Tác phẩm và điều kiện bảo hộ tác phẩm

23/04/2023
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung, ý tưởng, quan điểm thế hiện trong tác phẩm. Do đó, theo pháp luật quyền tác giả của nhiều quốc gia, những tác phẩm có nội dung trái đạo đức, trật tự công cộng vần cô thể được bảo hộ nếu nó là kết quả sáng tạo tinh thần của tác giả. Để ngăn chặn những tác phẩm này có thể gây hại đến văn hoá trật tự xã hội, các quốc gia này có thể dùng các quy phạm pháp luật khác để ngăn chặn những tác phẩm có nội dung xấu không được phổ biến, truyền đạt đến công chúng như thông qua các luật về xuất bản.

1- Khái lược về tác phẩm

Công ước Beme là công ước quốc tế về quyền tác giả lâu đời nhất và có số lượng quốc gia thành viên đông đảo nhất, tại Điều 2 đã nêu ra một danh sách không hạn chế những tác phẩm được bảo hộ, bao gồm những sản phẩm nguyên gốc trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, không phân biệt hình thức và cách thức thể hiện, như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kĩ thuật tương tự với điện ảnh, các tác phẩm đồ hoạ, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, chạm trổ, in bản thạch, các tác phẩm nhiếp ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kĩ thuật tương tự như nhiếp ảnh, các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, minh hoạ, địa đồ, đồ án, bản phác hoạ và các tác phẩm tạo hình liên quan đến địa hình, kiến trúc hay khoa học. Công ước Beme không đưa ra định nghĩa khái quát về tác phẩm mà liệt kê một danh sách mở các loại tác phẩm có thể được bảo hộ quyền tác giả. Trong quy định này, Công ước Beme chỉ ra yêu cầu tối thiểu đê tác phẩm được bảo hộ là: (i) sáng tạo thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và (ii) có tính sáng tạo nguyên gốc.

Trên cơ sở Công ước Beme, pháp luật quyền tác giả của hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng đưa ra danh sách những tác phẩm có thể được bảo hộ quyền tác giả, đồng thời chỉ ra những dấu hiệu để một tác phẩm có thể được bảo hộ quyền tác giả.

Luật quyền tác giả của Nhật Bản bên cạnh việc liệt kê các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như: văn học, âm nhạc, nghệ thuật, điêu khắc, điện ảnh, nhiếp ảnh, chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu..., tại mục (i) khoản 1 Điều 2 quy định: “Tác phẩm là một sản phẩm mà ở đó những suy nghĩ hoặc tình cảm được thể hiện một cách sảng tạo và nằm trong lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật hoặc âm nhạc") Luật quyền tác giả của Đức, khoản 1 quy định tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học bao gồm các tác phẩm được liệt kê tại khoản này, và khoản 2 Điều 2 quy định: "Các tác phẩm trong ý nghĩa của Luật này chỉ có thể là những sáng tạo tinh thần mang tính cá nhân ”. Luật về ỌTG và QLỌ của Thuỵ Sĩ, khoản 1 Điều 2 định nghĩa về tác phẩm: "Tác Phẩm là những sáng tạo tinh thân về văn học và nghệ thuật, mang đặc trưng riêng của tác giả, không phân biệt giá trị hay mục đích của chủng") Có thể thấy trong pháp luật một số quốc gia, các tiêu chuẩn bảo hộ đối với tác phẩm đã được đưa vào định nghĩa tác phẩm.

Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”. Trong điều khoản giải thích này, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đưa ra hai dấu hiệu của tác phẩm là: (i) sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và (ii) được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Còn điều kiện bảo hộ tác phẩm lại nằm trong khoản 3 Điều 14: tác phẩm được bảo hộ ‘‘phải do tác giả trực tiếp sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác ”.

Dù có những cách thể hiện khác nhau nhưng Công ước Berne và pháp luật quyền tác giả của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chỉ ra những dấu hiệu của tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là: (i) tác phẩm là sản phẩm sáng tạo thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật hay khoa học; (ii) mang tính sáng tạo nguyên gốc; (iii) được thể hiện bằng bất kỳ hình thức hay phương tiện nào.

Lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật vô cùng phong phú và đa dạng, không bị giới hạn về nội dung hay hình thức thể hiện ý tưởng sáng tạo của tác giả. Nếu như pháp luật sở hữu công nghệ có thể đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể để đối tượng sở hữu công nghệ được bảo hộ như tính mới, tính sáng tạo, hay khả năng phân biệt... thì pháp luật về quyền tác giả không thể đặt ra những tiêu chí về nội dung hay hình thức thể hiện để xem xét việc bảo hộ một tác phẩm. Chất lượng của tác phẩm không phụ thuộc vào chủ đề, quan điểm hay suy nghĩ của tác giả; cũng không phụ thuộc vào dung lượng lớn hay nhỏ, dài hay ngắn; mức độ đầu tư nhiều hay ít; thể hiện bằng hình thức hay phương tiện nào... Việc đánh giá một tác phẩm phụ thuộc vào cảm nhận, quan điểm, nhận thức chủ quan của người đánh giá. Do đó, tiêu chí về nội dung, hình thức, chất lượng, phương tiện thể hiện... không được đặt ra như là những yêu cầu để tác phẩm được pháp luật bảo hộ. Điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “quyền tác giả phát sinh kê từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thế hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”.

Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung, ý tưởng, quan điểm thế hiện trong tác phẩm. Do đó, theo pháp luật quyền tác giả của nhiều quốc gia, những tác phẩm có nội dung trái đạo đức, trật tự công cộng vần cô thể được bảo hộ nếu nó là kết quả sáng tạo tinh thần của tác giả. Tuy nhiên, đề ngăn chặn những tác phẩm này có thể gây hại đèn văn hoá trật tự xã hội, các quốc gia này có thể dùng các quy phạm pháp luật khác để ngăn chặn những tác phẩm có nội dung xấu không được phổ biến, truyền đạt đến công chúng như thông qua các luật về xuất bản. luật về thông tin truyền thông...

Ở Việt Nam, khoản 1 Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chính sách của Nhà nước về Sở hữu trí tuệ khẳng định: “không bảo hộ các đối tượng Luật Sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh Vì vậy, dưới góc độ pháp lý. theo pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, tác phẩm được bảo hộ là kết quả của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học; được thể hiện ra bên ngoài thông qua hình thức nhất định và có nội dung không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest

2- Điều kiện bảo hộ tác phẩm

Dưới góc độ chung, tác phẩm với tư cách là đối tượng của quyền tác giả là kết quả của hoạt động sáng tạo tinh thần trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, có thế được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

Dưới góc độ pháp lý cũng như thực tiễn, vẫn cần phải có ranh giới để phân biệt những sáng tạo được bảo hộ và không được bảo hộ quyền tác giả. Do đó. pháp luật quyền tác giả vẫn đặt ra những điều kiện để tác phẩm được bảo hộ, cụ thể tác phẩm phải thoả mãn những yêu cầu sau:

[a] Tác phẩm là thành quả của hoạt động sáng tạo tinh thần

Yêu cầu này đòi hỏi tác phẩm phải là kết quả của quá trình suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, phản ánh tư tưởng, tình cảm của người sáng tác. Nói cách khác, tác phẩm phải là kết quả sáng tạo có chứa đựng nội dung tinh thân nhất định, thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật hay khoa học. Kê từ khi ra đời cho đến nay, nguyên tắc của pháp luật quyền tác giả là dành sự bào hộ cho những sáng tạo do con người tạo ra, gắn với yếu tố cá nhân của tác giả. Do đó, những sản phẩm về bản chất do máy móc hay động vật tạo ra, không thể hiện tư tưởng, tình cảm của một con người cụ thể, do đó không được coi là thành quả sáng tạo tinh thần và bị loại trừ ra khỏi những đối tượng được bảo hộ ỌTG.

[b] Được thể hiện dưới một hình thức nhất định

Các sáng tạo nếu mới chỉ là ý tưởng nằm trong đầu tác giả, chưa được thể hiện ra bên ngoài thế giới vật chất bằng hình thức nhất định thì không thể được coi là một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. về phía tác giả, nếu tác phẩm chỉ tồn tại trong tâm trí tác giả mà người khác không thể nhận biết được thì không đặt ra vấn đề phải bảo hộ quyền tác giả. Mặt khác, các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học chi có ý nghĩa khi công chúng có thể tiếp cận được nó. Vì vậy, tác phẩm chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi nó được thể hiện thông qua hình thức nhất định để người khác có thể nhận biết, xác định được tác phẩm. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, các hình thức thể hiện tác phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, không chỉ hình thức vật chất mà cả hình thức điện tử, do đó pháp luật không giới hạn hình thức hay phương tiện thể hiện tác phẩm. Khoản 7 Điều 4 Luật Luật Sở hữu trí tuệ quy định tác phẩm có thể “thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào”.

[c] Tác phẩm có tính sáng tạo (nguồn gốc)

Pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quyền tác giả của hầu hết các quốc gia trên thế giới chỉ bảo hộ những tác phẩm đáp ứng điều kiện là sáng tạo tinh thần mang tính nguyên gốc. “Tính nguyên gốc” (originality) được hiểu như thế nào cũng là vấn đề gây tranh cãi và có nhiều quan điểm khác nhau. Giới luật học châu Âu cho ràng tiêu chuẩn bảo hộ tác phẩm đòi hỏi tác phẩm phải sáng tạo ở mức độ nhất định, được hiểu là “sự sáng tạo có tính độc đáo”, mang dấu ấn cá nhân của người sáng tác. Đặc trưng cá nhân không đồng nghĩa với yêu cầu tác phẩm phải có chất lượng cao, vì ngay cả tác phẩm tồi cùng mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả.

Theo pháp luật một số quốc gia, yêu cầu này được diễn đạt là tác phẩm phải mang “đặc trưng riêng” hay “dấu ấn cá nhân”, thể hiện ở nội dung hay hình thức của tác phẩm hoặc cả hai. Dấu ấn riêng có thể là về tư duy hay phong cách thể hiện của người sáng tác. Khoản 3 Điều 14 Luật Luật Sở hữu trí tuệ quy định tác phẩm được bảo hộ "phái do tác giả trực tiếp sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác Như vậy, theo pháp luật Việt Nam. tinh sáng tạo (hay tính nguyên gốc) chỉ đòi hỏi tác phẩm do chính tác giả tạo ra, mang đặc trưng riêng có thể phân biệt được với những tác phẩm của người khác.

Tính sáng tạo nguyên gốc của tác phẩm không đồng nghĩa với "tính mới” về mặt thời gian. Tác phẩm không cần phải có nội dung, ý tưởng mới. mà chì cân do tác giả tạo ra, mang dấu ấn riêng đê phân biệt được với tác phẩm của người khác. Thậm chí, tác phẩm ra đời sau có thể giống tác phẩm đã có trước (ví dụ hai tác phâm nhiêp ảnh cùng chụp một phong cảnh) nhưng nếu nó được sáng tạo độc lập bằng công sức của tác giả thì vẫn được bảo hộ. Điều này hoàn toàn khác với tính sáng tạo trong đổi tượng sở hữu công nghệ thường đi kèm với yêu cầu tính mới về thời gian. Đối tượng sở hữu công nghệ chì được coi là có tính sáng tạo nếu nó được tạo ra lân đâu tiên, không giống hay tương tự đối tượng sở hữu công nghệ má người khác đã tạo ra.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

