Quy định về trang phục công sở người đi làm nên biết!

29/05/2023
Lê Thị Linh Chi
Lê Thị Linh Chi
Công sở luôn là môi trường được nhiều bạn trẻ, người lao động hướng đến sau khi ra trường, học việc,… Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau về quy định trang phục. Sau đây là bài viết về quy định của trang phục công sở - người đi làm không thể bỏ qua.

1- Trang phục công sở là gì

Trang phục công sở là những bộ trang phục mà nhân viên dùng để mặc khi đến nơi làm việc, công sở. Quan niệm về một bộ trang phục công sở phù hợp có sự khác nhau giữa các công ty và thậm chí là tùy theo từng ngành nghề.

Chẳng hạn nghề nghiệp của bạn là một nhà thiết kế đồ họa cho một công ty cỡ vừa, bạn có thể chỉ cần mặc các trang phục bình thường hoặc hơi công sở một chút. Như một chiếc áo len hoặc áo sơ mi, quần âu, giày da,… sẽ là phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn làm ở các cơ quan nhà nước cấp cao, thì trang phục sẽ có yêu cầu về sự nghiêm chỉnh, lịch sự cao hơn, đó là áo sơ mi quần âu, bộ vest,…

2- Ý nghĩa của trang phục công sở

Như đã đề cập ở trên, quy định về trang phục công sở có sự khác nhau ở mỗi nơi làm việc, công ty,… Tuy nhiên, nhìn chung thì việc mặc trang phục một cách đồng bộ đều mang lại những ý nghĩa nhất định.

Thứ nhất, thể hiện tinh thần đồng nghiệp.

Khi các nhân viên trong công ty mặc trang phục giống nhau, họ sẽ có cảm giác thân thiện và quý mến nhau hơn. Dễ dàng chia sẻ với nhau nhiều vấn đề trong cuộc sống hơn là quan tâm, chú trọng đến phong cách ăn mặc cá nhân của mỗi người. Điều này sẽ thúc đẩy tinh thần đoàn kết của các cá nhân trong công ty.

Thứ hai, tạo cảm giác bình đẳng.

Trang phục công sở thường là những món đồ thời trang có phong cách tương đồng và có thể giống hệt nhau. Sự khác biệt cơ bản là về kích thước cho nên chúng giúp các nhân viên trong công ty trở nên đồng bộ, giữa họ không còn ranh giới, sự khác biệt giàu nghèo, giai tầng xã hội. Từ đó việc đối xử giữa mọi người trong công ty là như nhau, chỉ khác biệt nhỏ về năng lực, điều này sẽ giúp cho nhân viên cố gắng làm việc để chứng minh năng lực bản thân hơn.

Thứ ba, tạo cảm giác tự tin, thể hiện sự chuyên nghiệp.

Ngày nay, các loại trang phục công sở được may theo kiểu dáng thời trang, trẻ trung và đẹp mắt hơn. Vì vậy, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng và tự tin hơn khi khoác trên người những bộ trang phục công sở đó. Đặc biệt là những người làm việc trong các ngành dịch vụ, thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng thì những bộ đồng phục công sở đẹp sẽ giúp nhân viên có cảm giác tự tin khi gặp gỡ khách hàng, đồng thời giúp cho khách hàng có cái nhìn đầy thiện cảm đối với công ty.

Thứ tư, trang phục công sở giúp quảng bá hình ảnh của công ty, doanh nghiệp.

Đây là một trong những phương thức quảng bá hình ảnh, thương hiệu được nhiều công ty lựa chọn. Quần áo công sở cũng là một trong những bộ nhận diện thương hiệu của công ty, bởi chúng có màu sắc, kiểu dáng gần như tương đồng, và mang những dấu hiệu nhận diện công ty. Và mỗi người nhân viên khoác trên người bộ đồng phục công sở sẽ làm nhiệm vụ cao cả là giúp hình ảnh của công ty đi khắp mọi nơi, tiếp xúc với nhiều người, xây dựng nên thương hiệu cá nhân công ty.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest.

3- Một số quy định về trang phục công sở phổ biến

Mỗi công ty thường có những quy định riêng biệt, khác nhau về cách chuẩn mực chung, quy cách đối với loại trang phục công sở của mình. Dưới đây là một số quy định về trang phục công sở phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo.

(i) Trang phục công sở là đồng phục.

Các công ty có quy định trang phục công sở thường là những công ty chuyên về sản xuất, dịch vụ, công nghiệp hoặc công ty xây dựng hay công ty cổ phần nhà nước. Họ thường yêu cầu nhân viên mặc trang phục công sở đồng bộ dạng đồng phục theo quy định chung của công ty. Theo đó, đồng phục của nhân viên thường sẽ có cùng một kiểu áo được in logo hoặc slogan của công ty lên trên áo và được đặt mẫu thiết kế, may đo đồng loạt tại các công ty, xưởng sản xuất chuyên về đồng phục công sở.

Hiện nay rất nhiều công ty lựa chọn trang phục công sở dạng đồng phục. Bởi nó tạo nên hình ảnh, dấu ấn của doanh nghiệp, giúp truyền tải thông điệp và quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả nhất.

(ii) Mặc đồng phục song song với trang phục tự do.

Không chỉ riêng áo quần công sở là đồng phục mà ngay cả những trang phục tự do cũng có thể trở thành trang phục công sở.

Thay vì quy định việc mặc đồng phục đi làm cả tuần, nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn việc xen kẽ trang phục tự do và đồng phục. Thường đồng phục công ty sẽ mặc vào những ngày như thứ hai thứ tư thứ sáu hoặc những ngày như thứ ba, thứ năm, thứ bảy. Việc xen kẽ trên sẽ giúp cho nhân viên bớt nhàm chán, tạo điều kiện cho nhân viên có thể mặc thêm những bộ đồ mà mình yêu thích.

(iii) Tự do lựa chọn trang phục nơi công sở.

Với phong cách truyền thống như nhiều công ty tại Việt Nam việc lựa chọn trang phục công sở không được thoáng và thậm chí một số công ty không quan tâm mấy đến điều này. Điều này dễ gây nhàm chán cho nhân viên.

Để giải quyết vấn đề trên, một số công ty hiện nay đã cho nhân viên mặc tự do, tuy nhiên lại khắt khe trong một khuôn mẫu nhất định với một vài kiểu lặp đi lặp lại. Tuy là là tự do về trang phục công sở nhưng sự tự do ấy vẫn bị bó buộc trong một mức nhất định.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ Luật sư ly hôn tại Công ty Luật TNHH Everest.

4- Một số quy định về trang phục công sở đặc thù

[a] Trang phục công sở của cán bộ, công chức, viên chức

(i) Đối với cán bộ, công chức, viên chức thì hiện không có văn bản cụ thể đề cập đến cách ăn mặc chung cụ thể, mà được quy định sơ lược tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg về Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

Trang phục: Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Lễ phục: Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài, gồm: Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat. Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ comple nữ. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục.

Ngoài nguyên tắc chung nêu trên, mỗi ngành, địa phương lại có quy định riêng về việc các chủ thể phải ăn mặc thế nào khi đi làm, tùy thuộc vào nhiệm vụ cụ thể từng công chức.

Ví dụ: với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, phải mặc áo sơ mi màu trắng, quần xanh đen, đi giày da màu đen, dép quai hậu đối với nam; nữ giới phải mặc sơ mi trắng, váy juýp dáng ôm, đi giày da màu đen… (theo Thông tư 03/2016/TT-TTCP).

(ii) Với cán bộ, công chức, viên chức tại TP. Hồ Chí Minh, theo Điều 5 Quyết định số 67/2017/QĐ-UBND có nêu:

Trang phục: Khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phải mặc trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục được quy định như sau:  Đối với nam: mặc quần tây, áo sơ mi; Đối với nữ: mặc quần tây; váy dài (chiều dài váy tối thiểu ngang gối), áo sơ mi (áo có tay); comple; bộ áo dài truyền thống. Đối với những ngành có quy định riêng về đồng phục thì thực hiện theo quy định của ngành.

Lễ phục: Lễ phục của công chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể. Đối với nam: quần tây, áo sơ mi, cà vạt hoặc bộ comple. Đối với nữ: áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ. Đối với công chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục.

Cụ thể, khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc quần tây, áo sơ mi với nam; mặc quần tây, váy dài (chiều dài tối thiểu ngang đầu gối), áo sơ mi (có tay), comple, áo dài truyền thống đối với nữ. Ngoài ra, đầu tóc phải gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu.

(iii) Với công chức tại Hà Nội, theo Điều 4 Quyết định số 522/QĐ-UBND có nêu:

- Trang phục công sở lịch sự; đầu tóc gọn gàng.

- Tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói tục.

- Đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định.

- Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc.

- Không hút thuốc tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc.

- Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc.

- Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước.

Theo đó, quy định phải mặc trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng. Ngoài ra, phải đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh.

Đối với những đơn vị không phải cơ quan hành chính nhà nước thì không có quy định bắt buộc mà sẽ phụ thuộc vào quy định nội bộ của đơn vị.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ Luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest.

