Rủi ro của Người làm pháp chế doanh nghiệp

18/10/2022
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Trong hoạt động kinh doanh của mình doanh nghiệp luôn gặp phải những vấn đề pháp lý nhất định, dù đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Từ quản lý nội bộ doanh nghiệp, phát triển kinh doanh… tất cả đều tiềm ẩn nguy cơ có thể phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, thiệt hại phát sinh từ những rủi ro pháp lý không đáng có. Và mỗi doanh nghiệp trong thời kỳ hiện nay đều cần bộ phận pháp chế. Vậy người làm pháp chế doanh nghiệp có đối diện với những rủi ro nghề nghiệp không? Những rủi ro của Người làm pháp chế doanh nghiệp sẽ bắt nguồn từ đâu?

1- Trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính

Công việc pháp chế là công việc tư vấn, tham mưu cho người quản lý, điều hành doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày, ở vị trí của người phụ giúp công việc. Rât ít trường hợp người làm pháp chế tự mình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình làm việc, liên quan đến hoạt động của mình. Tuy nhiên, người làm pháp chế, là người thực hiện các công việc giúp việc liên quan đến thủ tục, giấy tờ. Vậy nên, hành vi vi phạm pháp luật về hình sự, liên quan đến công việc của người làm pháp chế, thường ở vai trò là đồng phạm, là người thực hành, đồng phạm với người quản lý, điều hành doanh nghiệp trực tiêp chì đạo thực hiện hành vi phạm tội, mà họ đóng vai trò là người tổ chức.

Qua quá trình theo dõi, tìm hiểu các vụ án hình sự có liên quan đến nghề pháp chế, chúng tôi nhận thấy người làm pháp chế, nếu không thận trọng, cảnh giác có thể rơi vào tình thế khó xử, phải thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự, theo yêu cầu, chi đạo của chủ doanh nghiệp, cấp trên.

Một số ví dụ về hành vi mà chúng tôi biết được qua các bản án hình sự, được Tòa án xét xử gần đây để quý Vị có cơ hội tìm hiểu, hạn chế mắc sai làm có thể dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự như: làm giả hồ sơ, tài liệu của cơ quan, tổ chức, thể hiện qua hành vi lập khống giấy tờ, cạo sửa, cắt dán giấy tờ để sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, để thực hiện một số thủ tục cho doanh nghiệp; lập hợp đồng, hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cấp trên để hợp thức hóa các hóa đơn, chứng từ, hỗ trợ che giấu doanh thu để trốn thuế; lập các giấy tờ, tài liệu theo chi đạo của cấp trên để giúp cấp ữên lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác... Nếu người làm pháp chế doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như nêu trên, mà không phải là tội phạm, thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Trách nhiệm phát sinh trong quan hệ lao động

Người làm pháp chế doanh nghiệp nói chung, người hành nghề luật sư với tư cách cá nhân tại doanh nghiệp nói riêng, về mặt pháp lý, đều là người làm thuê, nhận lương theo hợp đông lao động với doanh nghiệp. Do đó, bản thân người làm pháp chế doanh nghiệp, nếu vi phạm quy định trong nội quy lao động hoặc thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động thì có thể bị xử lý kỷ luật lao động. Trong trường hợp này, nếu hành vi vi phạm nhẹ, có thể bị khiển trách, nếu nặng hơn thì có thể bị kéo dài thời hạn nâng lương, bị cách chức, thậm chí có thể bị sa thải dẫn đến mất việc làm.

Hành vi vi phạm kỷ luật lao động chủ yếu là hành vi của người lao động về việc không thực hiện đúng quy định của doanh nghiệp về việc tuân theo thời gian làm việc, nghỉ ngơi, không thực hiện theo yêu cầu công nghệ và mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định. Việc tuân thủ nội quy lao động và pháp luật lao động không phải chỉ có người làm pháp chế phải tuân thủ, mà là yêu cầu chung của người lao động trong doanh nghiệp, do vậy chúng tôi không đi sâu phân tích về loại trách nhiệm này.

Như đã trình bày ờ trên, người làm pháp chế cho doanh nghiệp là người lao động, nên nếu vi phạm quy định trong nội quy lao dộng hoặc thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, thì có thể bị buộc phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp , hành vi vi phạm có thể là làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của doanh nghiệp hay tài sàn khác do doanh nghiệp giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp,…

Xem thêm: Yếu tố nào thuộc phạm vi công việc pháp chế doanh nghiệp

3- Tiêu chuẩn đối với người làm pháp chế doanh nghiệp

Với những rủi ro trên thì tiêu chuẩn để chọn một người đảm nhiệm vị trí pháp chế doanh nghiệp thì cần những tiêu chuẩn riêng. Để có khả năng vừa áp dụng linh hoạt kiến thức luật cũng như tránh những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp cũng như cho chính mình.

Không phải ở trường hợp nào, vai trò pháp chế doanh nghiệp cũng chỉ do một người đảm nhiệm. Thông thường, Doanh nghiệp sẽ hình thành ban pháp chế doanh nghiệp có nhiều hơn một người để thực hiện tốt công tác kiếm tra giám sát. Do đó, tùy theo vị trí sắp xếp theo nhu cầu của từng đơn vị, các tiêu chuẩn đặt ra đối với cá nhân cụ thể ứng tuyển vào làm việc tại vị trí pháp chế doanh nghiệp có thể sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chung với người Pháp chế doanh nghiệp như sau:

Có kiến thức học vấn đạt trình độ cử nhân luật trở lên;

(i) Am hiểu Pháp luật  liên quan trực tiếp các lĩnh vực kinh doanh của công ty;.

(ii) Sử dụng tốt vi tính, thành thạo các phần mềm tin học văn phòng: Microsoft Word, Excel, PowerPoint;

(iii) Kỹ năng soạn thảo, tra cứu và thẩm định văn bản;

(iv) Kỹ năng hoạch định, triển khai, kiểm soát và báo cáo công việc;

(v) Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục;

(vi) Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức hiệu quả;

(vii) Kỹ năng ngoại ngữ (Tùy từng đơn vị có yêu cầu hay không yêu cầu, hoặc yêu cầu ngoại ngữ là tiếng Anh hoặc thứ tiếng khác);

Xem thêm: Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp,chủ doanh nghiệp

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Rủi ro của người làm pháp chế doanh nghiệp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Rủi ro của người làm pháp chế doanh nghiệp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. 

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org. vn.

0 bình luận, đánh giá về Rủi ro của Người làm pháp chế doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.57213 sec| 963.195 kb