Thủ tục nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng
Giải pháp hữu ích nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa các bên là Nhà nước và bên bị giải phóng mặt bằng khi giải phóng mặt bằng đó là thực hiện đền bù. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được nhận tiền đền bù. Việc giải phóng mặt bằng, nhận tiền đền bù được thực hiện khi nào? Thủ tục nhận tiền đền bù ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1- Tiền đền bù giải phóng mặt bằng là gì?
Tiền đền bù hay tiền bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất theo khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.
Trong đó, giải phóng mặt bằng là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất cho người bị thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai. Đất được thu hồi dùng để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; kinh tế - xã hội và vì mục đích quốc gia, công cộng.
Tóm lại, tiền đền bù giải phóng mặt bằng là khoản tiền thực tế mà người sử dụng đất được nhận khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật điều tiết hoặc theo thỏa thuận của các chủ thể khi tiến hành thu hồi đất.
2- Trường hợp thu hồi đất giải phóng mặt bằng
Theo Điều 16 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về các trường hợp Nhà nước quyết định thu hồi đất như sau:
“Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất
1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.”
3- Thủ tục nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng
Thủ tục nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng phụ thuộc, được lồng ghép vào quy trình thu hồi đất. Cụ thể như sau:
[1] Thông báo thu hồi đất
Cơ quan nhà nươc có thẩm quyền thu hồi đất ra thông báo thu hồi trước hi quyết định thu hồi đất. Cụ thể thông báo trước 90 ngày đối với loại đất nông nghiệp và thông báo trước 180 ngày đối với loại đất phi nông nghiệp.
Thông báo về thu hồi đất được gửi trực tiếp đến người dân có đất bị thu hồi. Đồng thời được phổ biế rộng rãi trên các phương tiện truyền thông công cộng trên địa bàn.
[2] Thống kê tài sản và lập kế hoạch bồi thường
Ủy ban nhân cấp xã thực hiện phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thống kê tất cả tài sản có trên diện tích đất thu hồi. Chủ sở hữu tài sản và đất có trách nhiệm phối hợp thực hiện việc thống kê chính xác, nhanh chóng. Trường hợp không nhận được sự hợp tác của chủ sở hữu tài sản, đất sau 10 ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ và đưa ra biên bản cưỡng chế tiến hành kiểm đếm bắt buộc theo quy định pháp luật.
Đơn vị lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiệm vụ thực hiện bồi thường thiệt hại. Đơn vị sẽ hỗ trợ, bồi thường và tái định cư theo quy định của pháp luật về bồi thường và giải phóng mặt bằng.
[3] Lấy ý kiến nhân dân về phương án bồi thường
Ở giai đoạn này, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tiến hành niêm yết công khai phương án và lấy ý kiến nhân dân về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức hợp trực tiếp.
Người có quyền sử dụng đất có đất nằm trong diện bị thu hồi có quyền khiếu nại nếu thấy việc bồi thường không phù hợp với quyền, lợi ích của mình.
[4] Hoàn thiện hồ sơ bồi thường
Đây là giai đoạn hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ bồi thường dựa trên cơ sở các ý kiến, đóng góp, phản hồi và thỏa thuận khi lấy ý kiến nhân dân.
Hoàn thiện hồ sơ, phê duyệt kế hoạch bồi thường và tiền hành kiểm tra thực hiện sẽ được tiến hành theo quy định pháp luật đất đai. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường và tiến hành trong vòng 01 ngày.
[5] Tổ chức chi, trả bồi thường
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, trong vòng 30 ngày, cơ quan đơn vị có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành chi, trả tiền bồi thường cho người có đất nằm trong diện thu hồi.
Trường hợp chậm chi trả tiền bồi thường, khi thanh toán tiền bồi thường, người sử dụng đất sẽ được hưởng thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
Trong trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.
[6] Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất
Sau khi nhận tiền bồi thường, người bị thu hồi đất phải bà giao mặt bằng cho chủ đầu tư theo yêu cầu.
Trường hợp không thực hiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện. Hoặc tiến hành cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai năm 2013.
Xem thêm: Dịch vụ luật sự trong lĩnh vực thu hồi đất.
4- Mức đền bù giải phóng mặt bằng đất ở là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 79 Luật Đất đai năm 2013, khi Nhà nước thu hồi đất ở mức đền bù giải phóng mặt bằng được xác định như sau:
“Điều 79. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:
a) Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;
b) Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
2. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn...
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm