Kỹ năng tư vấn pháp luật về phá sản doanh nghiệp

03/10/2022
Phá sản doanh nghiệp là tình trạng một doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ dẫn đến việc hoàn toàn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị tòa án, theo thủ tục luật định, ra quyết định bắt buộc doanh nghiệp thanh lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ. Luật sư cần làm gì khi tư vấn pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Sau đây, Luật Everest xin thông tin tới bạn đọc bài viết Kỹ năng tư vấn về phá sản doanh nghiệp. 

Phá sản doanh nghiệp là tình trạng một doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ dẫn đến việc hoàn toàn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị tòa án, theo thủ tục luật định, ra quyết định bắt buộc doanh nghiệp thanh lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ. Luật sư cần làm gì khi tư vấn pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Sau đây, Luật Everest xin thông tin tới bạn đọc bài viết Kỹ năng tư vấn về phá sản doanh nghiệp. 

Nội dung tư vấn 

Việc tư vấn pháp luật cho một vụ việc phá sản doanh nghiệp của Luật sư bao gồm các công việc chính như sau: Xác định các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tiến hành thủ tục giải quyết vụ việc phá sản.

Các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Doanh nghiệp có nợ

Các khoản nợ này là nợ không có bảo đảm hoặc chỉ có bảo đảm một phần (bảo đảm của doanh nghiệp hoặc của người thứ 3, mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ); đã được xác định rõ ràng, được các bên xác nhận không có tranh chấp. Luật sư cần phải xem xét về tính hợp pháp và tính có căn cứ của khoản nợ, về các chứng từ, hoá đơn, chứng cử đề chứng minh các khoản nợ như biên bản đối chiếu công nợ, biên bản thanh lý hợp đồng, văn bản thừa nhận của doanh nghiệp mắc nợ,... Ngoài ra, cần phân biệt rõ và chỉ tính nợ của doanh nghiệp có trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp, mà không tính nợ của các cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp (khoán 2.1 Điều 2 Mục I Nghị quyết số O3/2OO5/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản - gọi tắt là Nghị quyết số O3/2OO5/NQ-HĐTP).

Nợ đã đến hạn thanh toán

Khoản nợ phải là nợ đã đến hạn thanh toán thì chủ nợ mới có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản. Việc này cần thể hiện trong các hồ sơ, giấy tờ như hợp đồng kinh doanh, thương mại, biên bản xác nhận công nợ,... (khoản 2.1 Điều 2 Mục I Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP).

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Mặc dù chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoán nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán, cần xác định rõ căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp,...) (khoản 2.2 Điều 2 Mục I Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP).

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

- Người có quyền nộp đơn: Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần; Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở; Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng; Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng trong trường hợp Điều lệ công ty quy định; Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã. (khoản 1, 2, 5, 6 Điều 5 Luật Phá sản 2014)

- Người có nghĩa vụ nộp đơn: Những người sau đây có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:  Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. (khoản 3, 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014)

- Nội dung đơn: Tùy theo đối tượng yêu cầu, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau dãy: Ngày, tháng, năm; tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết phá sản; tên. địa chỉ của người làm đơn; tên, địa chi của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản; khoản nợ đến hạn (tiền lương đến hạn) hoặc căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản. Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn. Trường hợp có đề xuất chỉ định quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn ghi rõ tên, địa chỉ của các đối tượng này (Điều 26 Luật Phá sản 2014).

Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp: Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc. (khoản 1 Điều 8 Luật Phá sản 2014)

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. (khoản 2 Điều 8 Luật Phá sản 2014)

- Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ. (Điều 39 Luật Phá sản 2014)

- Lệ phí, chi phí: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau: Nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự; Nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng. (khoản 2 Điều 38 Luật Phá sản 2014)

Thủ tục giải quyết vụ việc phá sản (sau khi đã được thụ lý)

- Mở thủ tục phá sản: Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

- Tiến hành các thủ tục phá sản: Sau khi đã mở thủ tục phá sản, vụ việc phá sản được tiến hành thông qua rất nhiều thủ tục như: Chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; giám sát hoạt động kinh doanh (trong đó có một số hoạt động bị cấm) của doanh nghiệp, hợp tác xã; thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; xác định nghĩa vụ tài sản (giá trị nghĩa vụ, tiền lãi, xử lý khoản nợ có bảo đảm, thứ tự phân chia tài sản); các biện pháp bảo toàn tài sản (áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời); tổ chức Hội nghị chủ nợ; phục hồi hoạt động kinh doanh.

- Tuyên bố phá sản: Sau khi Hội nghị chủ nợ không thành, thì Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản.

- Thi hành Quyết định tuyên bố phá sản: Cuối cùng là thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo quy định của Luật Phá sản và Luật Thi hành án dân sự.

Kết luận: Bốn giai đoạn nêu trên là sự khái quát một cách tương đối về các thủ tục giải quyết vụ việc phá sản (sau khi đã được thụ lý). Thủ tục phá sản doanh nghiệp rất phức tạp và đã được Luật Phá sản 2014 quy định khá cụ thể, chi tiết, tuy nhiên, vẫn còn thiếu rãnh mạch, rò ràng và khó phân biệt. Vì vậy, Luật sư cần nghiên cứu kỹ Luật Phá sản 2014 và đặt vấn đề cần xử lý trong tổng thể nội dung tư vấn cho khách hàng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng tư vấn pháp luật về phá sản doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.42732 sec| 962.602 kb