3- Các loại hình tác phẩm được bảo hộ

Pháp luật quốc tế cũng như pháp luật ỌTG các quốc gia thường liệt kê các tác phẩm lả đối tượng bảo hộ của quyền tác giả. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngày càng có nhiều loại hinh tác phẩm mới, cách thức thể hiện mới ra đời, dẫn đến danh sách tác phẩm được pháp luật liệt kê sẽ không bao giờ đầy đủ. Vì vậy, một “danh sách mở” các loại hình tác phẩm được bảo hộ trong pháp luật quyền tác giả, bao gồm nhưng không giới hạn trong những tác phẩm được liệt kê, lá phương án được pháp luật thừa nhận. Trên tinh thần đó, Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ dựa vào hình thức thể hiện của tác phẩm đã liệt ké các loại hình tác phẩm được bảo hộ, bao gồm:

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình như: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút ký, kí sự, tuỳ bút, hồi ký, thơ, trường ca, kịch bản, bản nhạc, công trình nghiên cứu văn hoá, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác. Ngoải ra loại hình tác phẩm này còn bao gồm các tác phẩm khác được thể hiện bằng các kí tự khác thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, kí hiệu tốc ký và các kí hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau. Đặc trưng của loại hình tác phẩm này là được thể hiện bằng ngôn ngữ thông qua chữ viết hay các ký tự khác thay chữ viết, vì vậy có thể gọi là “tác phẩm viết”. Tính sáng tạo của tác phẩm thể hiện ở việc tác giả lựa chọn, sắp xếp ngôn ngữ để trình bày nội dung, ý tưởng của mình qua hình thức thể hiện là chữ viết hay ký tự thay thế.

- Các bài giảng, bài phát biểu và các bài nói khác là các tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới hình thức vật chất nhất định như được ghi âm lại hoặc và được lưu hành thành văn bản. Trường hợp bài giảng, bài phát biểu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết (được tác giả viết ra) thi được bảo hộ như “tác phẩm viết”. Neu tác giả thể hiện bằng ngôn ngữ nói thì nỏ là “tác phẩm nói”. Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Tác phẩm sân khấu là các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kì và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác. Ở đây, cần phân biệt bên cạnh tác phẩm viết (như kịch bản), tác phẩm âm nhạc, tác phẩm mĩ thuật ứng dụng (liên quan đến thiết kế sân khấu, đạo cụ...) thì hình thức biểu diễn tác phẩm cũng được coi là tác phẩm độc lập được bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm sân khấu là kết quả sáng tạo của nhiều người, trong đó tính sáng tạo của tác phẩm thể hiện qua diễn xuất của diễn viên, âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo sân khấu, trang trí sân khấu...

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên úc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó. Theo Công ước Berne, tác phẩm điện ảnh là thể loại tác phẩm đặc biệt với đặc trưng sáng tạo quan trọng nhất là sự kết hợp một cách nghệ thuật các tác phẩm khác nhau thành một tác phẩm nghệ thuật thống nhất và duy nhất.

Tính “đặc biệt” của tác phẩm điện ảnh thể hiện ở chỗ nó là tác phẩm nghệ thuật chung, thống nhất, có chứa toàn bộ các yêu tô của các loại tác phẩm được sử dụng để làm phim gồm: tác phẩm ngôn ngừ (như: kịch bản phim, kịch bản phân vai, kịch bản lời thoại...); tác phẩm âm thanh (như: nhạc phim hay ca khúc trong phim, tiếng động...); tác phẩm mang tính mĩ thuật (như: tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm hình ảnh trong quá trình dựng phim...). Tùy từng trường hợp mà các tác phẩm kể trên có thể được bảo hộ như những tác phẩm độc lập hoặc là một phần của tác phẩm điện ảnh.

- Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện từ hoặc phương pháp kĩ thuật khác. Tính sáng tạo của tác phẩm nhiếp ảnh thể hiện ở chỗ tác giả lựa chọn góc chụp, xử lý ánh sáng, sắp xếp bố cục... tạo nên tác phẩm có dấu ấn sáng tạo của tác giả. Yêu cầu này để phân biệt với những bức ảnh được chụp tự động (ví dụ camera được lắp đặt nơi công cộng để ghi lại hình ảnh giao thông...) sẽ không phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.

- Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điêu tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

- Tác phẩm âm nhạc là các tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc trong các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Tác phẩm âm nhạc được tạo thành từ việc liên kết, sắp xếp các âm thanh theo nhịp điệu, giai điệu, có thể kết hợp với ngôn ngữ (ca từ). Tác phẩm âm nhạc thường phải thông qua việc trình diễn của nghệ sĩ đế đen với công chúng.

- Tác phẩm kiến trúc là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm: bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh; công trình kiến trúc. Như vậy, tác phẩm kiến trúc có thể là bản vẽ thiết kế công trình kiến trúc hoặc chính công trình kiến trúc thế hiện ý tưởng sáng tạo của tác giả.

- Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thế được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. Tác phẩm tạo hình là loại tác phẩm mang “tính nghệ thuật thuần tuý”, nó được tạo ra để người ta thưởng thức giá trị thẩm mĩ chứ không được sử dụng với mục đích khác.

- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí. Khác với tác phẩm tạo hình chỉ mang tính thẩm mĩ, tác phẩm mĩ thuật ứng dụng mang tính chất kép: vừa có tính thẩm mĩ (nghệ thuật), vừa có tính ứng dụng (gắn liền với những đồ vật hữu ích có mục đích sử dụng nhất định). Ngày nay, tác phẩm mĩ thuật ứng dụng được tạo ra phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang, đồ trang sức và các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống. Do nó gắn với hoạt động sản xuất công nghiệp nên tác phẩm mĩ thuật ứng dụng cũng có thể được bảo hộ là KDCN.

- Các bức hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình kiến trúc, công trình khoa học.

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Theo khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ. chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dân được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Theo khoản 1 Điều 10 Hiệp định TRIPs, chương trình máy tính được bảo hộ như một tác phẩm ngôn ngữ theo định nghĩa của Công ước Beme. thời hạn bảo hộ tối thiểu là 50 năm. Mặc dù được bảo hộ theo Luật quyền tác giả. chương trình máy tính không mang những đặc tính thâm mì hav nghệ thuật như các tác phẩm khác. Nó đơn giản chỉ là sản phẩm công nghệ tin học được tạo ra đê giải quyết một vấn đề nào đó, vì vậy khó có thế chứng minh chương trình máy tính thể hiện một nội dung rinh thằn hay dấu ấn cá nhân của tác giá. Điểm khác biệt cơ bản giữa chương trình máy tính và tác phẩm truyền thông là mức độ sáng tạo thấp, chi cần đáp ứng điều kiện tối thiểu là “kết quả hoạt động sáng tạo” - tiêu chí quan trọng nhất để một tác phẩm được bảo hộ, còn các yêu cầu về "sáng tạo tinh thần" hay “dấu ấn cá nhân” không còn quan trọng.

Sưu tập dữ liệu cũng là tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả khi nó được hình thành từ việc sưu tầm. tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện ui hoặc dạng khác. Tương tự như chương trình máy tính, tiêu chí "sáng tạo tinh thân" của tác phàm này đặt ra rất thấp, chi đòi hỏi tính sáng tạo thể hiện thông qua việc lựa chọn, sắp đặt chất liệu cùa người sưu tập. Việc bảo hộ quyền tác giả đôi với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó. không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

4- Phân loại tác phẩm

[a] Phân loại tác phẩm dựa theo lĩnh vực sáng tạo

Tác phẩm văn học là kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học được thể hiện theo phương thức hay hình thức bất kỳ với một thể loại nhất định. Phương thức thể hiện của loại hình tác phẩm này có thể thông qua sách (truyện được in thành sách), có thể thông qua phát thanh (truyện, thơ được đọc cho công chúng nghe), có thể thông qua báo chí (truyện ngắn được đăng trên báo)... Tác phẩm văn học có thể được thể hiện dưới hình thức chữ viết nhưng cũng có thể được thể hiện thông qua hình thức khác như truyền miệng (các tác phẩm văn học dân gian). Mặt khác, tác phẩm văn học có rất nhiều thể loại khác nhau như văn xuôi (bao gồm tiểu thuyết, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, bút kí, kí sự, tự sự, tuỳ bút, hồi ký); thơ (bao gồm bài thơ, bài trường ca với các thể thơ khác nhau như lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, tự do).

(i) Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật được thể hiện thông qua một vật thể và với một phương thức nhất định. Tác phẩm nghệ thuật được tạo ra theo nhiều chuyên ngành khác nhau như hội hoạ, tạo hình, điêu khắc, điện ảnh. nhiêp ảnh, âm nhạc, sân khấu.... Phụ thuộc vào tính chất của các loại hình nghệ thuật nên các tác phẩm nghệ thuật được thể hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau như thê hiện tên vật liệu (hội hoạ, ' điêu khắc, tạo hình, nhiếp ảnh), thể hiện thông qua sàn khâu (kịch), thông qua giọng hát, nhạc cụ (các bản nhạc).

(ii) Tác phẩm khoa học là kết quả cùa hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. chính trị. Bao gồm các bài viết, công trình nghiên cứu. sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, bài phát biểu...

Việc phân biệt tác phẩm theo lĩnh vực sáng tạo chi mang tính tương đối và không có ý nghĩa về mặt pháp lý. vì các tác phẩm này đều có cơ chế bảo hộ như nhau. Mặt khác, ưong một tác phẩm, tính văn học, nghệ thuật hay khoa học thường đan xen nhau, khó có thể tách biệt. Ví dụ một bài thơ vừa mang tính văn học, vừa mang tính nghệ thuật. Một bài báo vừa mang tính khoa học, vừa mang tính văn học.

[b] Phân loại tác phẩm dựa vào nguồn gốc hình thành tác phẩm

Trong thực tiền, tác giả có thể sáng tạo ra một tac pham hoàn toàn mới nhưng cũng có thể tạo ra tác phẩm băng viec thay doi, phát triều tác phẩm đà có của người khác. Việc xác định nguồn gốc tạo ra tác phẩm cỏ ý nghĩa pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể sáng tạo. Do đó, dựa vào nguồn gốc hình thành, tác phẩm có thể phân chia thành hai loại:

(i) Tác phẩm gốc là tác phẩm được tạo ra lần đầu tiên với nội dung và hình thức thể hiện không trùng lặp với tác phẩm khác. Xét trong mối liên quan với tác phẩm phái sinh, tác phẩm gốc là tác phẩm ra đời trước và là “nguyên liệu đầu vào” để trên cơ sở tác phẩm gốc, tác phẩm phái sinh được tạo ra. Do đó, khi một người muốn sử dụng tác phàm đang được bảo hộ của người khác để tạo ra tác phẩm mới (tác phẩm phái sinh) thì phải xin phép và trả nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm gốc.

(ii) Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo ra trên cơ sở tác phẩm đã có (tác phẩm gốc), bằng việc thay đổi nội dung, hình thức thể hiện hoặc cà hai. Tác phẩm phái sinh mặc dù được tạo trên cơ sở tác phẩm đã có nhưng nó vẫn có yếu tố sáng tạo đủ để được bảo hộ như một tác phẩm độc lập.

Một tác phẩm được coi là ‘‘phái sinh” từ tác phẩm gốc nếu thỏa mãn các dấu hiệu sau: (i) có thể nhận thấy dấu ấn của tóc phàm goc trong tác phẩm phái sinh (như nội dung, cốt truyện, tuyến nhân vật của tác phẩm gốc); (ii) có dấu ấn sáng tạo riêng của tác giả tác phẩm phái sinh, thể hiện qua việc phát triển về nội dung hay thay đổi hình thức thể hiện, ngôn ngữ... của tác phẩm.

Tác giả tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ những nội dung có tính nguyên gốc (do họ sáng tạo) và tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gáy phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Việc tạo ra, khai thác, sử dụng tác phẩm phái sinh phái được sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm gốc.

Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ liệt kê một số các tác phẩm phái sinh điển hình như: tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

Tác phẩm dịch thuật là tác phẩm chuyển tải đầy đủ nội dung của một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách sáng tạo. Tính sáng tạo của tác phẩm dịch thể hiện ở việc lựa chọn, sắp xếp, sử dụng ngôn ngữ để thể hiện được nội dung cũng như tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm gốc.

Tác phẩm phóng tác là tác phẩm được tạo ra dựa theo nội dung, tư tưởng của một tác phẩm đã có nhưng có sự sáng tạo mới về nội dung, tư tưởng, cách thức thể hiện... So với các tác phẩm phái sinh khác, dấu ấn sáng tạo” của tác phẩm gốc trong tác phẩm phóng tác thường khá mờ nhạt, thay vào đó tác phẩm phóng tác có hàm lượng sáng tạo mới cao, thể hiện ở việc tác giả của nó làm mới cả về nội dung, ý tưởng cũng như hình thức thể hiện so với tác phẩm gốc. Thậm chí, tác phẩm phóng tác có thể chỉ dựa trên ý tưởng của tác phẩm gốc, bản thân nó là một sáng tạo mới hoàn toàn về nội dung và được thể hiện bằng một cách hoàn toàn riêng và độc đáo.

Tác phẩm cải biên là tác phẩm được sáng tạo ra trên cơ sở một tác phẩm gốc bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt. Ví dụ các bản nhạc được hoà âm, phối khí lại là tác phẩm cải biên.

Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một tác phẩm gốc bằng cách thay đổi từ loại hình này sang loại hình khác. Chăng hạn, một tác phẩm gốc thuộc loại hình văn học được một người khác viết kịch bản và chuyển sang tác phẩm thuộc loại hình điện ảnh.

Tác phàm tuyển chọn là tác phẩm trong đó tập hợp những tác phẩm riêng rẽ một cách chọn lọc của một hoặc nhiều tác giả.

[c] Phân loại tác phẩm dựa vào người sáng tạo và mối liên quan giữa họ

(i) Tác phẩm riêng của cả nhân là tác phẩm do một cá nhân trực tiếp sáng tạo ra.

(ii) Tác phẩm chung là tác phẩm do nhiều người cùng hợp tác sáng tạo để tạo ra tác phẩm. Tác phẩm chung hoàn toàn khác với sách truyện in chung vì bản thân quyển sách hoặc quyển truyện không phải là tác phẩm mà chì là hình thức vật chất mà trong đó, tác phẩm được ấn định (vật mang tin của tác phẩm). Mặt khác, cần phải thấy rằng sự hợp tác giữa các cá nhân trong việc tạo ra tác phẩm có nhiều trường hợp với tính chất khác nhau, trong đó chỉ được coi là tác phẩm chung đè xác định họ là các đồng tác giả khi sự hợp tác đó là cùng nhau góp sức sáng tạo để tạo ra tác phẩm thống nhất và hoàn chỉnh. Ví dụ cuốn giáo trình là một tác phẩm chung, trong đó những người tham gia viết là các đồng tác giả.

(iii) Tác phẩm tập thể là sự kết hợp sản phẩm sáng tạo của nhiều người nhưng phần sáng tạo của mỗi người là độc lập và có thể được sử dụng riêng biệt. Ví dụ, một tập san báo chí bao gồm nhiều bài viết của các tác giả khác nhau. Đối với tác phẩm tập thể, các tác giả không phải là đồng tác giả.

Hiện nay, đối với một số tác phẩm đặc thù có sự tham gia sáng tạo của nhiêu người như tác phẩm điện ảnh hay tác phẩm sân khấu, việc xác định nó là tác phẩm chung hay tác phẩm tập thể vẫn gây ra nhiều tranh cãi với những quan điểm khác nhau. Đề một tác phẩm điện ảnh ra đời phải có sự tham gia sáng tạo của nhiều người trong nhiều lĩnh vực khác nhau: người viết kịch bản, đạo diễn, quay phim, dựng phim, âm thanh, ánh sáng, khói lừa, thiết kế mỹ thuật, diễn viên chính, diễn viên phụ... Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật thiết kế âm thanh, ánh sáng, mĩ thuật trường quay, thiết kế đao cu id xào và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện anh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thỏa thuận Theo quy định này thi những đối tượng kê trên đều được công nhận là tác giả, tuy nhiên ho là tác giả độc lập đối với phần sáng tạo của họ hay họ là đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh thì còn phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể

Để tạo ra tác phẩm điện ảnh, người ta có thể sử dụng tác phẩm có

sẵn như: tác phẩm văn học, kịch bản điện ảnh, tác phẩm âm nhạc... và người tạo ra những tác phẩm này có ỌTG đối với tác phẩm có trước đó, độc lập với quyền tác giả tác phẩm điện ảnh. Dưới góc độ này, tác phẩm điện ảnh có thể coi là tác phẩm tập thể, vì có những tác phẩm trong đó có thể tách ra khai thác một cách độc lập: như bài hát trong phim; tác phẩm văn học được chuyển thể... Tuy nhiên, tác phẩm điện ảnh là một tác phẩm nghệ thuật thống nhất, trong đó có những phần sáng tạo không thể tách ra một cách độc lập. Những người góp phần sáng tạo quan trọng tạo nên bộ phim như: đạo diễn, quay phim, dựng phim, thiết kế hình ảnh, âm thanh, kỹ xảo... mà phần sáng tạo của họ có mối liên quan chặt chẽ tạo nên một tác phẩm điện ảnh hoàn chỉnh là đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh. Vì vậy, dưới góc độ này, tác phẩm điện ảnh lại được coi là tác phẩm chung.

[d] Phân loại tác phẩm dựa vào phương thức chuyển tải tác phẩm đến công chúng

(i) Tác phẩm nghệ là các tác phẩm mà công chúng nhận biết và cảm thụ về nó thông qua thính giác. Thông thường đó là các tác phẩm mà chủ đề tư tưởng được tác giả gửi gắm thông qua giai điệu, hoà âm, nhịp điệu mà các yếu tố này chỉ có thể chuyển tải tới công chúng bằng âm thanh thông qua giọng ca hoặc việc sử dụng một nhạc cụ của những người có chuyên môn nhất định. Vì vậy, tác phẩm nghệ bao gồm các tác phẩm âm nhạc kể cả nhạc có lời và nhạc không lời.

(ii) Tác phẩm nhìn là các tác phẩm mà công chúng có thể nhận biết, cảm thụ nó thông qua thị giác. Thông thường đó là các tác phẩm mà chủ đề tư tưởng được tác giả gửi gắm thông qua đường nét, kiểu dáng, màu sắc và sự phối hợp giữa các gam màu khác nhau. Vì vậy tác phẩm nhìn bao gồm các tác phẩm về hội hoạ, điêu khắc, nhiêp ảnh...

(iii) Tác phẩm nghe nhìn là các tác phẩm mà công chúng muốn nhận biết và cảm thụ trọn vẹn phải có sự kết hợp cả thính giác và thị giác. Vì vậy có thể nói các tác phẩm nghe nhìn muốn chuyển tải được tới công chúng phải có sự kết hợp giữa việc chuyên tải hình ảnh cùng việc chuyển tải âm thanh, bao gồm các tác phẩm điện ảnh, sân khấu...

(iv) Tác phẩm đọc là các tác phẩm có thể nhận biết và cảm thụ được thông qua ngôn ngữ viết.

Ngoài ra. ở một số nước theo hệ thống luật Anh-My, ngươi ta còn phân loại tác phẩm thành ba nhóm sau: tác phẩm viết, tác phẩm âm thanh và tác phẩm hình ảnh. Tuy nhiên, cũng giống như là các tiêu chí được trình bày trên, cách phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối, bời cô những tác phẩm vừa là tác phẩm hình ảnh vừa là một tác phẩm âm thanh (như một bộ phim).

(Nguồn tham khảo: Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác)

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tác phẩm và điều kiện bảo hộ tác phẩm được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết  Tác phẩm và điều kiện bảo hộ tác phẩm có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luậ t sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tác phẩm và điều kiện bảo hộ tác phẩm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.39310 sec| 1102.906 kb