Sự hình thành và phát triển nghề luật sư ở Việt Nam

06/03/2021

 

Thời kỳ nhà Lê, có thể nói sự hình thành và phát triển của triều đại nhà Lê có bước tiến quan trọng trong phát triển pháp luật, bắt đầu từ Lê Thái Tổ tức Lê Lợi. Từ khi lên ngôi, ông đã có quan điểm cho rằng “Từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật. Cho nên học tra, đặt ra pháp luật để dậy các tướng hiệu, quan lại, dưới để dân trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều luật thì làm, điều chẳng lành thì chớ để đến nỗi phạm phán”.

 

 

hình thành và phát triển Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Sự hình thành và phát triển của nghề luật giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam 

 

 

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thời kỳ Bắc thuộc, khoảng hơn 1000 năm sau Công nguyên chỉ có thời kỳ độc lập ngắn, nước Vạn Xuân (541 - 602), thời kỳ này pháp luật chủ yếu là luật tục và tập quán, việc xét xử là công việc của Triều đình phương Bắc, tội có tính áp đặt, phản vật là của vua và chúa, nước ta chưa có chế định người bào chữa và biện hội nghề luật sư chưa xuất hiện...

 

 

Tiếp theo thời kỳ các nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập, sau khi Pu quận Nam Hán, Ngô Quyên xưng vương đóng đô ở Cổ Loa huyện Đông An sửa sang Việt Cái trị, Xây dựng quốc gia độc lập, mở màn cho thời kỳ nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam, đó là các triều đại Định, tiền Lê, Lý, Trần, Ho, hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Nổi bật qua một số thời đại, khi các Nhà nước phong kiến đang lên đã xây dựng một số quy định pháp luật tiến bộ với những nét đặc trưng riêng và nghe thấy cung, thầy kiện cũng nhen nhóm xuất hiện.

 

 

Các triều đại hình thành qua từng thời kỳ như thế nào?

 

 

Sự hình thành và phát triển thời kỳ Triều Lý, qua các thư tịch cổ thì hình thư thời Lý là bộ luật thành văn đầu tiên của Lịch sử lập pháp thành văn Việt Nam: “Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cột làm cho khắc nghiệt, thậm chí nhiều người còn bị oan uổng quả đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thần san định luật lệnh, châm trước cho thích dụng với thời thể, chia ra mốn loại, chế biến thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu, sách làm xong xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng, rõ ràng cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đúc tiến Minh Đạo”. Tuy nhiên, nghề luật sư trong thời kỳ này không phát triển do pháp luật thời kỳ này không những không có chế định về bào chữa, mà còn có các quy định cấm và hạn chế nghề thầy cung, thầy kiện và việc khiếu kiện của công dân: “không được xúi người khác đi kiện”, “án đã xử xong mà khiếu kiện thì tôi sẽ nặng hơn”. Đời vua Lý Anh Tông vua xuống Chiếu cho các ty xử án, xử phạt kẻ tranh chấp trái phép vào tháng 6 nhuận, trong đó có quy định “kẻ nào tranh bậy không hợp điều luật pháp chế thì xử 60 trượng"

 

 

Thời kỳ nhà Trần, nước ta tập trung kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Trong khoảng thời gian hòa bình ngắn ngủi để xây dựng và phát triển đất nước, Vương Triều Trần đã xây dựng được 5 bộ luật quan trọng, trong đó có Quốc triều thống chế gồm 20 quyển ban hành năm 1230, Quốc triều thường lễ gồm 10 quyển ban hành năm 1930, Hình thư luật gồm 1 quyển ban hành năm 1341, Hoàng triều đại điển gồm 10 quyển ban hành năm 1341 và Năm công văn cách thức quyền hạn được ban hành năm 1990. Tuy nhiên, nghề luật sư trong thời kỳ này cũng không phát triển, việc khiếu kiện của người dân là rất khó khăn, cho dù việc kiện là đúng lý nhưng cũng khó lấy lại được công bằng, nếu người đi kiện không gặp được bậc quan, vua công minh. Tin

 

 

Thời kỳ nhà Lê, có thể nói sự hình thành và phát triển của triều đại nhà Lê có bước tiến quan trọng trong phát triển pháp luật, bắt đầu từ Lê Thái Tổ tức Lê Lợi. Từ khi lên ngôi, ông đã có quan điểm cho rằng “Từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật. Cho nên học tra, đặt ra pháp luật để dậy các tướng hiệu, quan lại, dưới để dân trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều luật thì làm, điều chẳng lành thì chớ để đến nỗi phạm phán”. Đến đời vua Lê Thánh Tông (cháu nội vua Lê Thái Tổ) đã soạn thảo và ban hành Quốc triều Hình luật hay còn được gọi là luật Hồng Đức, được vua Lê Thánh Tông ra lệnh soạn thảo bắt đầu vào năm 1470 đến năm 1483 (sau 14 năm) được công bố áp dụng. Với 6 quyển, 13 chương, 722 điều, khoản. Trong lĩnh vực xét xử, tranh tụng và bào chữa, trong chương Đoản ngục - Xử án đã quy định một số nguyên tắc rất tiến bộ trong tố tụng hình sự công bằng với tính nhân đạo sâu sắc đã được hình thành - nguyên tác tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc xét xử khách quan, xác định cụ thể trách nhiệm của quan lại, quan xét án lúc bây giờ, từ điều tra (tra khảo), công tố, xét xử, bào chữa đến thi hành án. Đặc biệt, chế định bào chữa với các quy định tiến bộ đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam đã ra đời: “Các quan xét án, phải theo tờ cáo trạng mà xét hỏi, nếu ra ngoài cáo trạng, tìm việc khác để buộc tội người thì xử cố ý bắt tội người” (Điều 607 - 13), “Người có tờ trạng kêu oan, được bầy tỏ khi hỏi kiện... được đối chất” (Điều 687- 30). Theo quy định tại Điều 691, việc xét xử người có tội sao cho tâm phục, khẩu phục, nếu người phạm tội không nhận tội thì quy định hội đồng thẩm hình phải xét lại cho rõ ràng, bên cạnh đó, cho phép người bị kết tội được phép bào chữa, rồi xét lại kỹ càng”. Các quy định trong Bộ luật Hồng Đức đã ghi nhận nhiều quan điểm mới, tiến bộ về việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội, cho phép họ tự bào chữa và bảo đảm việc tranh luận, phản biện trở lại đối với các bên một cách kỹ lưỡng, đã góp phần đảm bảo cho hoạt động xét xử nói chung được thực hiện công bằng hơn và người dân được có cơ hội cung cấp chứng cử và tranh biện với sự giúp đỡ của một số người có hiểu biết luật pháp trong xã hội. Người có hiểu biết luật pháp trong xã hội, có cơ hội để thực hiện một số công việc của nghề “thầy cung, thầy kiện” có tính chất như nghề luật sư ngày nay.

 

 

Ngoài một số tư tưởng tiến bộ về quyền bào chữa, đặc biệt được ghi nhận trong Quốc triều Hình luật của triều đại nhà Lê, tạo cơ sở cho hoạt động nghề “thầy cung, thầy kiện”, nghề luật sư trong giai đoạn các Nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam hầu như chưa phát triển. Trong xã hội phong kiến Việt Nam nói chung, nghề “thầy cãi, thầy cung, thầy kiện” có vị trí thấp, chưa được coi trọng trong xã hội, bởi cách nhìn chưa đúng về nghề này. Quan niệm chưa đúng về nghề luật sư trong xã hội phong kiến có nguyên nhân chính thuộc về bản chất của nhà nước và pháp luật phong kiến với đặc trưng về chuyển quyền, độc đoán, bảo vệ đặc quyền, đặc lợi một cách tuyệt đối của Vua và giai cấp địa chủ, phong kiến và các quan lại trong xã hộ). nghề luật sư chưa có chỗ đứng trong xã hội phong kiến cũng có nguyên" trong xã hội phong kiến với quan niệm các bậc vua chúa phong kiến luôn coi mình là “thay trời hành đạo”, “kẻ bảo vệ dân và bảo vệ sự công bằng”, ý chí của vua là luật cao nhất.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Sự hình thành và phát triển nghề luật sư ở Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.27362 sec| 954.242 kb