Xác định tâm lý của người bị buộc tội trước khi tham gia phiên tòa

14/05/2021
Luật sư cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, có kế hoạch bào chữa chi tiết, đầy đủ, định hướng rõ ràng và hướng dẫn khách hàng về toàn bộ kế hoạch mà Luật sư sẽ dự định tiến hành tại phiên tòa.

 

Luật sư cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, có kế hoạch bào chữa chi tiết, đầy đủ, định hướng rõ ràng và hướng dẫn khách hàng về toàn bộ kế hoạch mà Luật sư sẽ dự định tiến hành tại phiên tòa.

kế hoạch hỏi Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527

 

Thông thường, trong hoàn cảnh tố tụng là khách hàng đã bị Viện kiểm sát truy tố bằng bản cáo trạng để ra tòa án xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát triệu tập bị can để tống đạt cáo trạng, hoặc giao nhận cáo trạng trong nhà tạm giữ, tạm giam, lúc này trong bị can thường xuất hiện mâu thuẫn nội tâm rất quyết liệt theo hai khuynh hướng: Vừa muốn với Viện kiểm sát xem tình hình của mình có ổn không, có phức tạp không, có phương án nào để tháo gỡ không; Mặt khác lại ở trạng thái né tránh, sợ bộc lộ sơ hở sẽ là “đòn tấn công” lại từ phía cơ quan buộc tội. Với tâm lý này bị can rất mong chờ có Luật sư giúp đỡ, bảo vệ cho mình về mặt pháp lý. Những điều mà mong muốn gặp gỡ các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để hỏi, thì nay bị can sẽ đặt hàng loạt câu hỏi đó cho Luật sư, đồng thời họ thoải mái hơn không lo bị sơ hở và buộc tội nặng hơn khi trao đổi những vấn đề này với Luật sư. Hiểu được tâm trạng này từ phía khách hàng, Luật sư cần xác định: giai đoạn này quan trọng, khách hàng cần hiểu họ sẽ có kết cục ra sao, sẽ bị kết án về tội gì, khoản nào và mức hình phạt họ sẽ phải đón nhận là gì. Để có thể trả lời được các câu hỏi khó đó của khách hàng, Luật sư cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, có kế hoạch bào chữa chi tiết, đầy đủ, định hướng rõ ràng và hướng dẫn khách hàng về toàn bộ kế hoạch mà Luật sự sẽ dự định tiến hành tại phiên tòa. Việc truyền tải những thông tin về kế hoạch bào chữa của Luật sư đến với khách hàng là hết sức quan trọng và cần thiết, có như vậy khách hàng mới yên tâm và biết được mình sẽ ra sao. Tất nhiên, Luật sư cần nói rõ đó chỉ là phương án và kế hoạch dự liệu của Luật sư, còn mọi diễn biến và kết luận tại phiên tòa thì phụ thuộc vào nhận định và quyết định của Hội đồng xét xử, Luật sư sẽ làm hết sức mình để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

Đặc điểm tâm lý bao trùm, chi phối toàn bộ tâm lý khác của khách hàng từ trước cho đến thời điểm này chính là mong muốn được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ hình phạt, nhiều khách hàng muốn Luật sự giúp đỡ cho mình được hưởng án treo. Từ đặc điểm này tùy từng diện đối tượng mà hình thành thái độ khai báo tại phiên tòa khác nhau. Với đối tượng lần đầu phạm tội, phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng, đã khắc phục hết hậu quả, được bị hại có đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo thì họ khai báo rất thành khẩn, tỏ ra ăn năn, hối lỗi và mong muốn được làm lại cuộc đời, không muốn bị cách ly khỏi xã hội, mong được sự khoan hồng của nhà nước bằng một bản án nhẹ nhất có thể.

Chưa kể đến ở những giai đoạn trước đó, Luật sư và khách hàng của Luật sư luôn định hướng bào chữa theo hướng vô tội. Theo định hướng bào chữa của Luật sư, bị can kiên quyết không chịu nhận tội. Điều này được thể hiện trong các bản cung, bản khai hoặc các biên bản giao nhận các quyết định tố tụng liên quan đến vụ án, bị can đều ghi là tôi không đồng ý với quyết định trên (quyết định khởi tố bị can, kết luận điều tra, cáo trạng...). Tuy nhiên, vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, mâu thuẫn, bản thân khách hàng của Luật sư cũng có một phần lỗi để xảy ra hậu quả, hậu quả xảy ra đặc biệt nghiêm trọng, nhưng lỗi đó và hậu quả có mối quan hệ nhân quả trực tiếp không? Lỗi đó là lỗi gì? Lỗi hành chính hay lỗi hình sự? Lỗi đó đủ để luận khách hàng của Luật sư đã phạm tội chưa? Vấn đề này có đấu tranh quyết liệt. Khi sang đến giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát đã ban hành bản cáo trạng truy tố và đặc biệt khi bị cáo nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử của Thẩm phán, thì trạng thái tâm lý của khách hàng bỗng trở nên nhiều suy tư, lo lắng. Liệu cứ tiếp tục cãi là mình vô tội thì có bị cho là chống đối và không thành khẩn hay không? Liệu việc không nhận tội của mình có bị kết tội nặng thêm không? Trong con người của khách hàng là sự mâu thuẫn tâm lý giằng xé giữa hai trạng thái khác nhau, lúc này chỉ có Luật sư mới đủ bình tĩnh, sáng suốt và nhận định phương án giải quyết sao cho phù hợp và hiệu quả nhất, không nên cố cãi mà đẩy sự việc vào bế tắc, gây khó cho khách hàng và hiệu quả về mục tiêu bào chữa không đạt được. Song nếu chắc chắn khẳng định khách hàng của Luật sư là vô tội, Luật sư cần trấn an tâm lý khách hàng, cùng đấu tranh bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải đến cùng, không được nản chí và không được thoái lui. Luật sư phải hiểu trạng thái tâm lý khách hàng, nắm được vụ án toàn diện, vững vàng chuyên môn sẽ tư vấn và định hướng bào chữa cho khách hàng hiệu quả và đúng đắn nhất.

Ví dụ: Sáng 19/6/2019, TAND tỉnh HB tuyên án phúc thẩm với 5 bị cáo trong vụ tai biến chạy thận làm 9 người chết ở Bệnh viện đa khoa HB. Toà chấp nhận một phần kháng cáo, tuyên phạt Hoàng Công L 30 tháng tù về tôi Vô ý làm chết người, được trừ 14 ngày tạm giam. Trước đó, với 11 Luật sư bào chữa trong vụ án trên miễn phí cho mình, bác sĩ L cùng 11 Luật sư luôn kêu oan, lý do bạn đã được các Luật sư đưa ra phân tích khá nhiều thời gian. Có thể khẳng định oan sai, thêm vào đó là 2 lần Tòa án thành phố HB trả hồ sơ điều tra bổ sung, thay đổi tội danh liên tục, điều này khiến cho bác sĩ L càng ngày càng rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, bác sỹ L luôn ấn định trong đầu là mình vô tội. Cho đến khi TAND thành phố HB xét xử và tuyên bố mức án 42 tháng tù đối với Hoàng Công L, lúc này mọi niềm tin trong bác sĩ L và gia đình đều sụp đổ. L nghi ngờ tất cả, cho rằng 11 vị Luật sư kia cũng chẳng thể làm gì được, hơn nữa có cãi thì cũng không cãi được vì họ đã cố ý kết tội thì không thể làm gì khác được. Tâm lý lúc này là bế tắc và chán chường, nhiều lúc muốn tìm đến cái chết. Điều này đã làm cho bác sĩ L rơi vào tình trạng trầm cảm nặng, bế tắc, gương mặt thất thần, đôi mắt đăm chiêu, vô vọng, mất niềm tin.

Theo đó, trước phiên xử phúc thẩm, tâm lý của bác sĩ, của gia đình vô cùng căng thẳng, lo lắng. Thực sự, họ không biết kết cục của phiên phúc thẩm sẽ là như thế nào, có nên tiếp tục chối tội không hay nhận tội, nhưng nếu nhận tội liệu có được hưởng án treo không? Rất nhiều câu hỏi bủa vây. Là Luật sư cần hết sức tỉnh táo và sáng suốt nhận định đường lối và phương án giải quyết trong tình huống này, hiểu được tâm trạng khách hàng để an ủi, động viên, đồng thời cũng đưa ra kế hoạch và đường lối thật chuẩn xác sau khi tiếp xúc, trao đổi về vụ án với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong giai đoạn này.

Đối với khách hàng là người dưới 18 tuổi, thì đặc điểm tâm lý có nhiều cung bậc cảm xúc rất khác nhau, khó tả, có lẽ do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này chưa phát triển toàn diện, mọi hành động còn non nớt, đặc biệt xu hướng tự khẳng định mình và có chút nổi loạn khiến các em phạm tội mà không biết sợ. Chỉ đến khi các em phải đối mặt với bản án nghiêm khắc và bị tạm giam thì lúc đó tâm trạng sợ hãi, hoảng loạn mới choáng ngợp các em.

Đối với khách hàng phạm tội là những bị can trong các vụ án mà xuất phát từ bạo lực gia đình hoặc phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Thường vụ án này bị cáo là vợ/chồng của nạn nhân, là người yêu của nạn nhân, thậm chí nhiều vụ án là con đẻ của nạn nhân. Mỗi vụ án là một nỗi đau riêng, khi tiếp xúc với khách hàng ở dạng này, đặc điểm nổi bật là họ rất đau khổ, ân hận, xen lẫn xót xa, họ đều khẳng định phạm tội khi bị dồn vào bước đường cùng, lúc đó họ hoảng loạn và không biết đã hành động giết người mà người bị giết lại là người thân trong gia đình như vậy. Hiểu được tâm trạng đó, nắm bắt được hoàn cảnh và nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, Luật sư sẽ có đường lối bào chữa cho khách hàng hướng tới sự đồng cảm, chia sẻ và nhân đạo đối với họ. Luật sư cần thay mặt khách hàng nói lời xin lỗi, xoa dịu bớt nỗi đau mà ngay bản thân khách hàng cũng đang phải gánh chịu vì nạn nhân cũng là người thân thích của họ.

 

0 bình luận, đánh giá về Xác định tâm lý của người bị buộc tội trước khi tham gia phiên tòa

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16207 sec| 958.516 kb