Các loại việc tư vấn điển hình về thuế trong doanh nghiệp

"Chất lượng là sự bảo đảm tốt nhất lòng trung thành của khách hàng."

- Jack Welch, Chủ tịch và CEO của General Electric (1981-2001)

Các loại việc tư vấn điển hình về thuế trong doanh nghiệp

Thuế là một khoản tài chính bắt buộc mà tổ chức phải trả cho chính phủ. Thuế là khoản thu của ngân sách nhà nước, không hoàn trả và không mang tính đối giá, do cơ quan quyền lực nhà nước quy định. 

Thuế là vấn đề quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm. Các điều luật về thuế dành cho doanh nghiệp cũng rất nhiều, các quy trình, thủ tục về thuế cũng rất phức tạp.

Từ thời điểm tiếp nhận một yêu cầu tư vấn đến khi kết thúc dịch vụ, đòi hỏi Luật sư phải  vận dụng rất nhiều kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm trong xử lý công việc. Luật sư từ kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế sẽ tự đúc kết cho mình những quy trình tác nghiệp khác nhau. 

Liên hệ

I- CÁC LOẠI DỊCH VỤ PHÁP LÝ VỀ THUẾ DOANH NGHIỆP

Hiện nay, nhu cầu của khách hàng tìm tới tư vấn tại các cơ sở hành nghề luật rất đa dạng, điển hình là các nội dung tư vấn về thuế và hỗ trợ trong các thủ tục, quy định liên quan đến:

(i) Thuế thu nhập doanh nghiệp;

(ii) Thuế giá trị gia tăng;

(iii) Thuế nhà thầu nước ngoài;

(iv) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và chuyển giá;

(v) Hỗ trợ dài hạn việc thường xuyên cập nhật tới khách hàng những thay đổi mới nhất của các quy định về thuế của Việt Nam và tư vấn cho khách hàng các phương thức hiệu quả nhất trong việc tổ chức hoạt động ở Việt Nam;

(vi) Cung cấp các cảnh báo sớm và hỗ trợ trong việc đối phó với các rủi ro về thuế;

(vii) Dịch vụ hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế với các cơ quan thuế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

II- KỸ NĂNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP

1- Kỹ năng cần thiết

Từ thời điểm tiếp nhận một yêu cầu tư vấn đến khi kết thúc dịch vụ là một quá trình đòi hỏi Luật sư phải có và vận dụng rất nhiều kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm trong xử lý công việc. Trong đó, yêu cầu cơ bản đối với kỹ năng tiếp xúc khách hàng, khai thác và xử lý thông tin vụ việc tư vấn, xác định vấn đề pháp lý như sau:

(i) Xây dựng quy trình tác nghiệp từ tiếp xúc, khai thác, xử lý thông tin đồn thực hiện dịch vụ và trả kết quả tư vấn áp dụng cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn, từ đó tạo ấn tượng và sự tin tưởng vào mức độ chuyên nghiệp của Luật sư nói riêng, của tổ chức nói chung.

(ii) Khái quát hoá nhóm đối tượng khách hàng để hiểu được đặc thù và nhu cầu của từng nhóm, từ đó đưa ra kế hoạch nhân sự và kế hoạch thực hiện công việc phù hợp. Luật sư cũng cần lưu ý các nhóm đặc thù và quy trình tiếp xúc, khai thác xử lý thông tin liên quan.

(iii) Vận dụng linh hoạt các kỹ năng mềm trong quá trình tiếp xúc, khai thác và xử lý thông tin với khách hàng, như:

- Luật sư phải hết sức tinh tế và nhanh nhạy trong việc nắm bắt yêu cầu và thái độ của khách hàng qua giọng nói hoặc ngôn từ sử dụng trong email.

- Từ việc phán đoán các yêu cầu, cũng như thói quen tâm lý của khách hàng, Luật sư sẽ đưa ra những phương thức tiếp xúc khách hàng cho phù hợp.

- Luật sư phải tạo cho họ cảm giác yên tâm về con người và năng lực của mình để họ có nhu cầu trực tiếp tìm gặp Luật sư để yêu cầu một dịch vụ pháp lý. Trong trường hợp này, giao tiếp của Luật sư và khách hàng thường xoay quanh vấn đề tư cách của Luật sư, nhân thân của khách hàng.

- Tùy phương thức tiếp xúc mà Luật sư đưa ra cách xử sự phù hợp, tạo cho khách hàng cảm giác yên tâm là đã tìm đúng người, từ đó thúc đẩy một cuộc gặp gỡ trực tiếp.

- Có khả năng chịu đựng sự căng thẳng và đối mặt trong những hoàn cảnh rắc rối, các đòi hỏi không dự đoán được trong đàm phán.

(iv) Kỹ năng về nghiên cứu và tổng hợp thông tin hình thành hồ sơ vụ việc từ nhiều nguồn.

2- Khái quát quy trình tiếp xúc, khai thác, xử lý thông tin, thực hiện dịch vụ, trả kết quả tư vấn trong lĩnh vực thuế

Mỗi Luật sư từ kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế sẽ tự đúc kết cho mình những quy trình tác nghiệp khác nhau. Dưới đây, chỉ xin gợi ý một quy trình mà tác giả đã vận dụng trong quá trình công tác của bản thân và mang lại những thành công nhất định:

Bước 1: Tiếp xúc thiết lập quan hệ Luật sư - khách hàng, tìm hiểu khách hàng.

Bước 2: Nhận biết nhu cầu khách hàng.

Bước 3: Nhận diện những vấn đề pháp lý phát sinh từ thông tin khách hàng cung cấp.

Bước 4: Thống kê các văn bản pháp lý, các mối quan hệ cần sử dụng cho nội dung tư vấn.

Bước 5: Lập kịch bản và kế hoạch giải quyết công việc theo các đầu việc lớn, các đầu việc chi tiết và thời gian cho mỗi bước thực hiện cũng như kết quả mỗi khâu đi kèm.

Bước 6: Lên dự toán thực hiện nội dung tư vấn. Lưu ý: nên lập dự toán chia tổng thể khối lượng công việc thành nhiều hạng mục, nhiều lựa chọn để khách hàng có thể chủ động lựa chọn theo khả năng tài chính và Luật sư cũng có nhiều khả năng giao kết được hợp đồng.

Bước 7: Trao đổi với khách hàng thống nhất phương án và giao kết hợp đồng dịch vụ.

Bước 8: Hướng dẫn, phối hợp với khách hàng thực hiện dịch vụ.

Bước 9: Tổng kết, đánh giá và lưu trữ kết quả.

Bước 10: Chăm sóc khách hàng định kỳ (gọi điện, cung cấp các thông tin cập nhật những văn bản, những quy định mới cho khách hàng, theo dõi thông tin khách hàng để tư vấn kịp thời...).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

III- MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1- Ví dụ thứ nhất 

Chúng tôi có một số câu hỏi như sau:

[a] Công ty chúng tôi có thường cho toàn hộ công nhân viên nhân dịp tết trung thu, tết dương lịch. Quy định về các khoản thường ngày có ghi trong Thỏa ước lao động tập thể và quy chế thưởng. Vậy khoản chi này có được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

[b] Toàn bộ các khoản thưởng cho người lao động vào các dịp lễ tết hoặc các ngày lễ hội theo quy định riêng của công ty nếu có quy định trong quy chế thưởng, Thoả ước lao động tập thể đều được đưa vào chi phí được trừ có đúng không?   

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC):

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a.Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b.Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;

c.Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giả đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

a.Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật;

b.Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chỉ mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty".

Như vậy, toàn bộ các khoản thưởng cho người lao động vào các dịp lễ, tết hoặc các ngày lễ hội được thể hiện trên các văn bản của công ty như Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của công ty, Tổng công ty thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

2- Ví dụ thứ hai 

Công ty tôi mua dịch vụ của một công ty khác có đầy đủ hợp đồng, nghiệm thu và hoá đơn được xuất vào tháng 5/2012. Tại thời điểm tháng 5/2012, công ty cung cấp dịch vụ vẫn còn nộp báo cáo thuế và nộp thuế giá trị gia tăng đầy đủ. Nhưng đến tháng 12/2014, công ty cung cấp dịch vụ bỏ trốn và có thông bảo bỏ trốn trong tháng 12/2014. Vậy hoá đơn mà công ty đó đã xuất cho công ty tôi có hợp lệ hay không không? Khi quyết toán thuế, chi phí này có bị xuất toán khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Luật sư tư vấn:

Doanh nghiệp được quyền cam kết khi khấu trừ thuế các hóa đơn có dấu hiệu bất hợp pháp.

Theo Công văn số 11797/BTC-TCT ngày 22/8/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn và bổ sung nội dung Công văn số 1752/BTC- TCT ngày 10/2/2014:

Văn bản hướng dẫn xử lý các hóa đơn mua vào có nguồn gốc phát hành từ các doanh nghiệp đã ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhưng chưa có kết luận chính thức của cơ quan Thuế hoặc các cơ quan chức năng. Theo đó, trong thời gian chờ kết luận chính thức từ cơ quan Thuế hoặc Công an, các hóa đơn thuộc diện trên được xử lý như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng thì cơ quan Thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức từ cơ quan có thẩm quyền;

- Trường hợp đã kê khai thì cơ quan Thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh giảm số thuế đã khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng háa và hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định thì doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật thì cơ quan Thuế sẽ kiểm tra các tiêu chí theo hướng dẫn tại Công văn này để xem xét cho khấu trừ;

Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế theo các trường hợp nêu trên làm tăng số thuế phải nộp thì doanh nghiệp tạm thời được hoãn nộp và chưa bị tính phạt chậm nộp trong thời gian chờ kết luận chính thức.

(Xem thêm Công văn số 13706/BTC-TCT ngày 15/10/2013 và Công văn số 1752/BTC-TCT ngày 10/2/2014).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Ví dụ thứ ba 

Công ty tới hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi ong mật trên địa bàn thị xã Đồng Xoài và mua bán các sản phẩm ong mật của các hộ nông dân ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau. Sau khi thu hoạch, công ty tôi đã xuất bán mật ong nguyên chất chưa qua chế biến cho một số công ty xuất khẩu và các đơn vị khác. Xin hỏi công ty tôi có thuộc diện hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không? Nếu được hưởng thì mức thuế suất là bao nhiêu?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 5 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015, sửa đổi, bổ sung khoản 3a Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, quy định:

“3a. Thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn"

Căn cứ quy định trên, qua nội dung câu hỏi, công ty bạn hoạt động ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, khi có phát sinh thu nhập thì áp dụng thuế suất như sau:

- Thu nhập từ chăn nuôi ong được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 5%.

- Đối với thu nhập của hoạt động mua bán các sản phẩm ong mật của các hộ nông dân ở nhiều tỉnh thành khác nhau, sau đó xuất bán mật ong nguyên chất chưa qua chế biến cho một số công ty xuất khẩu và các đơn vị khác, không được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%.

4- Ví dụ thứ tư

Công ty của tôi kinh doanh khai thác cát có các khoản phải nộp như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường. Cụ thể: Năm 2014. công ty nợ thuế tài nguyên phải nộp là: 15.159.000 đồng: nợ phí bảo vệ môi trường phải nộp là: 11.050.000 đồng, về chứng từ để hạch toán vào sổ sách năm 2014 là bảng kê xác số thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường phải nộp. Xin hỏi: Số thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường phải nộp nêu trên có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 của công ty không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT- BTC) quy định như sau:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a.Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b.Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;

c.Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng".

Căn cứ quy định trên và qua nội dung câu hỏi, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường phải nộp được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (do đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, các khoản thuế trên được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ).

5- Ví dụ thứ năm

Công ty tôi có chi tiền ăn giữa ca cho nhân viên với số tiền là 680.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, có những lúc tăng ca vào ngày thứ bảy)’, chủ nhật, công ty đặt các suất ăn và nước uống bên ngoài mang vào có hóa đơn, chứng từ đầy đủ. Vậy, xin hỏi các chứng từ này có hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT- BTC) quy định như sau:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;

c. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

   Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng”.

Căn cứ quy định trên, qua nội dung câu hỏi, các khoản chi phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định nêu trên thì được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

IV- MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1- Ví dụ thứ nhất 

Công ty TNHH MTV A có ký hợp đồng với đối tác cho thuê trại heo tại xã X, huyện Y. Doanh thu không bao gồm chi phí tiền điện là 400 triệu đồng/tháng, tiền điện được đối tác thanh toán theo thực tế phát sinh hàng tháng khoảng 80 triệu đồng (bao gồm cả thuế VAT). Khi thanh toán tiền điện, phía đối tác yêu cầu Công ty TNHH MTV A xuất hóa đơn tiền điện cho phía đối tác. Xin hỏi Luật sư, hoá đơn này sẽ được kê khai như thế nào? Hóa đơn tiền điện của Công ty TNHH MTV bao gồm cà phận tiền điện của đối tác thuê trại heo ở xã X và tiền điện phục vụ sản xuất, kinh doanh thì công ty có được khấu trừ thuế đầu vào hay không?         

Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT- BTC) như sau:

“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để chơi biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”.

Căn cứ quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) về nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Căn cứ quy định trên và qua nội dung câu hỏi:

- Công ty bạn bán điện cho đối tác (người mua) thì bạn phải xuất hoá đơn theo quy định. Doanh thu và thuế giá trị gia tăng đầu ra bạn kê khai vào chỉ tiêu {32}và chi tiêu {33} trên tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT.

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào đáp ứng Điều 14, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bời Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) thì được khấu trừ.

2- Ví dụ thứ hai 

Xin Luật sư hướng dẫn doanh nghiệp tôi thủ tục sau: Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế hồ sơ, bản vẽ thi công xây dựng, nguồn tiền thanh toán cho công ty chủ yếu  là từ ngân sách nhà nước (vốn cấp cho bên chủ đầu tư  là vốn ngân sách nhà nước). Thường thì bên chủ đầu tư không chuyển tiền ngay sau khi bên doanh nghiệp chúng tôi xuất hóa đơn đầu ra, vì vậy doanh nghiệp tôi không có tiền nộp thuế. Vậy, doanh nghiệp tôi có được gia hạn nộp tiền thuế và thủ tục gia hạn cụ thể như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Khoản 10 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính bổ sung Điều 34a vào Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, không tính tiền chậm nộp tiền thuế trong trường hợp sau:

“1. Người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán (sau đây gọi chung là người nộp thuế) nên không nộp thuế kịp thời dẫn đến nợ thuế thì không phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế.

 2. Trình tự, thủ tục không tính tiền chậm nộp

a) Người nộp thuế thuộc trường hợp không phải nộp tiền chậm

nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này cung cấp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp văn bản xác nhận của đơn vị sử dụng vắn ngân sách nhà nước về việc người nộp thuế chưa được thanh toán theo mẫu số 01/TCN ban hành kèm theo Thông tư này”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp công ty bạn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế hồ sơ, bản vẽ thi công xây dựng, thanh toán bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán nén không nộp thúc kịp thời dẫn đến nợ thuế thì không phải nộp tiền chậm nộp tin thuế. Trường hợp này không thuộc trường hợp được gia hạn nộp tiền thuế, nhưng bạn không phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế. Bạn phải cung cấp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp văn bản xác nhận của đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước về việc người nộp thuế chưa được thanh toán theo mẫu số 01/TCN ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT- BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Ví dụ thứ ba 

Công ty tôi vừa quyết toán thuế xong, sau khi kiểm tra, Chỉ cục Thuế đưa ra quyết định kiểm tra như sau: Thuế giá trị gia tăng còn phải nộp cuối năm 2014 là 302.000.000 đồng nhưng so với báo cáo tài chính của công ty là 400.000.000 đồng. Vậy tôi phải điều chỉnh như thế nào để số liệu khớp với số liệu nợ thuế của Chi cục Thuế? So chênh lệch trên được biết là do số thuế vãng lai chuyển về Chi cục Thuế mà kế toán trước không hạch toán, vậy trường hợp này pháp luật quy định cách xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế, như sau:

“5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế

- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.

Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng, giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế của At tinh thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền (người nộp thuế không phải lập hồ sơ khai bổ sung)”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp của bạn, bạn thực hiện khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế (bạn không phải lập hồ sơ khai bổ sung).

4- Ví dụ thứ tư

Doanh nghiệp chúng tôi kinh doanh trong lĩnh vực lập trình máy tính, hoạt động thiết kế chuyên dụng chi tiết, như: thiết kế website, thiết kế hệ thống mạng, thiết kế phần mềm, kinh doanh tên miền, hosting. Theo tôi được biết thì có sản phẩm không chịu thuế, có sản phẩm chịu thuế với thuế suất là 10%. Xỉn hỏi, phần thuế giá trị gia tăng đầu vào của doanh nghiệp tôi được khấu trừ như thế nào khi sản phẩm đầu ra có cả mặt hàng chịu thuế và mặt hàng không chịu thuế?      

Luật sư tư vấn:

Căn cứ điểm a khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 14 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, như sau:

“2. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng thì chi được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phái hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu triết; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng so với trọng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tỉnh phân bổ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý".

Căn cứ quy định trên, qua nội dung câu hỏi, doanh nghiệp bạn kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng; bạn phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ. Trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng Chi nhánh Hà Hội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Tư vấn Pháp luật cho Doanh nghiệp - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Các loại việc tư vấn điển hình về thuế trong doanh nghiệp

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.60030 sec| 1193.117 kb