Quy trình tư vấn cho doanh nghiệp về quyền sở hữu trí tuệ
Nội dung bài viết
- Nhận dạng đối tượng sở hữu trí tuệ và xác định luật áp dụng
- Soạn thảo bản mô tả sáng chế
- Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu
- Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp bằng biện pháp hành chính
- Áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại hải quan liên quan đến sở hữu trí tuệ
- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Các Luật sư sở hữu trí tuệ xử lý tất cả các vấn đề trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong phạm vi được luật pháp quốc gia cho phép. Các doanh nghiệp thường có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan đến việc quyết định có tiến hành các thủ tục xác lập quyền SHTT hay không, cách thức xác lập quyền như thế nào, làm thế nào để sử dụng quyền SHTT và xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT một cách hiệu quả. Sau đây, Luật Everest xin cung cấp thông tin tới bạn đọc bài viết Quy trình tư vấn cho doanh nghiệp về quyền sở hữu trí tuệ.
Người cung cấp dịch vụ tư vấn SHTT thường cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp sau đây: lựa chọn đối tượng; xác định cách thức và phạm vi bảo hộ; tra cứu, đánh giá khả năng báo hộ; thiết lập các điều kiện bảo hộ và/hoặc lập hồ sơ đăng ký quyền SHTT; theo dõi việc bảo đảm các điều kiện bảo hộ và/hoặc theo dõi tiến trình xét nghiệm; bào đá hiệu lực (duy trì, gia hạn); tư vấn, đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT (hợp đồng li-xăng); tư vấn và đại diện xử lý các hành vi xâm phạm quyền. Mỗi công việc đều có những quy trình và đòi hỏi các kỹ năng chuyên biệt. Dưới đây đề cập tới quy trình thực hiện một số loại công việc thường gặp.
Nhận dạng đối tượng sở hữu trí tuệ và xác định luật áp dụng
Một trong những khó khăn thường gặp đầu tiên của những người sở hữu các đối tượng SHTT là việc nhận biết đối tượng đó là đối tượng nào, được điều chỉnh theo luật gì, từ đó quyết định cách thức giành được quyền sở hữu hợp pháp đối với đối tượng và thực thi quyền sở hữu đối với đối tượng đó một cách hiệu quả.
Để nhận diện đối tượng một cách chính xác, trước hết cần nắm vững định nghĩa và đặc điểm của từng đối tượng theo các quy định pháp luật. Thông thường, để nhận dạng được đối tượng SHTT, cần tiến hành các công việc sau đây: nghiên cứu thông tin về đối tượng; tìm hiểu bản chất, nội dung của đối tượng; khái quát hóa các đặc tính cơ bản của đối tượng; đối chiếu các quy định pháp luật để xếp các đối tượng vào loại thích hợp hoặc loại bỏ đối tượng khỏi danh sách các đối tượng SHTT. Lưu ý các trường hợp: nhiều đối tượng SHTT được hàm chứa trong một thực thể, ví dụ: một sản phẩm máy pha cà phê mới có thể chứa giải pháp kỹ thuật mới là đối tượng của sáng chế; có hình dáng bên ngoài khác biệt là đối tượng của kiểu dáng công nghiệp; hoặc tên doanh nghiệp có thể được bảo hộ với tư cách là tên thương mại nhưng cũng có thể đăng ký phần có khả năng phân biệt với tư cách là nhãn hiệu. Ngoài ra, các đối tượng SHTT còn có sự chồng lần và giao thoa, ví dụ: kiểu dáng công nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Trong các trường hợp này, việc nhận dạng đối tượng chính xác và lựa chọn luật áp dụng phù hợp kèm theo sự phân tích những ưu điểm, nhược điểm và việc bảo hộ của từng loại đối tượng là điều các doanh nghiệp mong muốn nhận được từ Luật sư.
