Xác định đối tượng giao tiếp trong nghề luật

17/06/2021
Bùi Quang Long
Bùi Quang Long
Cách tốt nhất để xác định đối tượng giao tiếp đối với người hành nghề luật? Cách tạo mối quan hệ giao tiếp với đồng nghiệp của Thẩm phán

Đối tượng giao tiếp trong nghề luật rất đa dạng, tùy từng trường hợp mà người tiến hành tố tụng có thể giao tiếp với đương sự, bị can, bị cáo... trong quá trình giải quyết các vụ án; Luật sư tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng và tiếp xúc với các đồng nghiệp trong quá trình hành nghề.

1- Xác định đối tượng giao tiếp trong nghề luật

Đối tượng giao tiếp trong nghề luật rất đa dạng, tùy từng trường hợp mà người tiến hành tố tụng có thể giao tiếp với đương sự, bị can, bị cáo... trong quá trình giải quyết các vụ án; Luật sư tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng và tiếp xúc với các đồng nghiệp trong quá trình hành nghề. Mỗi cuộc giao tiếp nêu trên đều có những đặc thù nhất định tùy thuộc vào đặc điểm tâm lý của từng đối tượng giao tiếp. Việc xác định đúng đối tượng giao tiếp và đặc điểm tâm của họ sẽ giúp buổi tiếp xúc, trao đổi của những người làm nghề luật diễn ra thuận lợi hơn.

Đối với người tiến hành tụng, đối tượng giao tiếp chủ yếu của họ bao gồm đương sự, bị can, bị cáo và các đồng nghiệp, chức danh tư pháp khác.

Thẩm phán, Kiểm sát viên khi tiếp xúc với đương sự, bị can, bị cáo phải giao tiếp trên cơ sở tôn trọng nhân phẩm, danh dự của họ, tuyệt đối tránh lối ứng xử kiểu “bề trên”, “ban phát” của người đang có quyền lực quyết định số phận pháp lý của người tham gia tố tụng.

Dù quan hệ pháp luật chủ đạo khi giải quyết vụ án hình sự tồn tại giữa Thẩm phán, Kiểm sát viên với người bị buộc tội được điều chính bằng phương pháp quyền uy, mệnh lệnh - phục tùng, dù Thẩm phán, Kiểm sát viên phải thể hiện được sự trang nghiêm, vị thế của người đại diện các cơ quan được nhà nước trao quyền công tố, quyền tư pháp nhưng ứng xử với người bị buộc tội phải trên cơ sở nguyên tắc suy đoán vô tội, không ai bị coi/bị đối xử như người có tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người đó. Nguyên tắc suy đoán vô tội không chỉ đòi hỏi Thẩm phán, Kiểm sát viên có cách giao tiếp, ứng xử dân chủ, không nặng nề, áp đặt mà còn đòi hỏi sự tận tâm trong việc xác định sự thật của vụ án, khách quan toàn diện trong việc thu thập các tình tiết buộc tội và gỡ tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Giao tiếp với những người tham gia tố tụng cần được lưu ý để hạn chế các tình huống có thể dẫn tới nghi ngờ Thẩm phán, Kiểm sát viên có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quá trình giải quyết vụ án, dẫn tới nghi ngờ về tính vô tư, khách quan của người tiến hành tố tụng. Ngay cả khi việc gặp gỡ người tham gia tố tụng không với mục đích vụ lợi nhưng có khả năng gây hiểu lầm thì Thẩm phán, Kiểm sát viên cũng phải tuyệt đối tránh.

Trong mối quan hệ với đồng nghiệp và các chức danh tư pháp khác, những người tiến hành tố tụng phải thực hiện nguyên tắc tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong ngành. Dù khác nhau về loại hình nghề nghiệp hay tính chất của các quy phạm điều chỉnh mối quan hệ đồng nghiệp, thái độ tôn trọng, hợp tác với đồng nghiệp cũng là mẫu số chung của những người hành nghề luật. Đặc thù của nghề luật là tồn tại sự đa dạng, thậm chí xung đột trong quan điểm đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật. Người hành nghề luật thường có tố chất kiên định, có niềm tin nội tâm, cũng có xu hướng bảo thủ, tranh luận đến cùng để bảo vệ quan điểm của mình, khả năng có mâu thuẫn về chuyên môn giữa các đồng nghiệp là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, họ còn có trách nhiệm bảo vệ uy tín của ngành, của cơ quan, đơn vị hay bảo vệ danh dự, uy tín của giới Luật sư, đòi hỏi giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, các tranh luận chuyên môn, mâu thuẫn nội bộ được giải quyết đúng mục về địa điểm, thời điểm, phương thức trên tinh thần xây dựng; tuyệt đối tránh những phản ứng mang tính chất kích động nhất thời, tại nơi đông người, nơi có sự hiện diện của truyền thông hoặc người tham gia tố tụng, tuyệt đối tránh các hành động bạo lực hoặc các ngôn ngữ thiếu văn hóa.

Thẩm phán, Kiểm sát viên là các công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước (Tòa án, Viện kiểm sát), mối quan hệ của Thẩm phán, Kiểm sát viên còn được điều chỉnh bởi Luật Cán bộ, công chức.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Quan hệ giao tiếp với đồng nghiệp của Thẩm phán trong Toà án

Quan hệ giao tiếp với đồng nghiệp của Thẩm phán trong Toà án, của Kiểm sát viên trong Viện kiểm sát bị chi phối bởi hai nhóm quan hệ chính thức: nhóm quan hệ hành chính và quan hệ tố tụng, do đó, thực tế rất khó để có thể phân định rõ ràng giữa hai nhóm quan hệ này. Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp của nghề luật đòi hỏi giao tiếp của Thẩm phán và Kiểm sát viên phải tách biệt được đâu là quan hệ hành chính, đâu là quan hệ tó tụng để có cách thức giao tiếp phù hợp. Đặc biệt, đối với Thẩm phán, nếu nhầm lẫn giữa hai mối quan hệ nảy, sẽ không bảo đảm được nguyên tắc Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không bảo đảm được yêu cầu về tính độc lập tư pháp.

Mặt khác, đồng nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư cũng có thể là bạn bè, thầy trò, đồng môn, đồng hương, đồng ngũ thậm chí có quan hệ gia đình, họ hàng trong cùng một Tòa án, Viện kiểm sát, các hãng luật. Tuy nhiên, văn hóa công sở đòi hỏi việc giao tiếp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại nơi làm việc phải lấy quan hệ đồng nghiệp làm nền tảng và theo các quy tắc giao tiếp nơi công sở, không lấy cách xưng hỏ, trò chuyện trong các mối quan hệ cá nhân để thay cho quan hệ công sở.

Trên thực tế, những cuộc giao tiếp giữa Kiểm sát viên với Thẩm phán, Thẩm phán với Kiểm sát viên vẫn thường được hiểu là quan hệ phối hợp trong công việc. Tuy nhiên, nếu xét từ bản chất của tố tụng, giữa họ trước hết phải là các quan hệ kiểm soát, đối trọng nhau trong quá trình giải quyết vụ án. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia theo mô hình tố tụng tranh tụng, do có sự phân định rành mạch các chức năng của tố tụng và các chủ thể tố tụng, tính chất phối hợp giữa các chức danh tư pháp rất hạn chế, do đó, quan hệ giao tiếp giữa họ phải giữ những khoảng cách nhất định để bảo đảm đúng vị trí tố tụng và tránh các hiểu nhầm không cần thiết đối với khả năng bảo đảm tính độc lập, vô tư khách quan khi tiến hành công việc. Tại Việt Nam, mô hình tố tụng xét hỏi truyền thống dù được tăng cường yếu tố tranh tụng trong những năm gần đây nhưng ảnh hưởng của mô hình này với sự tách bạch chỉ mang tính chất tương đối giữa các cơ quan cơ tiến hành tố tụng (các cơ quan tiến hành tố tụng cùng là các cơ quan trong khối nội chính, cùng trên chiến tuyến phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm...) còn rất đậm nét. Vì vậy, quan hệ phối hợp giữa Thẩm phán, Kiểm sát viên với nhau, với các chức danh tư pháp trong Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫn rất phổ biến. Trong xu thế mở rộng tranh tụng, tăng cường cơ chế giám sát tố tụng qua các kênh kiểm sát, kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau, giao tiếp giữa các chức danh tư pháp sẽ buộc phải theo hướng chuyên nghiệp hơn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(i) Bài viết Xác định đối tượng giao tiếp trong nghề luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết Xác định đối tượng giao tiếp trong nghề luật có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Xác định đối tượng giao tiếp trong nghề luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.35827 sec| 966.711 kb