Tàu đánh cá - phương tiện sinh sống của ngư dân

15/05/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

1- Tổng quan về tàu đánh cá

Tàu đánh cá hay còn gọi là tàu cá (tiếng Anh: Fishing vessel) là phương tiện giao thông đường thủy được sử dụng làm phương tiện đánh bắt thủy sản.

Tàu đánh cá có nhiệm vụ và chức năng khai thác thủy hải sản trong một không gian đã được pháp luật các quốc gia và pháp luật quốc tế quy định. Thông thường, tàu đánh cá được chia thành  hai loại dựa trên thời gian đánh bắt là tàu đánh cá ngắn ngày và tàu đánh cá dài ngày.

Thông thường, tàu đánh cá có kích thước vỏ tàu phổ biến với chiều dài của tàu từ 13,4m - 32m và chiều rộng của tàu từ 3,5 - 7mCông suất máy của tàu đánh cá ở Việt Nam hiện nay phổ biến từ 12-350 CV.

Về hoạt động của tàu đánh cá trên các vùng biển Việt Nam được pháp luật quy định tại Điều 43 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP về quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam:

[a] Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản

(i) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;

(ii) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ;

(iii) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi; tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.

[b] Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản

(i) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi;

(ii) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi;

(iii) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.

[c] Quy định về treo cờ

(i) Tàu cá Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;

(ii) Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu cá của nước ngoài phải thực hiện treo cờ của Việt Nam theo quy định.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

2- Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá

[a] Yêu cầu của thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá

(i) Phải được kết nối, đồng bộ với phần mềm hệ thống giám sát tàu cá lắp đặt tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố ven biển;

(ii) Tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh tối thiểu 12 vị trí/ngày với tần suất 02 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển.

Tự động truyền bằng một trong các phương thức qua hệ thống thông tin vệ tinh, hệ thống thông tin di động GSM, hệ thống thông tin sóng mặt đất sử dụng các băng tần MF, HF, VHF tối thiểu 08 vị trí/ngày với tần suất 03 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét; cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển;

(iii) Sai số tọa độ vị trí tàu cá nhận từ hệ thống định vị toàn cầu GPS hiển thị trên thiết bị giám sát hành trình tàu cá không quá 500 mét, độ tin cậy 99%;

(iv) Mỗi thiết bị phải có một mã nhận dạng độc lập;

(v) Phải đảm bảo hoạt động bình thường trong môi trường hoạt động trên biển theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.

[b] Tính năng phần mềm hệ thống giám sát tàu cá tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá

(i) Phần mềm tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá phải tương thích với các hệ điều hành Microsoft Windows, Android, IOS; có giao diện tiếng Việt trực quan. Quản lý toàn bộ thông tin tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình; cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương và địa phương để kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá; quản lý được nhật ký khai thác, chống khai thác bất hợp pháp;

(ii) Giao diện phần mềm hiển thị vị trí tàu, thời gian, vận tốc, hướng di chuyển, tín hiệu báo động, thời gian cập nhật dữ liệu gần nhất, thông tin thời tiết, trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá, gửi thông tin đến thiết bị giám sát tàu cá;

(iii) Có chức năng truy cập, tìm kiếm, lập bảng biểu, báo cáo, thống kê các dữ liệu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát tàu cá, tạo khu vực để quản lý tàu và gửi cảnh báo tự động khi tàu ra/vào khu vực;

(iv) Kết nối, truyền dẫn thông tin với trung tâm dữ liệu đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá; phân cấp quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá;

(v) Bản đồ điện tử được sử dụng phải thể hiện rõ được vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, các vùng cấm đánh bắt, các cảng cá do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Hỗ trợ của nhà nước hỗ trợ đối với hoạt động thủy sản

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Thủy sản 2017 thì trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản sau đây:

- Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; sản xuất sản phẩm thủy sản quốc gia, sản phẩm thủy sản chủ lực; sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến phụ phẩm thành thực phẩm hoặc làm nguyên liệu cho ngành kinh tế khác;

- Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề trong hoạt động thủy sản;

- Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Xây dựng trung tâm nghề cá lớn;

- Mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo; bảo hiểm thuyền viên; bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị cho tàu cá khai thác thủy sản trên biển từ vùng khơi trở ra;

- Phát triển hoạt động thủy sản từ vùng khơi trở ra; khôi phục sản xuất khi có sự cố môi trường, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản, chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản ven bờ;

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Ngoài ra, Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động thủy sản sau đây:

- Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh; lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;

- Xây dựng cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển; hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung;

- Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Xem thêm:  Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

4- Các loại tàu đánh cá hiện nay

[a] Tàu làm nghề lưới kéo 

Nghề lưới kéo thường xuyên hoạt động xa và dài ngày trên biển trong điều kiện thời tiết sóng gió khắc nghiệt. Vì vậy, tàu làm nghề lưới kéo phải có: Kết cấu vỏ và trang thiết bị trên tàu phải vững chắc với độ bền cao; hình dạng và kết cấu phù hợp với đặc điểm của nghề khai thác bằng lưới kéo như có tốc độ kéo tốt, boong khai thác rộng…; độ ổn định và tính định hướng cao, lực kéo lớn và dễ điều khiển trong quá trình đánh bắt

[b] Tàu làm nghề lưới vây    

Tàu làm nghề lưới vây có một số đặc điểm khác tàu thuyền làm nghề thủy sản khác. Do đặc thù của loại hình đánh bắt nên tàu này yêu cầu phải có tốc độ tàu khi vây lưới phải cao, bán kính quay trở nhỏ, be thấp, chiều rộng của tàu lớn.

[c] Tàu làm nghề lưới rê

Lưới rê sử dụng lưới có độ thô nhỏ nên be tàu phải nhẵn, vỏ tàu khai thác thủy sản bằng nghề lưới rê hầu hết cấu tạo bằng gỗ với kích thước và kiểu dáng rất khác nhau, đa số các tàu có cabin ở phía đuôi tàu, hầm bảo quản cá được đặt ở phía trước hầm máy. Riêng đối với nghề lưới rê cá thu, ngừ do vàng lưới dài nên hầu hết các tàu có hầm lưới ở phía trước mũi, giúp cho ngư dân thao tác thả và thu lưới nhanh gọn, dễ dàng hơn. Tàu lưới rê có kích thước nhỏ, chiều dài từ 8-14,5m. Từ Đà Nẵng trở vào tàu lưới rê có kích thước lớn hơn, chiều dài tàu từ 8-20m. Công suất máy tàu của nghề lưới rê ở Việt Nam hiện nay phổ biến từ 12-350 CV.

Trên các tàu lưới rê loại lớn thường được trang bị hệ thống tời thủy lực thu lưới và các thiết bị hàng hải là ra đa và các máy thông tin đường ngắn, máy thông tin đường dài, những máy này giúp các tàu liên lạc với nhau về những thông tin cần thiết như sự xuất hiện của các đàn cá, về tình hình ngư trường.

Một số tàu lưới vây cỡ nhỏ hoạt động gần bờ chỉ có trang bị duy nhất 1 thiết bị phục vụ khai thác trên biển là chiếc la bàn từ. Tàu có công suất từ 30-84 CV ngoài la bàn từ còn được trang bị máy liên lạc VHF, máy định vị.

[d] Tàu làm nghề câu

Hiện nay, các tàu biển làm nghề câu thường được đóng bằng gỗ dày từ 30-40mm với nhiều kiểu dáng phong phú theo từng vùng. Tàu cá ở khu vực miền Trung đóng theo kiểu dân gian truyền thống, miền Nam đóng theo kiểu Thái Lan có cải tiến với boong thao tác bố trí phía trước cabin.

[đ] Tàu làm nghề chụp mực

Vỏ tàu làm nghề khai thác bằng lưới chụp mực hầu hết cấu tạo vỏ bằng gỗ, đóng theo kiểu dân gian, boong thao tác được đặt phía trước cabin, hầm bảo quản đặt phía trước hầm máy, hai bên mạn phía trước và phía sau có lắp đặt 2-4 tăng gông dùng để căng lưới chụp mực thường từ 11-17m tùy thuộc vào công suất từ 45-250 CV.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

5-Tàu gì hiệu quả nhất cho ngư dân

Với những phân tích nêu trên, tác giả cho rằng trong tình hình hiện nay, với nhu cầu về thực phẩm biển của người dân và ngành công nghiệp chế biến cũng như mặt bằng chung khả năng kinh tế của ngư dân Việt Nam, tàu làm nghề lưới kéo là một lựa chọn hợp lý. Bởi lẽ, đây là loại tàu có chi phí sản xuất tương đối thấp, thông dụng trên thị trường tàu cá, công năng ổn định và sẽ tránh được khả năng đánh bắt hủy diệt nguồn thủy sản.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tàu đánh cá - phương tiện sinh sống của ngư dân được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Tàu đánh cá - phương tiện sinh sống của ngư dân có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Tàu đánh cá - phương tiện sinh sống của ngư dân

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16392 sec| 1009.289 kb