Người chấp hành xong án phạt tù có quyền và nghĩa vụ gì?
1- Nguyên tắc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng
Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/04/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng, trong đó có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù.
Nguyên tắc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng theo Điều 3 Nghị định số 49/2020/NĐ-CP như sau:
- Thực hiện đúng quy định của Nghị định 49/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan; bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật.
- Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân và người chấp hành xong hình phạt tù.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
2- Quyền của người đã chấp hành xong án phạt tù
Việc bảo vệ quyền của người đã chấp hành bản án có ý nghĩa quan trọng, mang tính đặc thù về yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội trước mắt và lâu dài đối với công dân.
Theo Khoản 2 Điều 46 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt tù, tù nhân sẽ được trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu hoàn chỉnh thủ tục theo quy định của pháp luật để trả tự do cho phạm nhân:
- Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho người đã chấp hành xong án phạt tù;
- Cấp khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng;
- Cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc;
- Trả lại đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác mà phạm nhân đã gửi tại nơi chấp hành án phạt tù quản lý.
Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù và lưu trú tại cơ sở lưu trú do cơ quan quản lý thi hành án hình sự chỉ định trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh.
Các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng sẽ thực hiện các công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân theo các quy định tại Nghị định 49/2020/NĐ-CP như:
- Được tư vấn, trợ giúp về tâm lý;
- Được hỗ trợ các thủ tục về mặt pháp lý;
- Được đào tạo và nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm;
- Được định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm;
- Được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam cho phạm nhân khi tái hòa nhập cộng đồng;
- Được hỗ trợ về mặt thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng
- Được thông báo phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù
- Được đăng ký thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
- Được quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xóa án tích khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi có nhu cầu.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
3- Nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù
Người đã chấp hành xong hình phạt tù để tái hòa nhập cần có sự chuẩn bị về tâm lý và nghề nghiệp để tự nuôi sống bản thân mình. Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào công tác giáo dục, cải tạo tại trại giam, đặc biệt là các cán bộ quản giáo. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng sẽ phải diễn ra ngay từ khi ở trong trại giam, trong quá trình lao động, cải tạo của chính người đang chấp hành hình phạt tù. Họ phải tự nhận thức được lỗi lầm của mình và tích cực cải tạo, học tập để từ đó quyết tâm thay đổi bản thân trở thành người có ích cho xã hội. Vấn đề học nghề trong trại giam cần có định hướng cụ thể để sau khi trở về với cuộc sống đời thường, họ có thể tiếp tục làm nghề được học để tạo thu nhập nuôi sống bản thân. Cụ thể về nghĩa vụ của nguoiwf đã chấp hành xong án phạt tù khi tái hòa nhập cộng đồng như sau:
- Phải trở về nơi cư trú và xuất trình Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù hoặc Giấy chứng nhận đặc xá với ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, đơn vị công tác cũ theo đúng thời gian quy định.
- Phải chịu sự quản lý, giáo dục, giám sát của chính quyền địa phương, đơn vị, tổ chức xã hội và nhân dân nơi cư trú, công tác, học tập trong thời gian chưa được xóa án tích.
- Phải định kỳ báo cáo kết quả chấp hành pháp luật và việc thực hiện các cam kết, nghĩa vụ dân sự (nếu có) với chính quyền địa phương hoặc cơ quan, đơn vị nơi cư trú, công tác, học tập.
- Phải tích cực lao động, học tập và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật khác.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Người chấp hành xong án phạt tù có quyền và nghĩa vụ gì? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Người chấp hành xong án phạt tù có quyền và nghĩa vụ gì? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm