Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong xét xử vụ án hình sự

18/03/2023
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong xét xử trước hết thể hiện ở chỗ tài liệu điều tra giúp cho Toà án dễ dàng xác định được mô hình về vụ án và hành vi phạm tội cũng như mối quan hệ giữa chúng. Hoạt động điều tra thu thập, tìm kiếm những thông tin cần thiết, trên cơ sở đó chọn lọc và hệ thống hóa thông tin để giúp cho Toà án nhận thức các tình tiết của vụ án dễ dàng hơn.

1- Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức khi xét xử vụ án hình sự

Hoạt động xét xử cũng giống như hoạt động điều tra đều được thực hiện bởi các chức năng tâm lý, đó là hoạt động nhận thức, hoạt động thiết kế, hoạt động giáo dục, hoạt động tổ chức, hoạt động giao tiếp và hoạt động chứng nhận. Nhưng mối quan hệ giữa chúng trong hoạt động xét xử khác với trong hoạt động điều tra. Nếu trong hoạt động điều tra, hoạt động nhận thức là cơ bản, chủ yếu thì trong xét xử, hoạt động thiết kế là cơ bản, chủ yếu, vì mục đích cuối cùng của giai đoạn này là đòi hỏi phải ra được quyết định đúng về vụ án đã xảy ra. Đó là nhiệm vụ cơ bản và đặc biệt của Toà án. Song hoạt động thiết kế của Toà án chỉ có thể thực hiện được sau khi đã thực hiện hoạt động nhận thức trên cơ sở kiểm tra và đánh giá những chứng cứ đã thu thập được trong tài liệu điều tra. Vì vậy, khi nghiên các chức năng tâm lý của hoạt động xét xử, trước hết chúng ta cần phải nghiên cứu đặc điểm của hoạt động nhận thức.

Mục đích cơ bản của hoạt động nhận thức trong xét xử là nghiên cứu, kiểm tra và xác minh lại những chứng cứ đã phản ánh trong tài liệu điều tra, để hiểu rõ bản chất của chúng từ đó thực hiện hoạt động thiết kế (ra bản án, quyết định đúng về vụ án đang xét xử).

Để giúp cho Toà án dễ dàng thực hiện hoạt động thiết kế, mọi thông tin cần thiết phải được thu thập tương đối đầy đủ, chính xác ngay trong giai đoạn điều tra.

Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong xét xử trước hết thể hiện ở chỗ tài liệu điều tra giúp cho Toà án dễ dàng xác định được mô hình về vụ án và hành vi phạm tội cũng như mối quan hệ giữa chúng. Hoạt động điều tra thu thập, tìm kiếm những thông tin cần thiết, trên cơ sở đó chọn lọc và hệ thống hóa thông tin để giúp cho Toà án nhận thức các tình tiết của vụ án dễ dàng hơn. Mọi thông tin cần thiết về vụ án, mô hình vụ án được phản ánh trong tài liệu điều tra cơ bản sẽ giúp cho Toà án nhận thức và nghiên cứu chúng một cách dễ dàng hơn. Song mô hình này chỉ được Toà án coi là khả năng có thể xảy ra chứ chưa được khẳng định chắc chắn. Vì kết luận của tài liệu điều tra mới chỉ mang tính chất sơ bộ, nó có thể thay đổi vì những lý do khác nhau như khi có sự thay đổi lời khai của người làm chứng, người bị hại, sự thiếu thận trọng của điều tra viên V.V.. Chính vì vậy, Toà án nhất thiết phải nghiên cứu và kiểm tra lại mô hình này tại phiên toà.

Toà án là cơ quan có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật và trên cơ sở tài liệu điều tra. Hoạt động nhận thức của các cơ quan điều tra giúp cho công tác của Toà án dễ dàng hơn, song hoạt động nhận thức của Toà án vẫn giữ vai trò quan trọng. Xét hỏi về các tình tiết của vụ án là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử, là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn độc lập trong hoạt động xét xử để xác đinh sự thật của vụ án, được tiến hành theo nguyên tắc công khai, bằng lời và trực tiếp. Đây chính là yếu tố tìm kiếm của hoạt động nhận thức. Tuy hoạt động tìm kiếm, thu thập những tình tiết, chứng cứ của vụ án cần phải được thực hiện ở giai đoạn điều tra, nhưng nhận thức của Toà án trong hoạt động xét xử vẫn có những ý nghĩa nhất định. Ví dụ, trong những trường hợp cần thiết, Toà án có thể yêu cầu cung cấp thêm những tài liệu mới, mời thêm những người làm chứng trước đây chưa được hỏi để có thể tiến hành xét xử hay tạm hoãn phiên toà.

Lượng thông tin mà Toà án sử dụng trong quá trình xét xử vụ án hình sự thường là ít hơn so với lượng thông tin thu thập được trong giai đoạn điều tra. Bởi vì, trong giai đoạn điều tra, điều tra viên thu thập cả những thông tin không có liên quan gì đến sự kiện cần nghiên cứu. Sự xác định sơ bộ những tài liệu có liên quan đến vụ án sẽ giúp Toà án tập trung chú ý hơn vào những chứng cứ cần thiết.

Hoạt động nhận thức của Toà án là quá trình nhận thức những chứng cứ mang tính gián tiếp cao hơn so với nhận thức của các điều tra viên. Bởi vì đối với các vụ án hình sự, Toà án không tiếp xúc trực tiếp với vụ án, Toà án không tham gia vào giai đoạn điều tra mà Toà án tiếp nhận chứng cứ thông qua điều tra viên. Từ đó dẫn đến sự càn thiết là ttong hoạt động đỉều tta, điều tra viên phải có biện pháp củng cố tài liệu thu thập được sao cho đầy đủ hơn và điều chủ yếu nhất là tài liệu điều tra phải giúp cho Toà án nhận thức được các chứng cứ và xây dựng mô hình tư duy về vụ án cần nghiên cứu một cách dễ dàng hơn.

Do nhận thức tài liệu gián tiếp qua điều tra viên, nên quá trình hình thành mô hình tư duy về vụ án của Toà án phức tạp hơn. Nhưng nhận thức gián tiếp cũng tạo điều kiện thuận lợi ’ đối với hoạt động nhận thức của Toà án, đó là các thành viên của Hội đồng xét xử ít bị ảnh hưởng hơn nhiều bởi yếu tố xúc cảm so với điều tra viên. Do đó, họ bình tĩnh hơn để nhận thức các chứng cứ và mối liên hệ giữa chúng để sau đó thực hiện hoạt động thiết kế. Nếu đối với điều tra viên, trạng thái xúc cảm căng thẳng nhiều khi rất cần thiết trong quá trình xác định và phát hiện chứng cứ, thì đối với thẩm phán, trạng thái xúc căng thẳng có thể cản trở họ phân tích, nghiên cứu các chứng cứ một cách bình tĩnh, khách quan trong hoạt động nhận thức tại phiên toà.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Đặc điểm về thời gian thu thập thông tin

Thời gian thu thập thông tin đối với điều tra viên và đối với thẩm phán có sự khác nhau cơ bản. Trong giai đoạn điều tra, điều tra viên thu thập khối lượng thông tin đầy đủ trong khoảng thời gian dài hơn nhiều. Với thời gian đó, điều tra viên mới kịp lĩnh hội đầy đủ thông tin, kịp điều chỉnh thông tin, gạt bỏ những thông tin không liên quan đến vụ án... Tại phiên toà, toàn bộ quá trình thu thập thông tin được tập trung chú ý cao độ. Toàn bộ thông tin về hành vi phạm tội, về nhân cách của bị cáo được thu thập trong giai đoạn thẩm vấn.

Vì trong thời gian ngắn Toà án phải giải quyết nhiều nhiệm vụ tư duy khác nhau, nhất là tại phiên toà, nên tư duy của Toà án rất căng thẳng, Toà án phải kiểm tra chặt chẽ những thông tin lĩnh hội được. Chính những mục đích này buộc Toà án phải tuân thủ nguyên tắc tố tụng đó là "Toà án xét xử liên tục". Trong trường họp Toà án không kiểm tra chặt chẽ thông tin, có thể Toà án sẽ không kịp điều chỉnh chúng, từ đó dẫn đến tình trạng họ hoàn toàn không lĩnh hội được chứng cứ hay lĩnh hội không đầy đủ hoặc sai lầm. Chính vì vậy, hoạt động nhận thức của thẩm phán có đặc điểm cần thiết là phải phân phối đều hơn (so với điều tra viên) sức mạnh tinh thần và thể lực.

Thời gian tiếp nhận toàn bộ thông tin cần thiết tại phiên toà ngắn, đòi hỏi chủ tọa phiên toà phải điều khiển, điều chỉnh trình tự và tốc độ tiếp nhận thông tin. Chủ toạ phiên toà phải xác định trình tự tiếp nhận thông tin (tính liên tục của sự thẩm vấn bị cáo và lấy lời khai người làm chứng), tốc độ tiếp nhận những thông tin và những điều kiện tiếp nhận thông tin đó (có thể nghỉ giải lao sau mỗi giai đoạn của hoạt động xét xử nhằm tránh tình trạng mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, hậu quả có thể không còn khả năng tiếp nhận đầy đủ thông tin).

Trong quá trình nhận thức, Toà án cần phải đối chiếu mô hình về hành vi phạm tội với điều luật cụ thể. Trong tài liệu điều tra, điều tra viên đã chỉ ra điều luật có thể áp dụng đối với tội phạm. Song thẩm phán vẫn cần phải kiểm tra cẩn thận, kĩ lưỡng tính đúng đắn của sự đối chiếu đó. Thẩm phấn có nhiệm vụ là một lần nữa phải đối chiếu lại hành vi phạm tội với các điều luật tương ứng. So sánh những tình tiết với điều luật trong quá trình xét xử, và quá trình này dứt khoát phải được kết thúc ở giai đoạn nghị án.

Nhận thức trong xét xử mang tính chất phức tạp vì trong một thời gian ngắn Toà án phải giải quyết nhiều nhiệm vụ: tri giác, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ và nguồn chứng cứ, đối chiếu chứng cứ với mô hình tư duy chung, chuẩn bị thực hiện hoạt động thiết kế - đó là ra bản án, ra quyết định. Hoạt động tư duy của Toà án thường xuyên phức tạp, trong trường hợp cần thiết Toà án phải ra quyết định cá biệt để đảm bảo hoạt động nhận thức. Chẳng hạn, Toà án cần phải ra quyết định đề nghị mời thêm người làm chứng, quyết định yêu cầu cung cấp thêm tài liệu V.V..

Kết quả hoạt động nhận thức của Toà án phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Tính đầy đủ, tỉ mỉ của việc thu thập các thông tin cần thiết ữong giai đoạn điều tra nhằm xây dựng mô hình vụ án đã xảy ra;

- Tính đầy đủ của việc nghiên cứu tài liệu điều tra và tính có kế hoạch của việc kiểm tra tài liệu này tại phiên toà;

- Tính tích cực của Toà án khi thực hiện hoạt động nhận thức;

- Điều kiện bên ngoài;

- Tính đầy đủ và đúng đắn của việc nghiên cứu các nguồn chứng cứ;

- Tính đầy đủ và đúng đắn trong nhận thức của những người tham gia xét xử khác;

- Tính tập thể trong hoạt động nhận thức;

- Tính giai đoạn của hoạt động nhận thức.

(Nguồn tham khảo: Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong xét xử vụ án hình sự được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong xét xử vụ án hình sự có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong xét xử vụ án hình sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
8.90595 sec| 973.984 kb