[b] Trang phục công sở ngành thuế

Thuế là một ngành khá đặc thù, vì vậy nên trang phục phải được nghiêm chỉnh thực hiện theo quy định. Quy định trên được thể hiện bằng văn bản pháp luật. Cụ thể, Quyết định số 1054/QĐ-TCT  quy định về quản lý, sử dụng trang phục, và thẻ ngành thuế như sau:

Thứ nhất, về lễ phục.

(i) Lễ phục được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

- Dự Đại hội Đảng các cấp, Đại hội của các tổ chức chính trị-xã hội.

- Dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các cuộc hội đàm, đón tiếp khách quốc tế (khi có yêu cầu).

- Dự lễ đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước (khi có yêu cầu).

- Dự mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, mít tinh kỷ niệm ngày thành lập của ngành, của đơn vị; sự kiện quan trọng cấp tỉnh trở lên.

- Dự lễ tang cấp nhà nước (khi có yêu cầu).

(ii) Mặc lễ phục trong các trường hợp khác do trưởng ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị quyết định.

(iii) Khi mang, mặc lễ phục, người sử dụng phải mặc đồng bộ theo quy định bao gồm: áo lễ phục, áo sơ mi dài tay mặc trong áo lễ phục đông, quần lễ phục hoặc juýp (nữ), phù hiệu, cấp hiệu, caravat, giày da đen, tất chân, mũ kê pi, mũ mềm (nữ) lễ phục, thắt lưng, biển hiệu, cành tùng theo quy định. Trên ngực áo bên trái lễ phục được đeo Huân chương, Huy chương, Kỷ niệm chương, Huy hiệu... (nếu có) do Nhà nước Việt Nam và nước ngoài tặng thưởng.

Thứ hai, về trang phục xuân - hè, thu đông.

(i) Trang phục xuân hè, thu đông được sử dụng khi làm nhiệm vụ, tham dự các lớp học, tập huấn, đào tạo, hội nghị của ngành trừ các trường hợp mặc thường phục dân sự quy định tại khoản 2 Điều 4 (ngoài ngày quy định bắt buộc mặc trang phục Thuế), khoản 1 Điều 13 và mặc lễ phục quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 6 Quy định này).

(ii) Khi mang, mặc trang phục xuân hè, thu đông, người sử dụng phải mặc trang phục đồng bộ theo quy định trong đó:

-Trang phục xuân hè đồng bộ cho nam, nữ gồm: áo ngắn tay, quần hoặc juýp (nữ), phù hiệu, cấp hiệu, thắt lưng, tất chân, giày da đen, biển hiệu, mũ kê pi, mũ mềm (nữ) theo quy định.

- Trang phục thu đông đồng bộ cho nam, nữ gồm: áo thu đông, áo sơ mi mặc trong hang phục thu đông, quần hoặc hoặc juýp (nữ), caravat, phù hiệu, cấp hiệu, thắt lưng, tất chân, giày da đen, biển hiệu, mũ kê pi, mũ mềm (nữ) theo quy định.

Bên cạnh đó, ngành thuế còn có nhiều yêu cầu, quy định cụ thể về một số phụ kiện khác với trang phục như: mũ, cà vạt, áo mưa, giày, thắt lưng,… được quy định từ Điều 8 đến Điều 14 tại Quyết định trên.

[c] Trang phục công sở ngân hàng

Tùy mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những quy định về màu sắc, kiểu dáng khác nhau

Áo sơ mi đồng phục Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) có kiểu dáng đơn giản - áo sơ mi cổ bẻ thông thường. Về màu sắc, trang phục này lấy màu xanh dương làm chủ đạo. Họa tiết trên áo là các đường kẻ dọc màu xanh dương và trắng xen lẫn.

Còn với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV), bộ đồng phục của ngân hàng này cũng lịch sự nhưng không kém phần sang trọng với màu xanh nhã nhặn. Vào mùa đông, ngân hàng lựa chọn mẫu vest cổ điển nhưng không kém phần hiện đại.

Màu xanh lá lại là màu đặc trưng mang tới vẻ sang chảnh mà vẫn vô cùng thân thiện cho ngân hàng Vietcombank. Mặc dù chiếc áo chỉ là màu trắng đơn giản như bao chiếc sơ mi khác, nhưng điểm nhấn quan trọng nhất nằm ở phần phụ kiện đi kèm. Với nhân viên nam, đó là chiếc cà vạt xanh thân thiện, còn với các nhân viễn nữ, phụ kiện đi kèm là chiếc nơ xanh lá thân thiện.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của Công ty Luật TNHH Everest.

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Quy định về trang phục công sở được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Quy định về trang phục công sở có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Quy định về trang phục công sở người đi làm nên biết!

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.25441 sec| 1014.5 kb