Thế nào là lỗi vô ý do cẩu thả?
Lỗi vô ý do cẩu thả là trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù được điều kiện khách quan buộc họ phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả đó.
1- Quy định của pháp luật về lỗi vô ý do cẩu thả:
Theo khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự") vô ý phạm tội do cẩu thả là trường hợp"Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó".
2- Đặc điểm của lỗi vô ý do cẩu thả:
Về mặt lý trí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Về ý chí chủ quan: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước và có thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.
Ở hình thức lỗi vô ý do cẩu thả, người phạm tội không nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Có thể có hai trường hợp người phạm tội không thấy trước được hậu quả của hành vi:
(i) Trường hợp thứ nhất, người phạm tội không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình và cũng không nhận thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: bảo vệ ngủ quên dẫn đến tài sản của công ty bị mất trộm.
(ii) Trường hợp thứ hai, người phạm tội có thể nhận thức khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình nhưng không nhận thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: Một người băng ngang đường một cách vô thức (không nhìn trước nhìn sau) làm cho hai xe chạy ngược chiều nhau vì tránh người này mà xảy ra tai nạn làm hai người lái xe tử vong.
Lỗi vô ý do cẩu thả còn được xác định với điều kiện là người phạm tội “phải thấy trước” và “có thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra. “Phải thấy trước” ở đây là quy định của pháp luật buộc họ khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đó bắt buộc phải thấy hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. “Có thể thấy trước” có thể hiều là với độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý, trình độ văn hoá, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức xã hội,…của một người bình thường thì người thực hiện hành vi có thể thấy trước hậu quả của hành vi đó.
3- Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ:
(i) Điểm giống nhau giữa lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ
Trong trường hợp vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ, người phạm tội đều không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội.
(ii) Điểm khác nhau giữa lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ
Xác định lỗi: Đối với lỗi vô ý do cẩu thả, việc gây ra hậu quả xuất phát từ lỗi vô ý của chủ thể còn sưkiện bất ngờ thì việc gây hậu quả không do lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi.
Về khả năng thấy trước hậu quả: người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý do cẩu thả buộc phải thấy trước hậu quả nhưng lại không thấy trước được hậu quả đó.Sự kiện bất ngờ là trường hợp không thể thấy trước và không buộc phải thấy trước hậu quả có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây ra hậu quả:Lỗi vô ý do cẩu thả xuất phát từ sự cẩu thả của chủ thể gây ra hành vi vi phạm.Sự kiện bất ngờ là việc có sự kiện xảy ra mà chủ thể không thể thấy trước và không buộc phải thấy trước hậu quả là do hoàn cảnh khách quan tác động vào hành vi của chủ thể.
Về trách nhiệm pháp lý: Đối với lỗi vô ý do quá cẩu thả, chủ thể phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình; còn sưkiện bất ngờ thì chủ thể không phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình.
(iii) Những điểm cần lưu ý để phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ
Lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ rất khó để phân biệt vì vậy khi phân biệt thì cần phải lưu ý vấn đề sau:
- Sự kiện bất ngờ chính là sự loại trừ trường hợp có hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý vì cẩu thả, khi không có căn cứ xác định người có hành vi do vô ý vì cẩu thả thì cũng tức là hành vi của họ thuộc trường hợp do sự kiện bất ngờ.
- Khi nghiên cứu về sự kiện bất ngờ thì luôn luôn phải xem xét đó có phải là lỗi vô ý do quá cẩu thả không. Phải xét trong hoàn cảnh cụ thể để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy hậu quả ở lỗi vố ý do quá cẩu thả hay sự kiện bất ngờ. Đó là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc là lỗi vô ý do cẩu thả, một người bình thường cũng có thể thấy trước và trong hoàn cảnh cụ thể đó ai cũng không thấy trước thì là do sự kiện bất ngờ. Tức là hai vấn đề này phải luôn được xác định một cách song song với nhau để loại trừ trường hợp còn lại để phân biệt hai vấn đề này.
4- Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:
(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;
Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.
(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm