Các loại hợp đồng đối tác công tư
Nội dung bài viết
- 1- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT: Build-Operate-Transfer)
- 2- Hợp đồng xây dụng - chuyên giao - kinh doanh (BTO: Build - Transfer - Operate)
- 3- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT: Build - Transfer)
- 4- Hợp đồng xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO: Build - Own - Operate)
- 5- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ (BTL: Build - Transfer - Leasing)
- 6- Hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT: Build - Leasing - Transfer)
- 7- Hợp đồng kinh doanh - quản lý (O&M: Operate & Manage)
- 8- Một số loại hợp đồng PPP khác trên thế giới
Ở Việt Nam, hiện nay, các loại hợp đồng PPP được pháp luật chính thức thừa nhận bao gồm: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (sau đây viết gọn là hợp đồng BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (sau đây viết gọn là hợp đồng BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây viết gọn là hợp đồng BT), hợp đồng xây dựng - sở hữu - kinh doanh (sau đây viết gọn là hợp đồng BOO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ (sau đây viết gọn là hợp đồng BTL), hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ -chuyển giao (sau đây viết gọn là hợp đồng BLT), hợp đồng kinh doanh - quản lý (sau đây viết gọn là hợp đồng O&M) và hg hợp đợp đồng hỗn hợp. Nhữnồng này gắn liền với việc thực hiện một dự án đầu tư cụ thể, nên còn được biết đến với tên gọi chung là “hợp đồng dự án”, theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 63/2018/NÐ-CP).
1- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT: Build-Operate-Transfer)
Hợp đồng BOT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư tư nhân, trong đó cho phép nhà đầu tư xây dựng (bao gồm: xây mới, nâng cấp, cải tạo, phát triển) các công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được phép kinh doanh (vận hành, khai thác) công trình hạ tầng đó trong một thời hạn nhất định nhằm thu lại chi phí đã bỏ ra và thu được một khoản lợi nhuận. Kết thúc thời hạn hợp đồng, nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hợp đồng BOT là một loại hợp đồng PPP được sử dụng rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và gắn liền với các dự án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Ở Việt Nam, theo số liệu nghiên cứu của Bộ Giao thông vận tải, phương thức BOT thường được sử dụng để xây dựng và kinh doanh các tài sản cố định như đường bộ, đường cao tốc, sân bay, đường sắt, kênh đào, cảng phức hợp.
Khác với các loại hợp đồng như liên quan đến cho thuê, quản lý hay dịch vụ trong lĩnh vực PPP, cơ quan nhà nước sử dụng hợp đồng BOT như một phương án để huy động vốn đầu tư cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nhằm khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời giảm gánh nặng bội chi ngân sách nhà nước.
Với những đặc trưng cơ bản, hợp đồng BOT thường được xem xét dưới hai góc độ:
Thứ nhất, dưới góc độ là một quá trình (từ giai đoạn xây dựng đến kinh doanh và chuyển giao), hợp đồng BOT được hiểu là hình thức pháp lý để nhà đầu tư xây dựng công trình hạ tầng và kinh doanh công trình dó trong một thời gian nhất định để nhà đầu tư thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Sau khi kết thúc thời hạn, nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ở khía cạnh này, hợp đồng BOT luôn đi kèm với một dự án BOT và là cơ sở hình thành và phát triển dự án BOT. Chính vì vậy, hợp đồng BOT thường được gọi là hợp đồng dự án.
Thứ hai, dưới góc độ là một hình thức nhượng quyền, hợp đồng BOT là hợp đồng trong đó cơ quan nhà nước có nhu cầu đầu tư phát triển các công trình hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, nhưng không có đủ khả năng tài chính và kinh nghiệm nên cơ quan nhà nước nhượng lại quyền xây dựng, khai thác công trình đó cho một hoặc một nhóm các nhà đầu tư (được lựa chọn thông qua thủ tục đấu thầu). Các nhà đầu tư sẽ có một khoảng thời gian sử dụng những quyền nǎng được nhà nước nhượng lại để thu hồi vốn và lợi nhuận. Sau khoảng thời gian đó, nhà đầu tư chuyển giao công trình không bồi hoàn cho nhà nước.
Như vậy, để bảo đảm thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vào các dự án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng vốn thuộc trách nhiệm của Nhà nước, Nhà nước cần có cơ chế rõ ràng trong việc chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư tư nhân và bảo đảm cho nhà đầu tư đuợc sử dụng trọn vẹn các quyền liên quan đến cơ sở hạ tầng trong thời hạn hợp đồng. Mặt khác, với tư cách là chủ sở hữu, chịu trách nhiệm trước người dân, Nhà nước cần giữ vai trò giám sát, thiết lập các tiêu chuẩn cho hoạt đông của các nhà đầu tư nhằm bảo vệ cho lợi ích của người dân - chủ thể thụ hưởng kết quả của mối quan hệ đối tác Nhà nước - tư nhân trong trường hợp này.
2- Hợp đồng xây dụng - chuyên giao - kinh doanh (BTO: Build - Transfer - Operate)
Hợp đồng BTO được xem là biến thể của hợp đồng BOT, mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của hợp đồng BOT, chỉ khác ở thời gian chuyển giao công trình dự án cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, hợp đồng BTO là sự thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư tư nhân, trong đó đối tác tư nhân thực hiện việc xây dựng công trình hạ tầng, sau khi hoàn thành công trình, đối tác tư nhân chuyển giao quyền sở hữu công trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan nhà nước nhượng lại quyền khai thác, sử dụng công trình đó trong thời hạn nhất định.
3- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT: Build - Transfer)
Hợp đồng BT cũng được xem là biến thể của hợp đồng BOT, là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện Dự án khác. Trong dự án BT, nhà đầu tư sē được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoǎc nhượng lại quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện một dự án đầu tư khác. Xuất phát từ đặc trưng này, ở Việt Nam, mô hình BT thường được biết đến là hình thức “đổi đất lấy hạ tầng”.
4- Hợp đồng xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO: Build - Own - Operate)
Hợp đồng BOO là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư
Như vậy, khác với hợp đồng BOT hay BTO, quyền sở hữu công trình dự án sẽ thuộc vể Nhà nước; đối vối hợp đồng BOO, nhà đầu tư không chỉ có quyền xây dựng, khai thác công trình hạ tầng mà còn có quyền sở hữu công trình hạ tầng đó. Quyền sở hữu mang lại cho nhà đầu tư nhiều lợi ích hơn trong việc chủ động quyết định cách thức vận hành và kinh doanh công trình để có thể tối đa hóa lợi nhuận thu được. Tuy nhiên, dù được quyền sở hữu công trình nhưng với mục đích phục vụ lợi ích công cộng, một số quyết định của nhà đầu tư liên quan đến việc xây dựng, khai thác công trình hạ tầng vẫn có thể bị ràng buộc bởi thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, có thể thấy, hợp đồng BOT, BTO, BT, BOO đều có đối tượng là các công trình kết cấu hạ tầng. Khi nói đến các hợp đồng này (và một số loại tương tự), chúng ta đểu có thể nhận biết lĩnh vực đầu tư kinh doanh thông qua đối tượng của hợp đồng, vì nội dung của hợp đồng đều liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng, bao gồm:
- Đường quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện, cầu, hầm và các công trình, tiện ích có liên quan;
- Đường sắt, đường xe điện;
- Sân bay, cảng biển, cảng sông, bến phà;
- Nhà máy cung cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải;
- Nhà máy điện, đường dây tải điện;
- Các công trình khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phú.
Các dự án trong lĩnh vực này có thể là xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, quản lý các công trình hiện có.
Việc phân biệt hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT, hợp đồng BOO chủ yếu dựa trên dấu hiệu về nội dung của hợp đồng (thỏa thuận cụ thể về những quyền, nghĩa vụ cũng như thời điểm thực hiện chúng). Hợp đồng BOT và hợp đồng BTO đều giống nhau ở chỗ có đủ cả quyền và nghĩa vụ liên quan đến ba hành vi xây dựng - kinh doanh - chuyển giao công trình, chỉ khác nhau ở thời điểm thực hiện việc chuyển giao. Hợp đồng BOT cho phép nhà đầu tư xây dựng xong công trình thì được quyền kinh doanh thu hồi vốn và có lợi nhuận, sau đó mới chuyển giao cho Nhà nước (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Hợp đồng BTO lại đòi hỏi nhà đầu tư xây dựng xong phải chuyển giao công trình ngay cho Nhà nước và quyền kinh doanh được Nhà nước bảo hộ thực hiện trong thời gian theo thỏa thuận. Có thể xuất phát từ tâm lý “cầm dao đằng chuôi” hoặc niềm tin vào cam kết bảo hộ đầu tư và cam kết thực hiện hợp đồng từ phía Nhà nước chưa đủ mạnh, trong thực tiễn đầu tư, nhìn chung, nhà đầu tư không lựa chọn hình thức hợp đồng BTO để thực hiện dự án. Khác biệt với hai loại hợp đồng này, hợp đồng BT chỉ có hai quyền và nghĩa vụ chính là xây dựng và chuyển giao công trình cho Nhà nước. Lợi ích mà nhà đầu tư được hưởng là lợi ích từ một dự án khác mà Nhà nước cam kết dành cho họ. Đối với hợp đồng BOO, nhà đầu tư không phải thực hiện nghīa vụ chuyển giao công trình mà được tiếp tục sở hữu công trình đã xây dựng.
5- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ (BTL: Build - Transfer - Leasing)
Hợp đồng BTL là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
Với khái niệm này, hợp đồng BTL vừa có tính chất của một hợp đồng nhượng quyền, vừa có tính chất của một hợp đồng dịch vụ. Trong quan hệ hợp đồng BTL, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhượng lại cho nhà đầu tư quyền xây dựng, vận hành, khai thác công trình hạ tầng trong một thời hạn nhất định, Hết thời hạn này, nhà đầu tư chuyển giao lại công trình cho nhà nước. Cơ quan nhà nước sẽ thuê dịch vụ mà nhà đầu tư cung cấp trên cơ sở cho phép nhà đầu tư vận hành, khai thác công trình hạ tầng và thanh toán tiền thuê dịch vụ cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thu xếp vốn cho dự án thay vì được cung cấp một tài sản/cơ sở hạ tầng có sẵn ngay từ đầu như đối với các trường hợp giao kết hợp đồng dịch vụ thông thường. Theo đó, rủi ro trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành công trình hạ tầng và cung cấp dịch vụ của nhà đầu tư cũng sẽ tăng lên đáng kể so với rủi ro mà họ phải đối mặt khi ký hợp đồng dịch vụ. Tuy nhiên, so với quan hệ hợp đồng BOT và BTO, những rủi ro phát sinh đối với nhà đầu tư khi ký một hợp đồng BTL được chứng minh đã giảm thiểu nhiều do nhà đầu tư được Nhà nước bảo đảm thanh toán khoản phí thuê dịch vụ cố định trong thời hạn hợp đồng. Lúc này, cơ quan nhà nước lại phải chịu rủi ro về nhu cầu sử dụng dịch vụ của dự án (sai lệch giữa nhu cầu dự báo và nhu cầu thực tế), ví dụ: trong dự án BTL thuộc lĩnh vực giáo dục như xây dựng trường tiểu học và trung học phổ thông, Chính phủ sẽ chịu rủi ro khi số lượng học sinh và việc sử dụng các trang thiết bị của giáo viên giảm. Để giảm thiểu chi phí cho Chính phủ, mô hình BTL sẽ được xem xét khi nhu cầu sử dụng công trình dự án ổn định.
6- Hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT: Build - Leasing - Transfer)
Hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng: sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án: hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng BLT và hợp đồng BTL là trong hợp đồng BLT, việc chuyển giao công trình dự án sẽ được thực hiện vào thời điểm hết thời hạn hợp đồng. Trong thời hạn hợp đồng, nhà đầu tư có quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán tiền thuê dịch vụ dựa trên kết quả vận hành theo các điều khoản của hợp đồng. Tiền thuê dịch vụ bao gồm chi phí xây dựng, chi phí vận hành và mức lợi nhuận hợp lý cho nhà đầu tư theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Theo một số nghiên cứu, có hai phương án thanh toán chủ yếu trong dự án BLT hay BTL, bao gồm: (i) Nhà đầu tư thu phí từ người sử dụng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền bù đắp cho phần doanh thu bị thiếu hụt; (ii) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu phí từ người sử dụng và thanh toán theo kỳ hạn cho nhà đầu tư bất kể phẩn phí thu từ người sử dụng đã thu.
7- Hợp đồng kinh doanh - quản lý (O&M: Operate & Manage)
Hợp đồng kinh doanh - quản lý là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.
Với định nghĩa trên có thể hiểu, hợp đồng O&M là hợp đồng không bao gồm việc cơ quan nhà nước nhượng quyền xây dựng công trình hạ tầng cho nhà đầu tư như trong các hợp đồng khác mà chỉ bao gồm việc nhượng lại quyền quản lý và kinh doanh công trình hạ tầng sẵn có trong một thời hạn nhất định. Hợp đồng O&M thường có thời hạn ngắn (từ 2 năm đến 5 năm) và được sử dụng trong các dự án cung cấp nước sạch hay cung cấp dịch vụ quản lý ở các sân bay như quản lý giao thông hàng không, bán vé, cung cấp dịch vụ, an ninh sân bay, cứu hỏa, dịch vụ vệ sinh và bảo trì,v.v..
Trên thực tế, một hợp đồng O&M có thể có hoặc không bao gồm khoản thanh toán phí nhượng quyền của nhà đầu tư cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà đầu tư có thể được yêu cầu đấu thầu trên cơ sở phí nhượng quyền để giành được quyền vận hành, khai thác công trình dự án. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư sẽ tạo ra doanh thu bằng cách thu phí của người sử dụng dịch vụ. Hoặc, trong các thỏa thuận của hợp đồng O&M khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể trả phí định kỳ cho phía đôi tác tư nhân để kinh doanh công trình trong các dự án không thu phí của người sử dụng. Trong trường hợp này, đối tác tư nhân thường không phải chịu rủi ro về tình trạng của cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh những loại hợp đồng nêu trên, Nghị định số 63/2018/ NĐ-CP còn quy định thêm loại hợp đồng hỗn hợp là hợp đồng dự án kết hợp các loại hợp đồng BOT, BTO, BT, BOO, BTL, BLT và O&M.
8- Một số loại hợp đồng PPP khác trên thế giới
Theo những nghiên cứu được công bố rộng rãi của một số tổ chức quốc tế có uy tín như Ngân hàng Phát triển châu Á hay Ngân hàng Thế giới, chính phủ các quốc gia có lựa chọn nhiều phương án khác nhau để thiết lập mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân. Mỗi phương án thường gắn liền với cơ cấu và hình thức của những dạng hợp đồng cụ thể. Như vậy, không có một hình thức hợp đồng đối tác công tư duy nhất được sử dụng làm hình thức pháp lý biểu hiện cho mối quan hệ đối tác giữa nhà nước với nhà đầu tư. Ngược lại, có rất nhiều loại hợp đồng mang tính chất của quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân, phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng, mức độ tham gia của nhà đầu tư vào các thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mức độ nghĩa vụ và phân bố rủi ro của mỗi bên. Cụ thể có một số loại hợp đồng PPP được ghi nhận ở các nước như sau:
[1] Hợp đồng dịch vụ trong đầu tư PPP
Hợp đồng dịch vụ trong đầu tư PPP là sự thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với một công ty/đơn vị tư nhân để tiến hành một hoặc nhiều công việc hoặc dịch vụ cụ thể (thông thường là các dịch vụ liên quan đến vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng có sẵn) trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từ 1 năm đến 3 năm, đối với các loại dịch vụ như: dịch vụ internet, dịch vụ nước sạch, v.v. Đây là loại hợp đồng thường được Nhà nước sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đầu tư mở rộng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
Trong quan hệ hợp đồng này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền là bên cung cấp cơ sở hạ tầng, nắm quyền thiết kế, sở hữu cơ sở hạ tầng; trong khi đối tác tư nhân sẽ có trách nhiệm cung cấp một số dịch vụ cụ thể cho cơ quan nhà nước trên nền tảng cơ sở hạ tầng sẵn có theo những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng thuê dịch vụ. Như vậy, sự hợp tác giữa Nhà nước với nhà đầu tư trong trường hợp này thực chất được thể hiện thông qua mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa khách hàng (cơ quan nhà nước) với nhà cung cấp dịch vụ (nhà đầu tư). Theo đó, cơ quan nhà nước ký hợp đồng có quyền được hưởng dịch vụ với chất lượng tốt nhất và có nghĩa vụ thanh toán chi phí sử dụng dịch vụ cho nhà đầu tư được lựa chọn. Khoản chi phí này là chi phí định trước, được xác định theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, dựa trên cơ sở phí một lần, chi phí tính trên từng đơn vị dịch vụ hoặc trên cd sởi khác. Về phía đối tác tư nhân, khi giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ với cơ quan nhà nước, nhà đầu tư sẽ có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ phù hợp với cơ sở hạ tầng được cung cấp, đáp ứng những tiêu chuẩn hoạt động do cơ quan nhà nước đặt ra, đồng thời có quyền được hưởng lợi nhuận là phí thù lao dịch vụ do cơ quan nhà nước chi trả theo thỏa thuận.
[2] Hợp đồng quản lý trong đầu tư PPP
Hợp đồng quản lý trong đầu tư PPP là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư tư nhân, trong đó: cơ quan nhà nước sẽ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ hoạt động quản lý, điều hành một dịch vụ công cho nhà đầu tư tư nhân đảm nhiệm; trong khi vẫn giữ lại nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công đó đến người sử dụng.
Trách nhiệm cung cấp dịch vụ công trước hết thuộc về Nhà nước. Đổng thời, để cung cấp dịch vụ công, Nhà nước cần bảo đảm việc sử dụng các tài sản/hệ thống cơ sở hạ tầng một cách phù hợp. Tuy nhiên, không phải lúc nào các cơ quan nhà nước cũng có đủ khả năng quản lý và vận hành những tài sản/cơ sở hạ tầng này một cách hợp lý để bảo đảm khả năng cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất đến người sử dụng. Khi đó, một giải pháp hữu hiệu được đưa ra là tận dụng kỹ năng quản lý, điều hành của khu vực tư nhân nhằm hỗ trợ cho khu vực nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công. Các đối tác tư nhân sẽ thực hiện nghĩa vụ quản lý, vận hành dịch vụ công theo hợp đồng đã ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trên cơ sở đó, họ sẽ được thanh toán một khoản phí theo thỏa thuận dựa trên chi phí lao động và các chi phí điều hành dự kiến khác. Trong khi đó, cơ quan nhà nước quy định biểu phí cung cấp dịch vụ và chỉ tập trung vào việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công đến người sử dụng.
Trên thực tế, thời hạn của một hợp đồng quản lý thông thường kéo dài từ 3 năm đến 5 năm, được áp dụng đối với một số loại hình dịch vụ công phổ biến như dịch vụ công ích, dịch vụ y tế, quản lý cảng,v.v..
Có thể thấy, cũng giống như hợp đồng dịch vụ, trong quan hệ hợp đồng quản lý, nhà đầu tư chỉ có trách nhiệm cung cấp vốn cho việc thực hiện nghĩa vụ quản lý, điều hành dịch vụ công theo thỏa thuận với cơ quan nhà nước, thay vì cung cấp vốn đầu tư cho dự án. Nói cách khác, với tư cách là chủ sở hữu tài sản/cơ sở hạ tầng liên quan đến các dịch vụ công, cơ quan nhà nước vẫn là chủ thể có trách nhiệm chính trong việc cấp vốn đầu tư cho việc cung cấp dịch vụ công và những khoản đầu tư khác có liên quan đến việc mở rộng và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm cung cấp dịch vụ công một cách bền vững.
[3] Hợp đồng cho thuê trong đầu tư PPP
Hợp đồng cho thuê trong đầu tư PPP là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư tư nhân, trong đó, cơ quan nhà nước chuyển giao tài sản/tiện ích/hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có thuộc sở hữu của Nhà nước cho nhà đầu tư tư nhân trong một khoảng thời gian nhất định để nhà đầu tư thực hiện việc khai thác, quản lý, vận hành và cung cấp dịch vụ công đến người sử dụng.
Như vậy, giống với hợp đồng dịch vụ và hợp đồng quản lý trong đầu tư PPP, trong quan hê hợp đồng cho thuê trong đầu tư PPP, Nhà nước vẫn là chủ sở hữu đối với tài sản/cơ sở hạ tầng, đồng thời, đối tượng của hợp đồng vẫn là những tài sản/cơ sở hạ tầng sẵn có, hình thành từ nguồn tài chính của Nhà nước. Tuy nhiên, khi ký hợp đồng cho thuê, cơ quan nhà nước đã chuyển toàn bộ trách nhiệm khai thác, quản lý, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công cho phía đối tác tư nhân, thay vì giữ lại quyền quản lý, điều hành hay nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công như trong các trường hợp thuê dịch vụ hay thuê quản lý trước đây.
[4] Hợp đồng nhượng quyền trong đầu tư PPP
Từ góc độ đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng nhượng quyền là phương án được chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng để thiết lập mối quan hệ đối tác với các nhà đầu tư tư nhân. Trong một số tài liệu nghiên cứu, hợp đồng nhượng quyền với tính chất là một loại hợp đồng PPP còn được biết đến với tên gọi là hợp đồng cấp quyền.
Về khái niệm hợp đồng nhượng quyền trong đầu tư PPP, theo quan điểm phổ biến hiện nay, hợp đồng nhượng quyền trong đầu tư PPP là sự thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư tư nhân, trong đó, cơ quan nhà nước sẽ nhượng lại quyền xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng và cung cấp dịch vụ công cho nhà đầu tư tư nhân trong một thời hạn nhất định. Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền là các dịch vụ công và các công trình hạ tầng sẵn có hoặc các công trình hạ tầng mới, chưa hình thành.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan nhà nước sẽ quyết định phạm vi nhượng quyền cho nhà đầu tư tư nhân. Trong trường hợp phạm vi nhượng quyền chỉ tập trung vào một hay một số các quyền có liên quan đến công trình hạ tầng và dịch vụ công, hợp đồng nhượng quyền sẽ có tính chất gần giống với hợp đồng dịch vụ, hợp đồng quản lý hay hợp đồng cho thuê. Bởi vì theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu về PPP, việc xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, kinh doanh hệ thống công trình hạ tầng và cung cấp dịch vụ công trước hết là quyền, đồng thời cũng là trách nhiệm của Nhà nước. Do đó, việc Nhà nước quyết định chuyển giao lại một trong các quyền, trách nhiệm nói trên cho các nhà đầu tư cũng đồng nghĩa Nhà nước đã nhượng quyền cho phía đối tác tư nhân thực hiện những quyền, trách nhiệm cụ thể liên quan đến công trình hạ tầng/dịch vụ công thay cho mình.
Khi quan hệ hợp đồng nhượng quyền được xác lập, nhà đầu tư tư nhân sẽ được quyền xây dựng, cải tạo hoặc khai thác các công trình hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công theo thỏa thuận cụ thể với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trên cơ sở đó, nhà đầu tư được quyền thu phí trực tiếp từ những người sử dụng dịch vụ. Mức phí thông thường được thỏa thuận trong hợp đồng nhượng quyền. Bên cạnh đó, một đặc trưng của hợp đồng nhượng quyền so với các loại hợp đồng dịch vụ, quản lý và cho thuê đó là: trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư - người được nhượng quyền phải chịu trách nhiệm đối với bất kỳ khoản đầu tư cần thiết nào để xây dựng, nâng cấp, vận hành, quản lý cơ sở hạ tầng hoặc mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ và chịu trách nhiệm thu xếp vốn cho các khoản đầu tư đó từ nguồn lực của mình và từ các khoản phí do người sử dụng dịch vụ chi trả. Trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư sẽ huy động thêm vốn từ các tổ chức tài chính (vốn vay) hay cơ quan nhà nước - với tư cách là đối tác của nhà đầu tư, có thể đóng góp một phẩn vốn đầu tư. Khoản vốn đầu tư này có tính chất như một khoản “trợ cấp” đầu tư nhằm bảo đảm tính khả thi cho việc thực hiện dự án. Chính vì nhà đầu tư vừa phải chịu trách nhiệm vể vốn đầu tư và vốn hoạt động của các dự án công trình hạ tầng và dịch vụ công nên số vốn mà nhà đầu tư bỏ ra trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng là rất lớn. Do đó, một hợp đồng nhượng quyền thông thường có thời hạn dài, từ 25 năm đến 30 năm để nhà đầu tư có đủ thời gian thu hồi vốn đầu tư và có được một khoản lợi nhuận hợp lý trong thời gian được nhượng quyền.
[5] Hợp đồng thiết kế - xây dựng - tài trợ - kinh doanh (DBFO: Design - Build - Finance - Operate)
Hợp đồng DBFO là một dạng của hợp đồng nhượng quyền, được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư tư nhân, trong đó Nhà nước nhượng lại cho đối tác tư nhân quyền thực hiện tất cả các giai đoạn của một dự án đầu tư phát triển công trình hạ tầng và cung cấp dịch vụ công, bao gồm: thiết kế(Design), xây dựng (Build), tài trợ (Finance) và kinh doanh dự án (Operate) thông qua một hợp đồng dài hạn.
Trong quan hệ hợp đồng DBFO, nhà đầu tư tư nhân có trách nhiệm chính trong việc cung cấp vốn đầu tư cho dự án. Xuất phát từ tính chất phức tạp, thời gian thực hiện dài, có liên quan đến tất cả các giai đoạn của một dự án đầu tư phát triển nên nguồn tài chính cần được sử dụng thường rất lớn và bản thân một nhà đầu tư tư nhân đơn lẻ sẽ khó có thể thực hiện được. Chính vì vậy, trong phương thức DBFO thường có nhiều hơn một đối tác tư nhân có liên quan tham gia vào quá trình thực hiện dự án.
Trên thực tế, hợp đồng DBFO có thể gồm hai loại khác nhau: (i) hợp đồng DBFO trong đó đối tác tư nhân (SPV) cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khu vực nhà nước từ cơ sở hạ tầng được xây dựng. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước sử dụng dịch vụ phải trả phí dịch vụ cho nhà đầu tư tư nhân trong suốt kỳ hạn hợp đồng. Kết thúc hợp đồng, cơ quan nhà nước thanh toán toàn bộ phần còn lại của chi phí dự án cho bên ngân hàng đã tài trợ cho SPV (bao gồm cả lãi vay). (ii) hợp đồng DBFO dưới dạng một hợp đồng nhượng quyền, tức là sau khi hoàn thành dự án, đối tác tư nhân được phép khai thác dự án, thu phí tù người sử dụng để bù đắp lại vốn đầu tư đã bỏ ra và thu lợi nhuận. Kết thúc thời hạn hợp đồng, công trình hạ tầng được chuyển giao lại cho khu vực nhà nước. Mô hình DBFO trong trường hợp này có đặc điểm giống với mô hình BOT.
Dự án DBFO thường được sử dụng trong các dự án xây dựng công trình như: các tòa nhà phục vụ mục đích công và cũng có thể là các công trình hạ tầng giao thông, bến bãi, kho vận, v.v..Thời hạn hợp đồng thường là 25 năm đến 30 năm để nhà đầu tư có đủ thời gian thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận.
Nguồn tham khảo: Sách Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - Những vấn đề pháp lý cơ bản - Trường Đại học Luật Hà Nội.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm