ đối với từng phương thức bán cổ phần để đảm bảo gắn với thị trường, tránh thất thoát vốn nhà nước; bổ sung quy định về trách nhiệm của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trong việc tham gia vào quá trình cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC.

Sau hơn 03 năm triển khai thực hiện, một số cơ chế chính sách pháp luật về đất đai chưa thực sự khả thi nên có nhiều vướng mắc trong thực tiễn như: việc xác định giá trị quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế vị trí địa lí vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo mức giá đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thưởng theo quy định của Luật Đất đai không hợp lí nên không khả thi (nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá gặp vướng mắc khi xác định giá đất theo giá thị trường do ƯBND cấp tỉnh không xác định được); chính sách bán cổ phần cho nhà.đầu tư chiến lược chưa linh hoạt, chưa hấp dẫn nên chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong nước cũng như ngoài nước tham gia; chính sách bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá chưa thực sự tạo điều kiện để thu hút và gắn bó người lao động làm việc lâu dài cho doanh nghiệp, đặc biệt là người lao động giỏi, có trình độ; việc xác định trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai cổ phần hoá (cơ quan tư vấn cổ phần hoá, cơ quan quyết định cổ phần hoá, Ban Chỉ đạo cổ phần hoá doanh nghiệp...) và xử lí vi phạm còn hạn chế.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP ngày 18/7/2011, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011. Đây là những văn bản mới hiện còn hiệu lực quy định về chuyển DNNN thành CTCP.

Theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, đối tượng cổ phần hoá gồm: Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giứ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước); Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp độc lập thuộc các Bộ quản lí ngành, UBND cấp tỉnh; Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa chuyển thành công ty TNHH một thành viên.

Nghị định số 59/2011/NĐ-CP cũng quy định các doanh nghiệp cổ phần hoá phải đảm bảo đủ hai điều kiện là không thuộc diện nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ và còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lí tài chính, đánh giá lại giá trị doanh nghiệp. Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược đã điều chỉnh mở rộng thêm cơ chế bán cồ phần cho nhà đầu tư chiến lược trước cuộc đấu giá công khai, mỗi doanh nghiệp cổ phần hoá không quá 03 nhà đầu tư chiến lược nhưng thời gian nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư chiến lược ít nhất là 05 năm. Nghị định bổ sung quy định về xử lí tài chính trước khi định giá doanh nghiệp cổ phần, xử lí tài chính ở thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành CTCP, về xác định giá đất trong giá trị doanh nghiệp, về quy định việc áp dụng Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán lại kết quả định giá và xử lí các vấn đề về tài chính trước khi công bố giá trị doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỉ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù.

Qua hơn 20 năm triển khai thực hiện, việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hoá DNNN, cơ chế chính sách về sắp xếp, cổ phần hoá DNNN liên tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng cổ phần hoá, ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản nhà nước theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ, tạo môi trường pháp lí thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện. Việc sẳp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN được khoảng 6.400 doanh nghiệp. Trong đó: cổ phần hoá khoảng 3.700 doanh nghiệp; giao hơn 200 doanh nghiệp cho người lao động; bán 150 doanh nghiệp; giải thể, phá sản gần 400 doanh nghiệp. Cơ cấu DNNN đã từng bước được sắp xếp, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển theo lĩnh vực, ngành nghề cũng như xu hướng phát triển kinh tế - xã hội qua từng giai đoạn theo chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.

Việc sắp xếp, chuyển đổi DNNN được thực hiện phù hợp với tiêu chí, danh mục phân loại DNNN theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kì. Trong đó, cổ phần hoá là hình thức sắp xếp doanh nghiệp chủ yếu và làm thay đổi cơ bản tư duy quản lí kinh tế, phương thức quản lí, quản trị tại doanh nghiệp; nâng cao tính minh bạch, công khai, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp; tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của DNNN sau khi sắp xếp, cổ phần hoá từng bước được nâng cao. Việc sắp xếp, cổ phần hoá DNNN cũng tạo thêm nguồn thu cho Nhà nước để thực hiện đầu tư phảt triển kinh tế - xã hội. Lao động dôi dư ở các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá tiếp tục được hưởng chính sách trợ cấp; được hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại nghề để bố trí việc làm mới tại doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc tự thu xếp công việc mới đã góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, cồ phần hoá, duy trì ổn định xã hội.

Kế thừa các quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và các Nghị định của Chính phủ quy định về chuyển đổi sở hữu DNNN, Luật Quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh đã quy định các hình thức chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thu hồi vốn nhà nước để tái đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN đồng thời thu hút nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều 37 Luật Quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 quy định: DNNN được chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại nhằm giảm số lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Các hình thức chuyển đổi sở hữu DNNN gồm: cổ phần hoá; Bán toàn bộ doanh nghiệp; Bán một phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Các hình thức sắp xếp lại DNNN gồm: Hợp nhất; Sáp nhập, Chia tách doanh nghiệp; Giải thể, Phá sản doanh nghiệp. Việc sắp xếp lại DNNN được thực hiện theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Việc phá sản DNNN thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Thương mại 1 - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Quy định đặc thù trong kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.27518 sec| 1031.047 kb