Rèn luyện kỹ năng giao tiếp của Luật sư

26/06/2021

 

Đối với luật sư thì kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt trong quan hệ với khách hàng và bên thứ ba khác.

 

 

Kỹ năng nghe Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Kỹ năng giao tiếp

 

 

Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Trong quá trình trao đổi thông tin, một thông điệp chỉ thật sự thành công khi cả người gửi và người nhận đều lĩnh hội nó theo cùng một cách. Sự thành công và hiệu quả này không tự nhiên mà có mà phải thông qua kỹ năng giao tiếp. Đối với luật sư thì kỹ năng này đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt trong quan hệ với khách hàng và bên thứ ba khác.

 

 

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

 

 

Trong quá trình hành nghề luật sư, luật sư thường tiếp xúc nhiều đối tượng khác nhau như khách hàng, cơ quan nhà nước, đồng nghiệp,... Việc tiếp xúc với những chủ thể này thông qua hoạt động trao đổi thông tin được gọi là giao tiếp. Như vậy giao tiếp là hoạt động liên tục, diễn ra hàng ngày đối với luật sư, cụ thể:

 

 

- Đối với khách hàng: Thông qua việc giao tiếp với khách hàng, đặc biệt là quá trình tiếp xúc ban đầu, luật sư thể hiện trình độ, khả năng của mình và tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Bên cạnh đó, luật sư còn vận dụng kỹ năng giao tiếp để thu thập các thông tin có liên quan về vụ việc một cách đầy đủ và toàn diện nhất nhằm mục đích xác định rõ các yêu cầu của khách hàng. Hơn nữa, trong quá trình tư vấn, với kỹ năng giao tiếp tốt, luật sư sẽ có thể truyền đạt đầy đủ ý kiến tư vấn pháp luật cho khách hàng.(tìm hiểu: tư vấn luật hình sự miễn phí)

 

 

- Đối với các cơ quan nhà nước: Bên cạnh mối quan hệ với khách hàng, luật sư còn phải làm việc với các cơ quan nhà nước ở địa phương và trung ương  trong quá trình thực hiện các thủ tục cấp phép chấp thuận từ cơ quan nhà nước hay xin ý kiến của cơ quan nhà nước về những vướng mắc mà trên thực tế chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh hoặc pháp luật có điều chỉnh nhưng không rõ ràng. Do đó, luật sư cũng cầu kỳ co léo và sử dụng những kỹ năng cần thiết để làm việc với các cơ quan nhà nước được hiệu quả.

 

 

- Đối với đồng nghiệp: Không giống như luật sư tranh tụng , quan hệ đồng nghiệp của luật sư tư vấn không tập trung chủ yếu tại phiên tòa với các luật sư đồng nghiệp bên phía đối tụng mà tập trung chủ yếu ở hai quan hệ: (i) quan hệ với các luật sư khác trong cùng tổ chức hành nghề luật sư; và (ii) quan hệ với các luật sư đồng nghiệp cùng cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Theo đó, sự phối hợp nhịp nhàng trong khi quan hệ nói trên sẽ là cơ sở để đem lại những dịch vụ pháp lý tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Và để làm được điều đó, luật sư cũng cần có kỹ năng giao tiếp để truyền đạt, trao đổi thông tin hiệu quả với các luật sư đồng nghiệp về các dung tư vấn cho khách hàng.(xem thêm: hợp đồng vay tiền)

 

 

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng và cần thiết đối với luật. sư, nhất là khi phải thường xuyên trao đổi nội dung công việc với khách hàng. Giao tiếp là một trong những kỹ năng cơ bản nhất mà mội luật sư cần có, bởi lẽ nếu không thể giao tiếp được hay giao tiếp không hiệu quả thì dù có rất giỏi chuyên môn, luật sư cũng không thể truyền đạt tối những ý kiến, quan điểm của mình đến với khách hàng hay với các cơ quan nhà nước, đồng nghiệp.

 

 

Do vậy, để có thể phát triển được trong môi trường hành nghề luật sư, mỗi luật sư cần trau dồi cho mình các kỹ năng giao tiếp và khả năng giao tiếp bằng nhiều ngoại ngữ khác nhau để bổ trợ cho chuyên môn nghề nghiệp cũng như thể hiện được tính chuyên nghiệp trong quá trình làm việc.

 

 

Những yếu tố cần thiết để giao tiếp tốt

 

 

Để có thể giao tiếp tốt, luật sư phải hiểu thông điệp mình muốn truyền tải là gì? Đối tượng của thông điệp đó là ai? Và thông điệp đó sẽ được truyền đạt qua phương tiện nào? Bên cạnh đó, cũng cần cân nhắc bối cảnh xung quanh có thể ảnh hưởng đến việc giao tiếp của mình, ví dụ như tình huống thực tế hay bối cảnh văn hóa.

 

 

Việc trình bày, lập luận, phân tích các vấn đề một cách logic, hợp lý và thuyết phục được người nghe là điều đặc biệt quan trọng đối với luật sư. Khi nhắc đến luật sư thông thường sẽ nghĩ đến sự chỉn chu, tác phong chững chạc, nghiêm túc và đáng tin cậy. Do đó, khi tiếp xúc với khách hàng, luật sự cần sử dụng những ngôn từ và ứng xử văn hóa phù hợp với từng đối tượng khách hàng để tạo được dấu ấn và niềm tin ngay lần đầu tiên gặp mặt. Những ấn tượng có được trong quá trình tiếp xúc ban đầu sẽ hình thành và ảnh hưởng sâu sắc nhất đến cách nhìn của khách hàng đối với luật sư đó. Nếu Luật sư trong buổi gặp gỡ đầu tiên thể hiện được tác phong chuyên nghiệp qua việc sử dụng ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu, giọng nói có âm lượng vừa đủ, trình bày các vấn đề khúc chiết, trôi chảy và thái độ ứng xử phù hợp...thì khách hàng sẽ có ấn tượng tốt, suy nghĩ tích cực và sự tin tưởng đối với luật sư đỏ. Ngược lại, nếu luật sư lần đầu tiếp xúc khách hàng mà sử dụng những ngôn từ không phù hợp (từ địa phương, từ nhiều nghĩa ...), có giọng nói quả to hoặc quá nhỏ, trình bày vấn đề một cách lộn xộn, không logic thì khách hàng sẽ không có thiện cảm cũng như thiểu lòng tin ở luật sư ngay cả khi luật sư có chuyên môn pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn tốt.

 

 

Về cách thức tư vấn, bên cạnh việc tư vấn trực tiếp bằng lời nói, luật sư cũng có thể thực hiện việc tư vấn bằng văn bản để khách hàng có thời gian đọc và nghiên cứu nội dung tư vấn Tư vấn bằng văn bản sẽ tránh được cách hiểu sai của khách hàng về nội dung mà luật sư muốn truyền đạt cho khách hàng mà việc tư vấn trực tiếp bằng lời nói gặp phải. Tuy nhiên, việc tư vấn bằng văn bản cũng có một số bất lợi mà tư vấn trực tiếp khắc phục được như: tư vấn bằng văn bản có thể dẫn đến một số nội dung khách hàng chưa rõ và phải trao đổi nhiều lần, làm mất nhiều thời gian. Trong khi đó, với việc tư vấn trực tiếp, luật sư có thời gian và kịp thời giải thích những nội dung mà khách hàng còn thắc mắc hoặc có ý kiến khác. Do đó, tùy theo từng nội dung tư vấn mà khách hàng yêu cầu, luật sư sẽ lựa chọn sử dụng hình thức tư vấn phù hợp.(đọc thêm về: hợp đồng đặt cọc mua đất)

 

 

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

 

 

Như đã trình bày ở trên, để có thể giao tiếp tốt, luật sư phải hiểu rõ thông điệp mình muốn truyền tải là gì? Đối tượng tiếp nhận là ai? Và thông điệp đó sẽ được lĩnh hội như thế nào? Bên cạnh đó, cũng cần cân nhắc đến bối cảnh xung quanh có thể ảnh hưởng đến việc giao tiếp của mình, ví dụ như tinh huống thực tế hay bối cảnh văn hóa. Kỹ năng giao tiếp trong quá trình hành nghề luật sư vừa bao gồm cả kỹ năng lắng nghe, trình bày vấn đề và thuyết phục đối tượng.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật thương mại được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

 

 

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Rèn luyện kỹ năng giao tiếp của Luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.24469 sec| 953.984 kb