Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài
1- Quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài
Tất cả các nhà đầu tư cho dù là nhà đầu tư ra nước ngoài hay nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và các nhà đầu tư ở trong nước cũng có các quyền và nghĩa vụ giống nhau. Với chính sách và quy định của pháp luật Việt Nam là mang đến sự công bằng, văn minh. Tuy nhiên, xuất phát từ chính sách, từ vị trí và vai trò của hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng như yêu cầu quản lí nhà nước về đầu tư ra nước ngoài nên Luật đầu tư đã ghi nhận thêm một số quyền và nghĩa vụ đặc thù cho nhà đầu tư ra nước ngoài như sau:
- Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lí ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận;
- Được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài;
- Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư;
- Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chế độ báo cáo định kì về tài chính và hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam;
- Khi kết thúc hoạt đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước von, tài sản, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài quy định ở trên thì phải được sự đổng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest
2- Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài
Đối với những dự án đầu tư ra nước ngoài, Nhà nước đã đưa ra những quy định về kiểm soát dự án ngay từ giai đoạn đầu. Trong một số trường hợp, việc tiến hành dự án cần có sự chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước. Nội dung này được quy định tại Điều 56 Luật Đầu tư 2020 như sau:
- Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án:
(i) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên.
(ii) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Trừ các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
(i) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên.
(i) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp trên nhưng có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
Các dự án đầu tư không thuộc các trường hợp trên không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Những yêu cầu đặt ra với các dự án thông thường được đơn giản hơn khi không phải thông qua bước chấp thuận của cơ quan nhà nước nhưng các quyết định đầu tư ra nước ngoài phải tuân theo pháp luật liên quan.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest
3- Điều kiện cấp phép đầu tư ra nước ngoài
Điều kiện được cấp phép đầu tư ra nước ngoài có thể hiểu là điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 60 Luật Đầu tư 2020. Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Theo Điều 51 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư 2020, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Thứ hai, không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
Thứ ba, nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
Thứ tư, có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư năm 2020.
Thứ năm, có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm