Một số yêu cầu đối với người làm pháp chế doanh nghiệp
1- Về tư cách đạo đức đối với người làm pháp chế doanh nghiệp
Mỗi công việc, nghề nghiệp khác nhau, sẽ có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau đối với người đảm nhận công việc đó. Có những đòi hỏi chung mà người thực hiện công việc phải đáp ứng như: yêu cầu sức khỏe tốt, lòng đam mê, thái độ làm việc chuyên nghiệp, ...
Hiện tại, nghề luật sư, là một trong những ngành nghề được luật pháp đưa ra các yêu cầu khắt khe về chuân mực đạo đức nghề nghiệp. Các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp cùng nghề luật sư được quy định bởi Luật Luật sư và Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người làm pháp chế đều là luật sư. Hiện nay, lực lượng người làm pháp chế tại doanh nghiệp phần đông là các nhân sự trẻ, chưa có đủ điều kiện hành nghề luật sư. Đối với các nhân sự trẻ này, dù không phải chịu sự điều chỉnh của các quy định trên, nhưng nếu các nhân sự này tìm hiêu, tiếp cận và tuân thủ các yêu cầu về đạo đức, ứng xử được quy định ở các văn bản nêu trên, những yêu cầu về đạo đức này sẽ là một hệ quy chiếu vô cùng chuẩn mực cho công việc, làm kim chi nam cho việc hành nghề một cách chuẩn mực, chuyên nghiệp và an toàn.
Bởi lẽ, không chì người làm pháp chế doanh nghiệp, mà bất kỳ nghề nghiệp nào, cũng đòi hỏi người thực hiện công việc phải có tư cách đạo đức tốt, ứng xử chuyên nghiệp với khách hàng, đối tác của mình. Bên cạnh đó, rât nhiêu doanh nghiệp quy định nhân sự muốn được bổ nhiệm làm công việc pháp chế, phải là người có tư cách đạo đức tốt. Trong rât nhiêu thông tin tuyển dụng trên thị trường lao động hiện nay, yêu câu đau tiên cùa ứng viên cho vị trí người làm pháp chê phải là người có tư cách đạo đức tôt, kèm theo đó có thê là các yêu câu về tính cách như: sống hòa đồng, trung thực, chăm chì, có tinh thần trách nhiệm. ...
Người làm pháp chế thường xuyên tham gia ngay từ đâu và xuyên suốt quá trình khời động, giao kết, thực hiện các hợp đồng, dự các cuộc họp quan trọng của doanh nghiệp, vê triên khai hoạt động kinh doanh, xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định về bảo mật, kiểm soát thông tin, chống gian lận. Bởi vậy, người làm pháp chế phải trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, trung thực với công việc, tuân thủ đầy đủ và trách nhiệm đối với các điều khoản bảo mật, mẫn cán, đề cao tính an toàn trong công việc, kiểm soát, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm pháp luật là yêu cầu mang tính bắt buộc về đạo đức và ứng xử mà người làm pháp chế phải tuân thủ, để được tin tưởng giao phó ừọng trách. Tuy nhiên, cũng lưu ý ràng, mọi yêu cầu vê tính trung thực, trung thành, bảo mật cũng chỉ dừng lại ở giới hạn quy định pháp luật cho phép, người làm pháp chế buộc phải khai báo, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu trên cơ sở quy định pháp luật.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest
2- Về kiến thức pháp luật đối với người làm pháp chế doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, người làm pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động để vào làm việc tại tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp. Người làm pháp chế cho Doanh nghiệp nhà nước có trình độ chuyên môn tối thiểu là cử nhân luật.
Đối với các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước, thì không phải thực hiện theo quy định nêu trên, nghĩa là không có yêu cầu bắt buộc tối thiểu về trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, xét về yêu cầu xử lý công việc chuyên môn của người làm pháp chế, nhà tuyển dụng thường đưa ra yêu cầu cho ứng viên là phải có trình độ tối thiểu là cử nhân luật, có thể là người tốt nghiệp hệ chính quy, hoặc người đã đi làm và học cừ nhân luật thông qua các hệ đào tạo văn bằng hai, hệ vừa học vừa làm, ... Trên thực tế, cũng không hiếm trường hợp, doanh nghiệp tuyển dụng, bố trí người làm pháp chế là người được đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực khác và đã qua đào tạo các khóa đào tạo ngắn hạn về kiến thức pháp luật, hoặc có thể là người không am hiểu về pháp luật, nhưng đã có kinh nghiệm thực hiện các công việc này.
Để thực hiện thuận lợi công việc pháp chế, xét về kiến thức pháp luật, thì người làm công việc pháp chế cần phải là người nắm được các kiến thức cơ bản của pháp luật, nhất là các kiến thức pháp luật chuyên sâu về doanh nghiệp, chứng khoán, thương mại, hợp đồng, lao động, thuế, giao dịch bảo đảm, sở hữu trí tuệ, tố tụng dân sự, pháp luật về Trọng tài thương mại. Kiến thức pháp luật này có thể được tích lũy thông qua việc học các môn luật, nghiên cứu văn bản luật thực định, hệ thống các văn bản luật, tham gia nghiên cứu khoa học, đọc các loại sách chuyên khảo. Vì vậy, đa phần cử nhân ngành luật đã tích lũy được một lượng kiến thức pháp luật tương đối đầy đủ trước khi ra trường, là đối tượng phù hợp nhất để tuyển dụng, bố trí làm pháp chế tại doanh nghiệp.
Để hoàn thiện phần còn thiếu về kiến thức pháp luật thực định của đa số cử nhân ngành luật sau khi tốt nghiệp, đông thời đảm bảo việc thường xuyên cập nhật các quy định mới, người làm pháp chế cần tự mình hệ thống và nắm vững các quy định pháp luật hiện hành, bao gồm các quy định chi tiêt vê luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, theo từng lĩnh vực có liên quan đên hoạt động của doanh nghiệp, về văn bản pháp luật, không dừng lại ở văn bản pháp luật đang có hiệu lực, người làm pháp chê còn cần phải hệ thống, nghiên cứu các văn bản dã được thay thê hiệu lực. Trong quá trình nghiên cứu văn bản pháp luật, người làm pháp chế có thể nghiên cứu chi tiết các quy định pháp luật theo từng vấn đề, từng thủ tục, sẽ dễ dàng hơn trong việc hiêu các quy định pháp luật, so với việc đọc suông văn bản.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
3- Yêu cầu về kỹ năng làm việc đối với người làm pháp chế doanh nghiệp
Xuất phát từ yêu cầu của pháp luật và nhu cầu cần đảm bảo an toàn trong hoạt động của doanh nghiệp từ giới chủ doanh nghiệp mà phạm vi công việc của người làm pháp chế, dù bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau theo đặc thù của từng doanh nghiệp, nhưng vẫn có những điểm chung nhất định. Chính các yêu cầu chung đó, đặt ra cho nhân sự phụ trách pháp chế phải có các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của mình. Các kỹ năng này được gọi chung là kỹ năng làm việc, bao gồm cụ thể các kỹ năng sau đây:
Kỹ năng tiếp xúc với người giao việc trong doanh nghiệp, xác định yêu cầu, tìm kiếm và giải quyết các vấn dề pháp lý của yêu cầu công việc đó;
Kỹ năng tư vấn pháp luật, soạn thảo, trình bày báo cáo, văn bản tư vấn; kỹ năng triển khai thực hiện các ý kiến tư vấn;
Kỹ năng xây dựng, rà soát, hiệu chình các quy định nội bộ của doanh nghiệp để phục vụ cho công việc quản trị, điều hành doanh nghiệp;
Kỹ năng soạn thảo các văn bản phục vụ cho việc quản lý, điều hành trong doanh nghiệp;
Kỹ năng soạn thảo, rà soát, hiệu chỉnh, hỗ trợ việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp;
Kỹ năng tư vấn cho doanh nghiệp phương án giải quyết tranh chấp; kỹ năng đại diện cho doanh nghiệp tham gia giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết Một số yêu cầu đối với người làm pháp chế doanh nghiệp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết Một số yêu cầu đối với người làm pháp chế doanh nghiệp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê pháp chế doanh nghiệp (luật sư nội bộ) cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66.527.527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm