Vai trò và giá trị của cảm xúc trong đời sống hiện nay

23/07/2021
Cảm xúc có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng. Cảm xúc là yếu tố "mang năng lượng" cho ứng xử. Khi ở tầm của trí tuệ, giá trị của cảm xúc giúp “dẫn dường” cho suy nghĩ. Nhiều trải nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng, cảm xúc dẫn đường cho chính cá nhân trong những tình huống khẩn cấp, cần phải đưa ra những quyết định vừa kịp thời, vừa hợp lý, vừa chính xác.

 

giá trị của cảm xúc 

1- Vai trò của cảm xúc

Cảm xúc có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng. Cảm xúc là yếu tố "mang năng lượng" cho ứng xử. Bất cứ một ứng xử nào của con người cũng đều bắt nguồn từ cảm xúc. Ngay cả ứng xử theo thói quen cũng xuất phát từ những cảm xúc, nhưng vì lập đi lập lại trở thành thói quen nên con người thường không nhận ra nó.

Không thể phủ nhận, mọi hành động trí tuệ đều có sự tham gia của cảm xúc. Cảm xúc thâm nhập vào từ các hoạt động tri giác cho đến việc lựa chọn các thao tác và ra quyết định trí tuệ. Mức độ ảnh hưởng từ cảm xúc rất đa dạng, với sự bắt đầu từ những cảm xúc đơn giản, sau đó đến tình cảm phức tạp và cuối cùng là sự tham gia của những linh cảm trực giác hết sức thú vị và diệu kỳ. Trong nghề luật, linh cảm trực giác (niềm tin nội tâm) có ý nghĩa rất quan trọng bởi loại linh cảm này là sự hội tụ cảm xúc tự nhiên của một cá nhân kết hợp với sự “nhạy cảm” về nghề nghiệp đã qua sự trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn làm nghề.

Một vai trò khác của cảm xúc là định hướng hành động, theo đó, cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kim hãm hành động. Vì vậy, việc sử dụng cảm xúc để điều khiển hành vi là một trong những thành phần quan trọng trong trí tuệ cảm xúc. Việc phân biệt và nhận biết được cảm xúc của người khác là một trong số những điều cơ bản để hình thành và phát triển mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Một người có thể nắm bắt được cảm xúc của bản thân, đồng thời biết kiềm chế nó thì thông thường sẽ hiểu được cảm xúc của người khác tốt hơn. Khả năng này ở mỗi cá nhân được xác định là "sự đồng cảm".

2- Giá trị của cảm xúc

Khi ở tầm của trí tuệ, cảm xúc có giá trị “dẫn dường” cho suy nghĩ. Nhiều trải nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng, cảm xúc dẫn đường cho chính cá nhân trong những tình huống khẩn cấp, cần phải đưa ra những quyết định vừa kịp thời, vừa hợp lý, vừa chính xác. Đó là những tình huống con người không có điều kiện và thời gian để suy nghĩ hoặc phải đối diện với tình thế mà bản thân chưa từng trải qua một lần trong cuộc đời. Cảm xúc ở những tình huống như vậy trở thành "phao cứu sinh" để giúp bản thân thoát khỏi nguy hiểm hoặc làm nên những “kỳ tích" trong công việc hay cuộc sống mỗi người. Đối với người hành nghề luật, cảm xúc này thường là cảm xúc nghề nghiệp (chứa đựng trong niềm tin nội tâm, niềm tin công lý), có ý nghĩa tích cực cho việc ra các quyết định từ vị trí công việc của người hành nghề.

Ngoài ra, cảm xúc còn có vai trò đối với sức khỏe của mỗi cá nhân. Việc kìm chế cảm xúc giúp con người có sự bình tĩnh cần thiết để tránh cho cơ thể phải đối diện với một số loại bệnh do xúc động quá mạnh gây ra, như: tai biến mạch máu não, rối loạn cảm xúc, stress...

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn...

0 bình luận, đánh giá về Vai trò và giá trị của cảm xúc trong đời sống hiện nay

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.81308 sec| 936.906 kb