Về quản lý đối với nghề nghiệp luật sư

02/03/2021
Nghề luật sư là nghề luật trong đó luật sư có phương thức hành nghề tự do. Luật sư hành nghề dựa trên kiến thức pháp luật và kỹ năng, thể hiện vai trò cá nhân, uy tín và đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, quản lý đối với nghề luật sư có nguyên tắc đặc thù.

1- Phương thức hành nghề luật sư

Nghề luật sư là nghề luật trong đó luật sư có phương thức hành nghề tự do. Luật sư hành nghề dựa trên kiến thức pháp luật và kỹ năng, thể hiện vai trò cá nhân, uy tín và đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, quản lý đối với nghề luật sư có nguyên tắc đặc thù. Tính đặc thù ở chỗ nghề luật sư là nghề của những người có hiểu biết pháp luật, có tính độc lập cao và luôn muốn tự do trong phương thức hành nghề của mình, mặt khác, nhà nước và xã hội cũng đòi hỏi họ phải gương mẫu, tự giác chấp hành pháp luật. Xuất phát từ tính đặc thù nghề nghiệp nên nhà nước quản lý hết sức chặt chẽ đối với nghề luật sư và luật sư nhưng tạo không gian riêng, điều kiện tối đa cho luật sư tự do phát triển hoạt động nghề nghiệp của mình.

Theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, nghề luật sư và luật sư được quản lý chặt chẽ không chỉ bằng pháp luật mà còn bằng hệ thống quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với luật sư và nghề luật sư, đồng thời pháp luật về luật sư còn quy định luật sư phải tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư.

2- Về quản lý đối với nghề nghiệp luật sư

Như vậy, quản lý đối với luật sư bao gồm hai hệ thống các quy tắc, một là hệ thống quy phạm pháp luật (quy tắc pháp lý) và hai là hệ thống quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Hai hệ thống này sang trọng, phối hợp chặt chẽ với nhau điều chỉnh đối với nghề luật sư và tạo thành nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước và tự quản đối với luật sư và nghề luật sư. Nguyên tắc quản lý nói trên đảm bảo cho nghề luật sư phát triển đúng hướng, đạt mục đích nghề nghiệp của người hành nghề, đồng thời đạt được mục đích và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội của nhà nước đối với các quan hệ xã hội có liên quan đến luật sư và nghề luật sư. Hi G Ở các nước phát triển trên thế giới, nghề luật sư được điều chỉnh bởi các quy tắc do luật định và những quy tắc không do luật định. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về hành nghề luật sư, những quy tắc khác do Hội luật sư hướng dẫn. Hội luật sư là cơ quan giám sát hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Ở hầu hết các nước theo hệ thống thông luật (Common Law), việc công nhận luật sư là do Tóa án nhân dân tối cao còn việc cấp Chứng chỉ hành nghề là là do Hội luật sư. Hội luật sư có nhiệm vụ duy trì và nâng cao tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Ở một số nước, Bộ trưởng Bộ tư pháp là người có thẩm quyền cao nhất trong việc quản lý nghề nghiệp luật sư, giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động luật sư. Sự quản lý nghề luật sư mỗi nước có sự khác nhau, phụ thuộc vào tính truyền thông của mỗi nước và phụ thuộc vào vấn đề giới hạn tự quản đối với nghề luật sư. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý những khâu quan trọng như ban hành các văn bản pháp luật, quy định chương trình đào tạo và các văn bản pháp luật về hành nghề luật sư, quy định chứng chỉ hành nghề và công nhân luật sư, cho phép thành lập Hội luật sư và các hình thức hành nghề luật sư, xử lý vi phạm. Hội luật sư chủ yêu quản lý luật sư về mặt đạo đức, nghề nghiệp.

Theo thông lệ của nhiều nước, tổ chức luật sư toàn quốc là chủ thể độc lập, trong quá trình hoạt động chỉ có quan hệ phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc thực hiện quản lý, giám sát đối với luật sư và hành nghề luật sư. 

Tuy nhiên, ở một vài nước, Bộ Tư pháp vẫn giữ vai trò ảnh hưởng trong việc giám sát hoạt động của tổ chức luật sư ở phạm vi quốc gia, ví dụ như: ở Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng là một đại diện lãnh đạo của Hội luật sư Trung Quốc; ở Thụy Điển, một công chức cao cáp của Bộ Tư pháp Thụy Điển được phân công phụ trách về hoạt động của Liên đoàn luật sư Thụy Điển.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Về quản lý đối với nghề nghiệp luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20475 sec| 942.625 kb