Xét xử vụ án hình sự - Đặc điểm hoạt động thiết kế

18/03/2023
Hoạt động thiết kế của Toà án luôn bao gồm một số hành động cơ bản được phối hợp thực hiện một cách liên tục, đó là: (1) Làm sáng tỏ và kiểm tra kĩ toàn bộ chứng cứ có liên quan đến vụ án, liên quan đến việc ra quyết định; (2) Chú ý lắng nghe ý kiến của tất cả những người tham gia thẩm vấn về vụ án như về toàn bộ chứng cứ cũng như về quyết định dự kiến; (4) Từng thành viên của hội đồng xét xử đưa ra ý kiến cá nhân của mình về vụ án; (5) Thảo luận tập thể về toàn bộ chứng cứ của vụ án, đi đến kết luận thống nhất để ra bản án, quyết định đúng và chính xác về vụ án.

Mục đích cuối cùng của hoạt động thiết kế trong xét xử là Toà án phải ra bản án và các quyết định về vụ án. Tất cả các hoạt động khác của Toà án đều phụ thuộc vào nhiệm vụ cơ bản này.

Để thực hiện hoạt động thiết kế, Toà án phải tuân thủ những điều kiện đặc biệt sau đây:

- Toà án phải ra quyết định tập thể;

- Toà án phải ra quyết định độc lập (đảm bảo không có sự can thiệp nào vào việc ra quyết định);

- Toà án phải xét xử vụ án liên tục;

Đặc điểm của hoạt động thiết kế:

- Hoạt động thiết kế được thực hiện bởi từng thành viên của hội đồng xét xử nhưng kết quả hoạt động này nhất định phải mang tính tập thể, đó là đặc điểm đặc trưng hoạt động của Toà án. Hoạt động thiết kế của Toà án đòi hỏi mỗi thành viên phải có thái độ tâm lý đặc biệt đối với trách nhiệm của mình, đó là: Phải có ý thức pháp luật cao; có hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm trong hành động của mình, trong toàn bộ kết quả hoạt động và trong việc ra quyết định của mình, phải có kiến thức pháp luật vững chắc (đối với người thẩm phán).

- Hoạt động thiết kế nhất thiết phải xác định rõ các đặc điểm và thành phần của mô hình vụ án đã xảy ra (đối tượng cần làm sáng tỏ tại phiên toà; đối chiếu vụ án với điều luật; tìm hiểu nhân cách bị cáo, thái độ của họ đối với vụ án, đối với những cá nhân khác có liên quan đến vụ án,...).

- Đặc điểm hoạt động thiết kế của Toà án là khi ra quyết định có thể cân nhắc đến cả những tình tiết chưa được ghi nhận trong hồ sơ vụ án, đó là hành vi, xử sự, thái độ ăn năn, hối hận của bị cáo về hành vi phạm tội. Điều đó có liên quan đến việc xác định hình phạt của Toà án. Toà án không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm cân nhắc đến cả những dữ liệu mới thu thập được tại phiên toà khi ra quyết định.

- Hoạt động thiết kế của Toà án luôn bao gồm một số hành động cơ bản được phối hợp thực hiện một cách liên tục, đó là:

+ Làm sáng tỏ và kiểm tra kĩ toàn bộ chứng cứ có liên quan đến vụ án, liên quan đến việc ra quyết định;

+ Chú ý lắng nghe ý kiến của tất cả những người tham gia thẩm vấn về vụ án như về toàn bộ chứng cứ cũng như về quyết định dự kiến;

+ Từng thành viên của hội đồng xét xử đưa ra ý kiến cá nhân của mình về vụ án;

+ Thảo luận tập thể về toàn bộ chứng cứ của vụ án, đi đến kết luận thống nhất để ra bản án, quyết định đúng và chính xác về vụ án.

 

Tuy nhiên, hoạt động thiết kế chỉ có thể được thực hiện sau khi đã thực hiện quá trình nhận thức. Song quá trình nhận thức (kể cả trong khi chuẩn bị nhận thức ở giai đoạn xét hỏi) dù sao cũng cần được thực hiện với sự giúp đỡ nhất định của hoạt động thiết kế. Điều này trước hết được thực hiện bằng cách lập kế hoạch nhận thức. Bên cạnh đó, chính thành phần này của hoạt động thiết kế (lập kế hoạch) bao giờ cũng có trong hoạt động giáo dục và hoạt động giao tiếp, ở đây lại một lần nữa ghi nhận về mối liên hệ chặt chẽ giữa các hoạt động trong hoạt động xét xử của Toà án.

Hoạt động thiết kế trong xét xử hướng tới lập kế hoạch và đảm bảo quá trình tiếp nhận, nghiên cứu thông tin nhằm đánh giá và điều chỉnh thông tin một cách đầy đủ, toàn diện. Lập kế hoạch dự kiến về sự phân phối việc tiếp nhận các chứng cứ tại phiên toà theo tính chất phức tạp của nó, dự kiến về sự phân phối thời gian nghiên cứu các chứng cứ đó và mối quan hệ giữa chúng...

Trong một số trường hợp, Toà án phải ra quyết định về việc tiến hành hoạt động chưa được thực hiện trong giai đoạn điều tra (mời thêm người làm chứng, giám định viên tham gia phiên toà...); ra quyết định trong trường hợp phát sinh những trở ngại trong khi thực hiện hoạt động nhận thức (như khi người làm chứng được mời đến toà nhưng họ không đến, khi cần phải tiếp nhận thêm chứng cứ mới, phải tiếp xúc với những người vắng mặt trong giai đoạn điều tta, khi bị cáo vi phạm ttật tự phiên toà).

Như vậy, phạm vi hoạt động thiết kế của Toà án rất rộng. Trong mọi trường hợp, hoạt động thiết kế của Toà án còn hướng tới đảm bảo quá trình nhận thức, đánh giá các chứng cứ đã thu thập được trong giai đoạn điều tra cũng như những chứng cứ cần thiết phải nghiên cứu tại phiên toà.

Cuối cùng, hoạt động thiết kế của Toà án còn hướng tới đảm bảo và kiểm tra việc thực hiện quyết định của Toà án. Hoạt động xét xử chỉ có thể được thực hiện trong trường hợp quyết định của Toà án được đảm bảo thi hành trong thực tế.

Tổng hợp từ Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác.

0 bình luận, đánh giá về Xét xử vụ án hình sự - Đặc điểm hoạt động thiết kế

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.70482 sec| 947.57 kb