Các thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động trong doanh nghiệp
1- Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng
Trong quá trình quản lý, điều hành lao động, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác với công việc đã thoả thuận trong hợp đồng lao động. Khi nhận được quyết định tạm điều chuyển hợp pháp của người sử dụng lao động, người lao động phái có nghĩa vụ thực hiện. Nếu người lao động không chấp hành quyết định của người sử dụng lao động thi không được hưởng lương ngừng việc và có thể bị xử lý kỷ luật lao động.
Mặc dù việc tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động là quyền của người sử dụng lao động trong quá trình điều hành lao động phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh nhưng khi thực hiện quyền này, người sir dụng lao động phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể:
- Trường hợp người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động: Việc điều chuyển người lao động làm việc khác với công việc đã thoả thuận trong hợp đồng lao động chỉ được tiến hành trong các trường hợp: do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước; do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp phái quy định trong nội quy lao động các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
- Thủ tục tạm diều chuyền: Trước khi quyết định điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất 03 ngày. Người sử dụng lao động có thể tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác với công việc đã ký trong hợp đồng lao động nhiều lần nhưng tổng số ngày điều chuyển của các lằn không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.
Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.
- Quyền lợi của người lao động: Khi làm công việc khác theo sự tạm điều chuyển của người sử dụng lao động, người lao động được hưởng lương theo lương của công việc mới với điều kiện mức lương này cao hơn hoặc bằng mức lương của công việc cũ. Nếu mức tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì người lao động được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời gian 30 ngày làm việc. Sau 30 ngày đó thì hưởng lương theo công việc mới nhưng tiền lương theo công việc mới phái ít nhất bằng 85% mức tiền lương công việc cũ (nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định). Nếu người sử dụng lao động tạm điều chuyển người lao động làm công việc khác quá 60 ngày làm việc trong một năm, người lao động không đồng ý làm việc tiếp mà họ phải ngừng việc thì người lao động được hưởng lương ngừng việc theo quy định tại khoản 1 Điều 99 BLLĐ 2019.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest
2- Sửa đổi hợp đồng lao động, bổ sung hợp đồng lao động
Nếu như tạm điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động là quyền của người sử dụng lao động thì sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động là quyền của cả hai bên trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, việc sửa đối, bổ sung hợp đồng lao động phải tuân theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 33 BLLĐ 2019, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi. bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi. bổ sung. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sữa đôi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Khi tư vấn cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã ký với người lao động, Luật sư cần lưu ý hình thức pháp lý ghi nhận kết quả thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động cũng như việc tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động trong trường hợp hai bên không thống nhất được việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Các thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động trong doanh nghiệp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Các thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động trong doanh nghiệp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm