Sự ra đời của cơ quan hiến định pháp luật và Hội đồng bầu cử Quốc gia

24/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Đảng cộng sản Việt Nam đã thẳng thắn nhận định một trong những hạn chế của công tác lí luận là về nhận thức chưa làm sáng tỏ được vấn đề kiểm tra, giám sát quyền lực, bảo đảm quyền lực không bị tha hóa và bị lạm dụng; chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề làm sao để tránh chồng chéo cũng như tránh lạm quyền trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, về cơ chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Nhà nước

I- Sự ra đời của cơ quan hiến định pháp luật ở Việt Nam

1- Hiến pháp năm 2013 và sự xuất hiện các quy định về cơ quan hiến định độc lập trong Hiến pháp

Trong lịch sử hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, CQHĐĐL là một khái niệm mới. Bản thân thuật ngữ “CQHĐĐL” cũng mới được chính thức sử dụng bởi Uỷ ban dự thảo Hiến pháp năm 2013 khi Uỷ ban này giải trình trước Quốc hội khóa XIII về dự thảo Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 cũng là Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Việt Nam có quy định về CQHĐĐL, bao gồm hai cơ quan là Hội đồng bầu cử quốc gia (HĐBCQG), được quy định tại Điều 117 và KTNN, được quy định tại Điều 118. Tuy lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp và chính thức có đầy đủ đặc điểm của CQHĐĐL song HĐBCQG và KTNN không phải là những cơ quan hoàn toàn mới trong bộ máy nhà nước Việt Nam. HĐBCQG có thể được coi là phiên bản được hiến định và nâng cấp từ Hội đồng bầu cử trung ương, cơ quan vẫn thường được thành lập trong thời gian trước đây mỗi khi tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa mới. KTNN đã được thành lập từ năm 1994, được nâng cấp trở thành cơ quan của Quốc hội năm 2005 và đến năm 2013 được chính thức quy định trong Hiến pháp và qua đó mang đầy đủ đặc điểm của một CQHĐĐL. Hai cơ quan HĐBCQG và KTNN sẽ được giới thiệu chi tiết ở các mục sau của chương này.

Vấn đề đặt ra ở đây là vì lí do nào mà HĐBCQG và KTNN được đưa vào Hiến pháp năm 2013, qua đó đánh dấu sự ra đời của một loại cơ quan mới trong bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - CQHĐĐL?

2- Lí do ra đời quy định về các cơ quan hiến định độc lập trong Hiến pháp năm 2013

Có thể nói, sự ra đời của các CQHĐĐL ở Việt Nam không nằm ngoài quy luật đã đề cập trên đây: CQHĐĐL xuất hiện trong bộ máy nhà nước hiện đại do có sự nhận thức về nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước. Ở Việt Nam, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước bắt đầu được thảo luận một cách hết sức sôi nổi trong quá trình dự thảo Hiến pháp năm 2013 và được thể hiện rõ qua sự đổi mới nhận thức cả về lí luận và thực tiễn.

(i) về mặt lí luận, có thể thấy rằng mọi thứ quyền lực trong xã hội đều có xu hướng dẫn tới lạm quyền, từ quyền lực trong gia đình, đoàn - hội... Đối với quyền lực nhà nước thì xu hướng lạm quyền lại càng dễ xảy ra. Quyền lực nhà nước có thể hiểu một cách đơn giản là quyền “cai trị thiên hạ”, quyền sử dụng ngân sách nhà nước, quyền đặt ra pháp luật, quyền tác động và làm biến đổi xã hội, cộng đồng... theo ý mình. Quyền lực nhà nước có thể đem tới cho chủ thể thực hiện nó những đặc quyền, thậm chí là những nguồn lợi hết sức to lớn cả về vật chất và tinh thần, thậm chí có thể tuỳ tiện làm lợi hoặc gây khó khăn cho ai đó một cách dễ dàng. Sự lạm quyền khi sử dụng quyền lực nhà nước cũng có thế được thực hiện một cách hết sức tinh vi, theo cách thức thông đồng và do đó rất khó bị phát hiện. Người nắm giữ quyền lực nhà nước, vì vậy, rất dễ lạm dụng quyền lực và trở nên tha hóa, đặc biệt nếu đặt trước yêu cầu của một nhà nước pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, hoặc đối chiếu với các tiêu chuẩn như “hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”, “công chức là công bộc của nhân dân”... Nhu cầu ngăn ngừa sự lạm dụng và tha hóa quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền lực nhà nước được thực hiện một cách đúng đắn, qua đó thể hiện được bản chất tiến bộ của nhà nước và những khẩu hiệu tốt đẹp nêu trên luôn là một nhu cầu chính đáng, song khó thực hiện. Người ta có thể áp dụng cách thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, đạo đức và tinh thần phục vụ của các chủ thể nắm giữ quyền lực. Tuy nhiên, cách này khó có thể phát huy hiệu quả do phụ thuộc nhiều vào bản chất của cá nhân chủ thể. Cách thức hiệu quả và bền vững nhất để bảo đảm quyền lực nhà nước được thực hiện một cách đúng đắn, không bị lạm quyền hay tha hóa là bằng việc kiểm soát quyền lực, hay tha hóa là bằng việc kiểm soát quyền lực, hay nói cách khác là bằng các cơ chế kiểm soát quyền lực, trong đó cơ chế kiểm soát hữu hiệu hơn cả là bằng các CQHĐĐL. Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” nổi tiếng của mình, Montesquieu đã nhận định rằng bất kì ai nắm giữ quyền lực đều có xu hướng tất yếu là lạm dụng quyền lực và người đó sẽ luôn tiếp tục xu hướng này cho đến khi bị giới hạn. Từ đó ông đi tới một kết luận bất hủ: “Để cho người ta không lạm quyền thì lẽ tất yếu của vạn vật là quyền lực phải bị kìm chế bởi quyền lực

Có thể nói, trong quá trình từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), các vấn đề lí luận trên đây về logic của sự tha hóa quyền lực nhà nước và nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước ngày càng được nhận thức một cách rõ ràng. Năm 2006, khi tiến hành tổng kết một số vấn đề lí luận và thực tiễn của 20 năm đổi mới, Đảng cộng sản Việt Nam đã thẳng thắn nhận định một trong những hạn chế của công tác lí luận là về nhận thức chưa làm sáng tỏ được vấn đề kiểm tra, giám sát quyền lực, bảo đảm quyền lực không bị tha hóa và bị lạm dụng; chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề làm sao để tránh chồng chéo cũng như tránh lạm quyền trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, về cơ chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Nhà nước

Với nhận định trên đây trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2011, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề tha hóa quyền lực và kiểm soát quyền lực để rồi đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) nhận thức của Đảng cộng sản về yêu cầu kiểm soát đối với quyền lực nhà nước đã hết sức rõ ràng. Tất cả các văn kiện quan trọng của Đại hội XI đều đề cập tới vấn đề kiểm soát quyền lực ở các cung bậc và bối cảnh khác nhau. Trước tiên, Cương lĩnh, văn kiện chính trị quan trọng nhất của Đảng cộng sản được bổ sung, phát triển tại Đại hội XI đã bả sung yếu tố kiểm soát vào nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, theo đó: “Quyền lực nhà nước là thong nhất; có sự phân công, phổi họp và kiếm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”) Nguyên tắc này cũng được xem như một định hướng lớn để xây dựng hệ thống chính trị. Trên tinh thần đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 liên hệ một cách trực tiếp hơn giữa vấn đề kiếm soát quyền lực và cơ chế kiểm soát quyền lực. Chiến lược nhấn mạnh quan điểm “hoàn thiện cơ chế để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp” như một giải pháp để hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Triển khai các tư tưởng về kiểm soát quyền lực nhà nước một cách cụ thể hơn nữa, Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã đặt ra một số phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho nhiệm kì XI (2011 - 2016), theo đó “nghiên cứu xây dựng, bồ sung các thế chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiếm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. 

Như vậy, cho đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tuy việc thành lập các CQHĐĐL chưa được đề cập một cách cụ thể song yêu cầu và nhu cầu đối với kiểm soát quyền lực nhà nước và thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực bằng quyền lực đã được nhận thức một cách rõ ràng về mặt lí luận. 

(ii) về mặt thực tiễn, sau 20 năm đổi mới, trong nền kinh tế và hệ thống chính trị của Việt Nam cũng đã xuất hiện một số bất cập đáng báo động. Cùng với sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân xuất hiện tình trạng lợi ích nhóm với sự cấu kết giữa một bộ phận quan chức nhà nước với các doanh nghiệp để trục lợi. Tình trạng tham nhũng cũng là hiện tượng khá phổ biến gây nhiều bức xúc trong xã hội. Đã xuất hiện những trường hợp cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước cửa quyền, lạm quyền dẫn tới xâm phạm tới quyền cơ bản của công dân, làm thiệt hại tới lợi ích hợp pháp của người dân, gây ra những trường hợp người dân phản ứng cực đoan, khiếu kiện đông người, khiếu kiện kéo dài, thậm chí chống người thi hành công vụ. Thực tiễn này đã được chỉ ra trong một số báo cáo thường niên gần đây về giải quyết công tác khiếu nại, tố cáo của Chính phủ, cũng như trong các báo cáo thẩm tra tương ứng của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội. về phía các cơ quan của Đảng, năm 2012, Hội nghị trung ương 4, Khóa 11 lần đầu tiên đã chỉ ra một cách trực diện những thực tiễn bất cập liên quan tới sự tha hóa của quyền lực: “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kế cả một số cán bộ cao cấp, suy thoải về tư tưởng chỉnh trị, đạo đức, lổỉ sông vớỉ những biếu hiện khác nhau về sự phai nhạt lí tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ỉch kỉ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tỉền tàỉ, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tuỳ tiện, vô nguyên tắc”. Nhận định này cùng với các báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo gần đây của Chính phủ là minh chứng rõ ràng cho sự đổi mới về nhận thức của Đảng cộng sản và của các cơ quan nhà nuớc về tình trạng yếu kém trong công tác chỉ đạo, quản lí, điều hành của các cơ quan nhà nuớc, chưa coi trọng đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, những dấu hiệu lạm quyền, tha hóa quyền lực trong thực tiễn và thực tiễn đó tất yếu dẫn tới yêu cầu phải kiểm soát quyền lực nhà nước.

Với sự đổi mới nhận thức về lí luận và thực tiễn như phân tích trên đây, vấn đề kiểm soát quyền lực và cơ chế kiểm soát quyền lực bằng quyền lực đã được quan tâm, xem xét kĩ lưỡng và trở thành một nội dung trong quan điểm chỉ đạo quá trình dự thảo Hiến pháp năm 2013. Kết quả là trong Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều quy định nhằm tăng cường cơ chế kiểm soát quyền lực mà ví dụ điển hình là các quy định dành riêng để điều chỉnh hai CQHĐĐL - HĐBCQG và KTNN. Tuy rằng mỗi cơ quan chỉ được dành một điều khoản với nội dung khiêm tốn, hầu như chỉ quy định về chức năng và cách thức thành lập, song hai điều khoản ít ỏi đó cũng đã được đặt trong một chương riêng, Chương X của Hiến pháp. Sự đặc biệt này, tuy chỉ là về hình thức song lại là một sự khẳng định rất rõ ràng về xu hướng hình thành của các CQHĐĐL trong tổ chức bộ máy nhà nước của Cộng hòa XHCN Việt Nam, với sứ mệnh và chức năng kiểm soát qưyền lực nhà nước, bảo đảm quyền lực nhà nước được thực hiện một cách đúng đắn.

II- Hội đồng bầu cử Quốc gia

1- Khái quát sự ra đời của Hội đồng bầu cử quốc gia

Xét từ góc độ CQHĐĐL thì HĐBCQG là một cơ quan mới trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Song nếu xét từ góc độ lịch sử của chế độ bầu cử của Việt Nam thì HĐBCQG là một cơ quan vừa cũ vừa mới. Trong Báo cáo số 287/BC-ƯBDTSĐHP gửi đại biểu Quốc hội ngày 17 tháng 5 năm 2013 về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lí Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân có giải trình như sau: “Việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia thực chất là việc hiến định vai trò, địa vị pháp lý Hội đồng bầu cử trung ương hiện đang được quy định trong luật bầu cử nhằm phát huy dân chủ, bảo đảm được tính khách quan trong công tác tổ chức bầu cử ở nước ta”.

Ở giai đoạn trước Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 (Luật bầu cử năm 2015), UBTVQH đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình bầu cử đại biểu Quốc hội với một số nhiệm vụ, quyền hạn như: quyền công bố và chủ trì bầu cử đại biểu Quốc hội; quyền ấn định và công bố ngày bầu cử; quyền ấn định số lượng đơn vị bầu cử trong cả nước, xác định đơn vị bầu cử và ấn định số lượng đại biểu bầu ở mỗi đơn vị bầu cử. Công bố và chủ trì bầu cử, ấn định và công bố ngày bầu cử là những quyền mang tính biểu tượng ấn định thời điểm để người dân đi thực hiện quyền chính trị quan trọng nhất của mình. Ấn định số lượng đơn vị bầu cử và xác định số đơn vị bầu cử trong cả nước có nghĩa là khoanh vùng các khu vực dân cư để từ đó bầu ra các đại biểu. Ấn định số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử có nghĩa là quyết định tới tỉ lệ đại biểu được bầu tương ứng với số dân, tức là mỗi người dân trong một đơn vị bầu cử được bao nhiêu người đại diện. Tất cả những quyền này đều nằm ở trung tâm, trực tiếp thể hiện bản chất của chế độ bầu cử để hình thành Quốc hội và qua đó gián tiếp hình thành bộ máy nhà nước. Trong khi đó, UBTVQH lại là cơ quan thường trực của Quốc hội. Thành phần của UBTVQH đều là các đại biểu Quốc hội, thậm chí đều là các đại biểu Quốc hội giữ trọng trách cao nhất trong Quốc hội. về mặt lí luận việc các đại biểu Quốc hội quyết định và chủ trì quá trình bầu cử nguời nắm giữ vị trí mà mình đang nắm giữ là không thể hiện tính khách quan, rất có thể ảnh hưởng tới tính dân chủ của một cuộc bầu cử. Chính vì vậy, Uỷ ban dự thảo Hiến pháp năm 2013 đã đề xuất và Quốc hội đã nhất trí thông qua việc giao thẩm quyền ấn định và công bố ngày bầu cử cho Quốc hội và những quyền còn lại trong số các quyền nói trên cho Hội đồng bầu cử trung ương trên cơ sở nâng cấp thành Hội đồng bầư cử quốc gia và quy định cơ quan này trong Hiến pháp nhằm nâng cao địa vị của nó trong bộ máy nhà nước, tương xứng với chức năng và vai trò mà nó thực hiện trong lĩnh vực bầu cử.

Như vậy, để khái quát về hoàn cảnh ra đời của HĐBCQG, có thể nói HĐBCQG là “phiên bản” nâng cấp và được hiến định cửa Hội đồng bầu cử trung ương theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (2001) nhằm làm cho quá trình bầu cử được dân chủ, khách quan hơn. về khung pháp lí, hiện nay tổ chức và hoạt động của HĐBCQG được quy định tại Điều 117 Hiến pháp năm 2013 và Luật bầu cử đại biếu Quốc hội và đại biếu Hội đồng nhân dân năm 2015.

2- ​​​​​​​Chức năng, vai trò của Hội đồng bầu cử quốc gia trong lĩnh vực kiểm soát quyền lực

Chức năng được hiểu là lĩnh vực hoạt động chính cửa một cơ quan. Chức năng của HĐBCQG gồm hai mảng công việc là tố chức bầu cử đại biếu Quốc hội và chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử đại biểu HĐND các cấp. Khác với các HĐBCQG trên thế giới, HĐBCQG của Việt Nam không có chức năng tổ chức trưng cầu dân ý. Ở đây cần lưu ý phạm vi chức năng của HĐBCQG trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là không giống nhau. 

Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội, sau khi Quốc hội quyết định một ngày bầu cử toàn quốc cho cả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu củ đại biểu HĐND các cấp, thì HĐBCQG là cơ quan tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là HĐBCQG tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội mà chỉ thực hiện một số công việc chính như ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu bầu ở mỗi đơn vị bầu cử, xem xét hồ sơ của ứng cử viên, công bố danh sách người ứng cử, xóa tên người ứng cử, kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử, quyết định bầu cử thêm, bầu cử lại, hủy bỏ kết quả bầu cử, giải quyết tranh chấp trong bầu cử, xác nhận, công bố kết quả bầu cử, xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội trúng cử... Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử, bảo vệ bầu cử được thực hiện trực tiếp bởi các cơ quan khác song dưới sự chỉ đạo của HĐBCQG. Tất cả các cơ quan khác tham gia tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội với những nhiệm vụ, quyền hạn riêng song không cơ quan nào thực hiện những công việc quan trọng với cuộc bầu cử như HĐBCQG, ví dụ UBTVQH chỉ dự kiến và phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội về các nơi, xác định cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử, giám sát công tác bầu cử; Chính phủ bảo đảm kinh phí và hướng dẫn quản lí kinh phí phục vụ bầu cử v.v. Như vậy, có thể nói HĐBCQG chính là trung tâm của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, vừa thực hiện một số công việc trọng yếu nhất của cuộc bầu cử, vừa bao quát, quán xuyến công việc chung của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.

Đối với cuộc bầu cử đại biểu HĐND, HĐBCQG đóng vai trò ít trung tâm hơn so với cuộc bầu cử đại biếu Quốc hội. Các công mà HĐBCQG phải thực hiện chủ yếu là chỉ đạo, hướng dẫn các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu HĐND, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu HĐND, hủy bỏ kết quả bầu cử ở một đơn vị bầu cử nào đó nếu có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trong cuộc bầu cử đại biểu HĐND, các ủy ban bầu cử ở các địa phương tương ứng lại là cơ quan có vai trò trung tâm hơn

Theo cách thức tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trong bộ máy nhà nước chỉ có Quốc hội và HĐND là được hình thành trực tiếp từ nhân dân, thông qua con đường người dân đi bầu cử, trực tiếp chọn những người đại diện của mình đứng trong hàng ngũ đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Quá trình bầu cử, vì vậy được coi là quá trình gốc hình thành nên bộ máy nhà nước Việt Nam qua mỗi nhiệm kì và do đó cách thức mà nó được thực hiện phải thực sự dân chủ, công bằng, khách quan thì mới có thể góp phần bảo đảm được bản chất dân chủ với nhân dân của bộ máy nhà nước. Với chức năng và nhiệm vụ của mình như đề cập trên đây, HĐBCQG có vai trò quan trọng nhất trong bầu cử ở Việt Nam, bảo đảm các cuộc bầu cử hình thành cơ quan đại diện ở Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn trên. Qua việc thực hiện vai trò này, HĐBCQG cũng thực hiện được vai trò lớn hơn của mình với tư cách một CQHĐĐL, đó là kiểm soát quyền lực nhà nước.

3- ​​​​​​​Cơ cấu, thành phần, chế độ làm việc của Hội đồng bầu cử quốc gia

(i) về cơ cấu, HĐBCQG là một tập thể gồm 1 chủ tịch, một số phó chủ tịch và các uỷ viên. Chủ tịch HĐBCQG do Quốc hội bầu và miễn nhiệm theo đề cử của tập thể UBTVQH đang tại nhiệm. Sau khi được bầu, Chủ tịch HĐBCQG giới thiệu để Quốc hội phê chuẩn các thành viên còn lại.

(ii) Thành phần của HĐBCQG mang tính đại diện cao, bao gồm các thành viên đến từ các cơ quan, tổ chức có liên quan tới bầu cử UBTVQH, Chính phủ, ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan. Luật bầu cử năm 2015 không quy định cụ thể các cơ quan, tổ chức hữu quan đó cũng như số lượng đại diện đến từ mỗi cơ quan. Tuy nhiên, từ thành phần của HĐBCQG được thành lập để tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 vào năm 2016 (năm đầu tiên thành lập HĐBCQG) thì các cơ quan, tổ chức hữu quan này bao gồm: Chủ tịch nước, Ban tổ chức trung ương, ủy ban kiểm tra trung ương: đại diện bởi Trưởng ban, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, Ban công tác đại biểu của UBTVQH, Văn phòng Quốc hội, 5 tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam.

(iii) về số lượng, Luật bầu cử năm 2015 quy định HĐBCQG có từ 15 đến 21 thành viên. HĐBCQG bầu năm 2016 có 21 thành viên, trong đó Chủ tịch HĐBCQG chính là Chủ tịch Quốc hội khóa 13, 4 phó chủ tịch HĐBCQG gồm 1 phó chủ tịch Quốc hội, đại diện Chủ tịch nước, đại diện Chính phủ, đại diện ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các uỷ viên hội đồng gồm 3 đại diện từ UBTVQH và 1 đại diện đến từ mỗi cơ quan còn lại.

HĐBCQG làm việc theo chế độ tập thể. Mọi quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đều được đưa ra bởi quá nửa tổng số thành viên. Cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng tham dự. Điều đó có nghĩa là cho dù cuộc họp của HĐBCQG của năm 2016 có 14 thành viên tham dự, nghĩa là 2/3 tổng số thành viên, thì cuộc họp này chỉ có thể ra quyết định nếu có ít nhất 11 thành viên biểu quyết tán thành.

HĐBCQG do Quốc hội thành lập nên báo cáo và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Điều này cũng thể hiện mô hình tổ chức bộ máy nhà nước theo chính thể Cộng hòa XHCN của Việt Nam với Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đối với UBTVQH, HĐBCQG chỉ có nhiệm vụ báo cáo hoạt động. Thực ra quy định HĐBCQG báo cáo hoạt động trước UBTVQH chỉ có ý nghĩa hình thức, không có nghĩa HĐBCQG ở vị trí thấp hơn UBTVQH về mặt thứ bậc như việc Chính phủ báo cáo công tác trước Chủ tịch nước và UBTVQH theo quy định tại Điều 94 Hiến pháp năm 2013. Trên thực tế tất cả các lãnh đạo cao nhất của UBTVQH, gồm Chủ tịch Quốc hội và các Phó chủ tịch Quốc hội đều là thành viên của HĐBCQG.

Một điểm cần lưu ý nữa trong chế độ làm việc của HĐBCQG là hội đồng này không phải cơ quan chuyên trách. Theo quy định, HĐBCQG sẽ kết thúc nhiệm vụ của mình, tức là chấm dứt sự tồn tại, sau khi đã trình Quốc hội khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử mà hội đồng đã tố chức cùng với kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội đã được bầu qua cuộc bầu cử đó

4- ​​​​​​​Tính độc lập của Hội đồng bầu cử quốc gia với tư cách cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước Việt Nam

Như phần đầu của chương đã phân tích, một trong những đặc điểm quan trọng bậc nhất của một CQHĐĐL là tính độc lập của nó trong bộ máy nhà nước, tính độc lập phù hợp với chức năng mà nó thực hiện. Tính độc lập của HĐBCQG của Việt Nam có thể được xem xét ở ba góc độ.

(i) về tổ chức, HĐBCQG do Quốc hội bầu và bãi nhiệm với các thành phần mang tính đại diện. Ngoại trừ đại diện của UBTVQH, các thành phần khác đều không mặc nhiên là đại biểu Quốc hội. Luật bầu cử năm 2015 không có quy định HĐBCQG lệ thuộc về mặt tổ chức đối với một cơ quan nào khác. Theo thực tiễn tốt của quốc tế thì việc HĐBCQG do cơ quan lập pháp quốc gia bầu và bãi nhiệm là hoàn toàn họp lí và về mặt lí thuyết không ảnh hưởng tới tính độc lập của HĐBCQG. Tuy nhiên, trong thực tế, thành phần của HĐBCQG năm 2016 lại cho thấy trong 21 thành viên thì chỉ có 1 thành viên không phải là đại biểu Quốc hội khóa 13, đó là đại diện của Hội Cựu chiến binh Việt Nam Tất cả các lãnh đạo cao nhất của Quốc hội gồm Chủ tịch và các Phó chủ tịch đều là thành viên chủ chốt trong HĐBCQG. Như vậy, trong thực tế tổ chức của HĐBCQG chưa bảo đảm cho cơ quan này sự độc lập cần thiết để có thể thực hiện chức năng của mình một cách thực sự khách quan.

(ii) về hoạt động, Điều 13 Luật bầu cử năm 2015 quy định HĐBCQG chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo trước Quốc hội và ƯBTVQH. Trách nhiệm báo cáo không có nghĩa là HĐBCQG chịu sự giám sát của UBTVQH. Bên cạnh đó, các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐBCQG cũng đã được quy định khá rõ ràng. Như vậy, về mặt pháp lí, hoạt động của HĐBCQG được bảo đảm tương đối độc lập. Tuy nhiên, trong thực tiễn với thành phần có nhiều đại biểu Quốc hội đang tại nhiệm kể trên, sự độc lập trong hoạt động của HĐBCQG là khá khó khăn. Nhất là khi Luật bầu củ năm 2015 không quy định độc lập là một nguyên tắc hoạt động của HĐBCQG và chế độ hoạt động của HĐBCQG là không chuyên trách.

(iii) về tổ chức nội bộ, Luật bầu cử năm 2015 quy định bộ máy giúp việc cho HĐBCQG do UBTVQH quy định tuy nhiên cho phép HĐBCQG tự thành lập các tiểu ban và trao quyền cho HĐBCQG trưng tập cán bộ, công chức của các cơ quan hữu quan để giúp việc cho HĐBCQG. về tài chính, kinh phí hoạt động của HĐBCQG lấy từ ngân sách nhà nước. Như vậy, sự độc lập về tổ chức nội bộ và tài chính của HĐBCQG là tương đối phù hợp.

Tuy nhiên, như phân tích trên đây sự lệ thuộc về thành phần trên thực tế của HĐBCQG về tổ chức và hoạt động là khá lớn và có thể ảnh hưởng tới tính khách quan của HĐBCQG khi tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội. Có thể nói, xem xét một cách tổng thể, HĐBCQG của Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 và Luật bầu cử năm 2015 vẫn chưa đạt được sự độc lập tương xứng với chức năng của mình.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó Giam Đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giao trình Luật Hiến pháp Việt Nam - Đại Học Luật Hà Nội (2021) và một số nguồn khác) 

0 bình luận, đánh giá về Sự ra đời của cơ quan hiến định pháp luật và Hội đồng bầu cử Quốc gia

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.76859 sec| 1039.211 kb