Soạn thảo bản mô tả sáng chế
Bản mô tả sáng chế là tài liệu bắt buộc trong đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, không những là tài liệu kỹ thuật để công khai các nội dung kỹ thuật ra trước công chúng, mà cỏn là tài liệu xác định phạm vi quyền đối với sáng chế của chủ sở hữu. Do đó, bản mô tả sáng chế phải bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó. Công việc này thông thường được tiến hành theo các bước sau đây: tìm hiểu mục đích của việc nộp đơn cấp Bằng độc quyền sáng chế; phân tích và chuẩn bị bản mô tả; soạn thảo và hoàn thiện bản mô tả.
Bước phân tích và chuẩn bị bản mô tả gồm có phân tích dễ hiểu đầy đủ về sáng chế; xem xét phạm vi của sáng chế dựa vào tình trạng kỹ thuật, khái niệm và các thuật ngữ được sir dụng; chuẩn bị hình vẽ và nội dung cho các phần của bản mô tả. Lưu ý tính nhất quán giữa các thuật ngữ được sử dụng trong phần phân tích và trên các hình vẽ; xác định dạng thể hiện yêu cầu bảo hộ.
Bước soạn thảo bản mô tả dựa vào phần tóm tắt sáng chế và phần tóm lược về thử nghiệm. Bản mò tá gồm các nội dung sau: tên sáng chế; yêu cầu bảo hộ; mô tả chi tiết sáng chế; mô tả vắn tắt các hình vẽ nếu sáng chế có hình vẽ. Nội dung tương ứng của từng phần được thể hiện lần lượt theo các cách sau:
- Tên sáng chế phải được đặt sao cho có thế thể hiện được nội dung chính của sáng chế một cách ngắn gọn và rõ ràng. Do đó nên sử dụng số lượng tối thiểu các từ và cụm từ để thể hiện tên sáng chế, nhưng vẫn đù đề chuyên gia trong lĩnh vực xác định được sáng chế thuộc về chuyên ngành nào. Cách đơn giản nhất để đặt tên sáng chế là sử dụng phần dầu câu của một điểm thích hợp trong phần yêu cầu báo hộ sau khi bàn mõ tã đã hoàn thành.
- Yêu cầu bảo hộ là cơ sở xác định phạm vi bảo hộ của sáng chế và chính là phạm vi quyền sở hữu của Bằng độc quyền sáng chế khi văn bằng được cấp. Nội dung trình bày trong yêu cầu bảo hộ phải ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản để xác định đối tượng và phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ. Yêu cầu bảo hộ có thể được thể hiện theo dạng mô tả nội dung; liệt kê dấu hiệu hoặc đưa ra các điểm khác biệt.
- Mô tả chi tiết sáng chế phải được thể hiện sao cho căn cứ vào nội dung được mô tả trong đơn, bất kỳ người nào trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện ngay được sáng chế mà không cần tham khảo các tài liệu khác. Nội dung của phần này được chia thành các mục với các tên gọi tương ứng như sau: lĩnh vực kỹ thuật; tình trạng kỹ thuật của sáng chế; bản chất kỹ thuật của sáng chế; mô tả vắn tắt các hình vẽ (nếu cỏ); mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế; ví dụ thực hiện sáng chế; hiệu quả của sáng chế.
Bước hoàn thiện Bản mô tả được tiến hành sau khi mô tả xong cả hai phần “Yêu cầu bảo hộ” và “Mô tả chi tiết sáng chế”. Nếu có hình vẽ, cần kiểm tra xem đã gõ các ký hiệu trên hình vẽ tương ứng với phần giái thích trong Bản mô tả hay chưa. Toàn bộ Bảng mô tả được đọc kỹ lại đề bảo đảm không có sự mâu thuẫn nào trong nội dung của Bản mô tả và việc sử dụng các thuật ngữ là thống nhất.
Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu
Việc tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn là công việc mà người nộp đơn thường yêu cầu Luật sư tiến hành để tránh những rủi ro đáng tiếc có thế xảy ra khi nhãn hiệu bị từ chối bởi những lý do xác định dược tại thời điểm nộp đơn. Việc này giúp cho người nộp đơn tiết kiệm được thời gian, chi phí và có những quyết định đúng đắn về việc theo đuổi quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hay lựa chọn nhãn hiệu khác để đăng ký. Việc tiến hành đăng ký nhãn hiệu thông thường được tiến hành thông qua việc xác định: Nhãn hiệu dự kiến có phù hợp với quy định về các dấu hiệu được đăng ký với danh nghĩa là nhãn hiệu hay không; Nhãn hiệu có hoặc chứa các dấu hiệu thuộc yếu tố không được bảo hộ hay không; nhãn hiệu có khả năng phân biệt hay không?
Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp bằng biện pháp hành chính
Hiện nay, biện pháp hành chính được áp dụng phổ biến để xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT bởi thời gian xử lý nhanh, chi phí thấp, hiệu quả cao. Đặc biệt, đối với các trường hợp xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thanh tra chuyên ngành SHCN là cơ quan thực thi được các chủ sở hữu quyền và các luật sư tín nhiệm.
Quy trình xử lý xâm phạm quyền SHTT đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp bằng biện pháp hành chính, thông qua thanh tra chuyên ngành SHTT gồm các công việc cơ bản sau: Tiếp nhận yêu cầu xử lý xâm phạm quyền; nghiên cứu tài liệu, chứng cứ; xác định hành vi vi phạm; chuẩn bị hồ sơ yêu cầu xử lý xâm phạm quyền; theo dõi tiến trình xử lý xâm phạm quyền; tiếp nhộn kết quả thanh tra, hồ sơ yêu cầu xử lý xâm phạm quyền gửi tới cơ quan thanh tra chuyên ngành gồm các tài liệu cơ bản sau đây: Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền; giấy ủy quyền (trong trường hợp Luật sư là người đại diện cho chủ sở hữu quyền); chứng cứ chứng minh chủ thể quyền bao gồm bán gốc hoặc bản sao có xác nhận Văn bằng bảo hộ hoặc bản trích lục đăng bạ quốc gia về SHTT; chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm, bao gồm tài liệu mô tả, hiện vật liên quan đến đối tượng bảo hộ, vật màu/ảnh chụp/bán ghi hình sản phẩm bị nghi ngờ chứa yếu tố xâm phạm quyền; bản gíao trình/so sánh sản phẩm bị nghi ngờ với đối tượng được bảo hộ, các tải liệu khác chứng minh hành vi xâm phạm quyền; đề xuất biện pháp xử lý vi phạm. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành gồm các bước sau: tiếp nhận yêu cầu xử lý vi phạm; thụ lý đơn; ra quyết định (từ chối thụ lý đơn: dừng thủ tục hoặc thanh tra kiểm tra). Quá trình thanh tra, kiểm tra được tiến hành qua các bước sau: quyết định thanh tra; thanh tra kiểm tra tại cơ sở; lập biên bản thanh tra, lấy mẫu vi phạm; xin ý kiến chuyên môn hoặc trưng cầu giám định; lập biên bán. niêm phong, tạm giữ sản phẩm vi phạm; kết luận thanh tra hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính).
Áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại hải quan liên quan đến sở hữu trí tuệ
Các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu bao gồm: tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT; kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được các chủ sở hữu quyền SHTT áp dụng nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền tại cửa khẩu. Quy trình yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan thông thường được tiến hành qua các bước sau đây: chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan; tiếp nhận quyết định tạm dừng thủ tục hải quan; cung cấp chứng cứ, văn bản giám định về hành vi xâm phạm quyền; yêu cầu cơ quan hải quan xử lý hành vi vi phạm hành chính hoặc nộp đơn khởi kiện tại tòa án.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.



TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm