Cách tiếp cận bên bán nhượng quyền

11/03/2023
Đặng Thu Trang
Đặng Thu Trang
Sau khi có được danh sách rút gọn, bạn cần bắt đầu tiếp cận bên bán nhượng quyền. Cần nhớ rằng bên bán nhượng quyền đã đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tiền của vào việc xây dựng thương hiệu, nên họ muốn đảm bảo rằng bạn là đối tác thích hợp để cùng nhau hợp tác gây dựng doanh nghiệp thành công. Bên bán nhượng quyền cũng không muốn bên mua nhượng quyền thất bại, vì điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quan điểm của ngân hàng về mạng lưới của họ. Ngoài ra, điều này còn làm tiêu hao đáng kể nguồn lực của trụ sở chính, vì  họ sẽ cần quản trị cả tình huống trước khi thất bại. Cuối cùng, thất bại của một người mua nhượng quyền sẽ ảnh hưởng đến những bên mua khác, và tác động tới tinh thần chung của toàn mạng lưới.

Sau khi có được danh sách rút gọn, bạn cần bắt đầu tiếp cận bên bán nhượng quyền. Cần nhớ rằng bên bán nhượng quyền đã đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tiền của vào việc xây dựng thương hiệu, nên họ muốn đảm bảo rằng bạn là đối tác thích hợp để cùng nhau hợp tác gây dựng doanh nghiệp thành công. Bên bán nhượng quyền cũng không muốn bên mua nhượng quyền thất bại, vì điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quan điểm của ngân hàng về mạng lưới của họ. Ngoài ra, điều này còn làm tiêu hao đáng kể nguổn lực của trụ sở chính, vì  họ sẽ cần quản trị cả tình huống trước khi thất bại. Cuối cùng, thất bại của một người mua nhượng quyền sẽ ảnh hưởng đến những bên mua khác, và tác động tới tinh thần chung của toàn mạng lưới.

Hãy chuẩn bị cho cách tiếp cận này theo cách bạn sẽ chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn xin việc làm: Trước khi nhấc điện thoại lên hay gửi e-mail cho bên bán nhượng quyền, hãy nghiên cứu về công ty càng nhiều càng tốt. Đây có vẻ là một lời khuyên rất đỗi sơ đẳng, nhưng thật ngạc nhiên khi có quá nhiều người lại mù mờ khi bước vào giai đoạn đầu của quá trình đối thoại. Sự chuẩn bị sẽ đặt bạn vào vị thế tốt để phát triển các cuộc đối thoại, vì hầu hết các bên bán nhượng quyền sè tìm cách sàng lọc ứng viên từ giai đoạn tiếp xúc ban đầu để có thể tập trung đáng kể thời gian vào những ứng viên mà họ cho là nghiêm túc muốn đấu tư vào mạng lưới của họ.

Ngày nay, điều này có lẽ còn phổ biển hơn, vì Internet cho phép bên mua nhượng quyổn tương lai cùng lúc có thể tiếp xúc dễ dàng với nhiều bên bán nhượng quyền bằng cách chọn ra những bên bán mà họ mong muốn biết thêm thông tin. Trước đây, bên mua nhượng quyền tương lai phải gọi điện cho từng bên bán, trao đổi thêm nhiều lần về quá trình ban đầu trong suốt giờ “hành chính”. Nhờ Internet, bên mua nhượng quyền tương lai sẽ đỡ mất thời gian cho mỗi cuộc tiếp xúc ban đầu với những cuộc nhậu bí tỉ đến 2 giờ sáng cũng như công sức bỏ ra cho mỗi bên bán nhượng quyền.

Theo dó, không nhất thiết mọi cuộc trao đổi cần phải diễn ra thật chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần chắc rằng không có lỗi đánh vần nào trong e-mail, và rằng bạn đang truyền tải thông tin rõ ràng. Khi gặp bên bán nhượng quyền, hãy chắc rằng bạn đã tạo dựng được hình ảnh mà mình muốn nhắm đến như thể bạn đang đăng ký ứng tuyển vào một vị trí cấp cao trong tổ chức. Bên bán nhượng quyền sẽ căn cứ vào yếu tố tiên quyết nào đó trong quy trình tuyển dụng để ra quyết định, nhưng bạn cẩn nhớ rằng đó luôn là quá trình hai chiều, và bên bán nhượng quyền sẽ cẩn trọng với bất kỳ vấn đề nguy hiểm nào mà bạn vô tình nêu ra trong quá trình thảo luận và trao đổi.

Thay vì chỉ đưa ra quan điểm của minh vế phương pháp tiếp cện bên bán nhượng quyền, tôi đã đề nghị một số bên bán nhượng quyền nổi tiếng trong ngành đưa ra một số lởi khuyên để bên mua tiếp cận bên bán nhượng quyền:

“Theo tôi, hãy nghiên cứu kỹ trang web của công ty và liên hệ với họ thông qua thông tin liên lạc trên trang web. Thường thì, lần liên hệ đầu tiên sẽ là qua e-mail hay mẫu liển hệ trên trang web, do dó, bạn nên coi các phương tiện đó như một cơ hội tích cực để nâng cao vị thế của bản thân và thu hút sự chú ý của bên bán nhượng quyền.”

- Ken Deary, Right at home

Đừng coi bên mua nhượng quyền như kẻ “thấp kém hơn bạn - những quan hệ đối tác tốt đẹp nhất mà tôi từng chứng kiến thường diễn ra giữa bên bán là giới doanh nghiệp và bên mua là giới cổ cồn xanh. Đôi khi, giới chuyên gia lại thích một nhượng quyền xuấ phát từ giới cổ cồn trắng - hơn vì những nhượng quyền kiểu này luôn nằm trong vùng an toàn.

Khỉibạn đã xác định được bên bán nhượng quyền cần tiếp cận, hãy nhấc điện thoại lên và trao đổi với giám đốc nhượng quyền: Quan trọng là các bạn có chung tầm nhìn và rằng đối  phương cũng tham vọng và nhiệt huyết như bạn. Bạn cũng cần biết về khả năng xử lý vấn đề của nhóm điều hành — họ từng gặp phải những vấn đề nào và đã xử lỷ chúng ra sao trong quá khứ; quan trọng hơn cả là họ thành thật với bạn về chuyện đó.”

- Simon Mills, Seriously FUN Swimming Schools

“Hãy nhớ rằng với một thương hiệu nhượng quyền uy tín, bên bán nhượng quyền thật ra còn gặp nhiều rủi ro hơn bạn. Họ cần đảm bảo rằng bạn chính là đôi bàn tay an toàn để họ trao gửi thương hiệu của mình. Bạn cần tạo được ấn tượng về bản thân mỗi khi liên hệ với bên bán nhượng quyền, do đó tốt hơn là hãy xem việc này giống như việc bạn ứng tuyển vào trụ sở chính của bên bán nhượng quyền. Nếu bạn gửi e-mail với các câu từ cẩu thả hoặc cộc lốc, bên bán nhượng quyền sẽ cho rằng bạn cũng sẽ đối xử với khách hàng của bạn (và cũng là của họ) như thế, và họ sẽ không có ấn tượng tốt về bạn

Tương tự, nếu bạn trễ hẹn, hoặc quên không đọc hướng dẫn mà họ gửi và đi lạc, họ sẽ cho rằng dó là cách ứng xử của bạn và sẽ cân nhắc lại lựa chọn của họ. Có vô số bên nhượng quyền cho rằng họ đang ban ơn cho bên bán nhượng quyền khi tham gia vào mạng lưới nhưng đối với một nhượng quyền thành công và vững mạnh thì không phải vậy. Bên bán nhượng quyền có đạo đức sẽ không bắt chẹt bạn; sẽ liên tục đánh giá bạn để tin chắc rằng bạn là một lựa chọn thích  hợp với thương hiệu của họ. Nếu bên bán nhượng quyền kết luận rằng bạn không phù hợp với họ, đừng quá lo lắng về điều đó. Họ hiểu rõ hơn bạn về thứ họ đang tìm kiếm, và có thể họ vừa mời làm một việc tốt cho bạn. ”

- Steve Felmingham, Banana Moon Day Nursuries

“Dù các bên mua nhượng quyền tiềm năng thường xem cuộc gặp gỡ như một buổi phỏng vấn xin việc, nhưng hóa ra đó lại không hẳn là cách hay. Tôi không cung cấp cho bạn một công việc mà bạn có thể đến, làm theo ý mình, rồi rời đi nếu không thấy hài lòng. Bạn đang trả tiển để có công việc này. Đổi lại, chúng tôi cũng đang đầu tư thời gian và sức lực vào bạn. Cuộc phỏng vấn thật sự là một quá trình CÓ ĐI CÓ LẠI.

Ví dụ, nếu bạn không thích các buổi sáng nhưng “công việc” buộc bạn phải bắt đầu vào 8 giờ sáng mỗi ngày, bạn vẫn đáp ứng được công việc mà không gặp vấn đề. Bạn có thể vẫn sẽ gắn bó với công việc này thêm một thời gian nữa và VẪN ỔN. Tuy nhiên, bạn có làm xuất sắc công việc này không? Khó đấy, vì bạn đang úp một cái vung méo lên một chiếc nồi tròn.

Chúng ta hy vọng chiốc nồi sẽ định hình cái vung, xem cái vung không vừa chỗ nào, và bỏ cái vung đi nếu hình dạng của nó không phù bợp với chiếc nồi. Chúng tôi từng gặp một người đàn ông hấp dẫn đi cùng vợ đến một buổi phỏng vấn. Họ sống ở một khu vực có tiềm năng kinh doanh phát đạt. Họ rất say sưa với cuộc bàn luận và đồng ý mọi thứ. Nhìn bên ngoài, họ quả là ứng viên hoàn hảo.

Tôi rất ngạc nhiên nhưng lấy làm vui mừng khi người vợ gọi điện cho chúng tôi sau đó ít hôm và nói họ sẽ không thảo luận thêm vì họ chỉ đang đùa một chút – người chồng thậm chí còn không biết sử dụng tuốc- nơ vít! Kỹ năng thực tế của ông ấy là chủ đề đàm tiếu trong nhà. Giây phút trung thực ấy đã cứu người chồng thoát khỏi vô vàn khó khăn và thách thức. Đó cũng là một quyết định đúng đắn. Chúng tôi vui vẻ gỉới thiệu ông ấy với một bên bán nhượng quyền khác mà có thể ông ấy sẽ muốn tham gia. Hãy trung thực về CHÍNH BẠN.

- Louise Harri,  Wilkins Chimney Sweep

Trước hết hãy chọn một hoạt động kinh doanh mà bạn đam mê; bởi khi điều hành doanh nghiệp, càng đam mê và tin tưởng công việc đã chọn, bạn sẽ càng đạt được nhiều thành công. Đó không chỉ là thành công về mặt tài chính - mà bạn còn cảm thấy yêu thích công việc đang làm.

Hãy đọc kỹ tài liệu quảng cáo nhượng quyền — liệu nó có cung cấp cho bạn bức tranh toàn cảnh về cơ hội không? Giá cả có rõ ràng không? Các dự báo về tài chính thì sao? Hãy sẵn sàng trả lời các mẫu đăng ký ngắn. Bất kỳ bên bán nhượng quyền có đạo đức nào cũng đều có trách nhiệm đối với mạng lưới hiện tại của họ để lựa chọn ra bên mua nhượng quyền phù hợp.

Hãy chắc rằng bạn sẽ có một ngày làm việc cởi mở và mang tính học hỏi ở nơi hẹn gặp bên bán nhượng quyền. Bạn sẽ làm việc cùng người đó hay nhóm đó trong khoảng thời gian tối thiểu là 5 năm, do đó, bạn cần cảm thấy tin tưởng ở họ. Hãy đặt ra thật nhiều câu hỏi và hài lòng khi tất cả đều được giải đáp một cách cụ thể và cởi mở. Cuối cùng, hãy là chính mình; bất kỳ bên bán nhượng quyền nào cũng sẽ tiến hành phỏng vấn bạn, vì vậy hãy cởi mở và trung thực – hãy là một bên mua nhượng quyền biết lắng nghe và trao đổi, nếu bạn tin họ, họ cũng sẽ tin họ và trao cho bạn sự hỗ trợ tốt nhất có thể.

“Trong quá trình đánh giá cơ hội mua nhượng quyền, hãy kiểm tra để chắc rằng bên bán nhượng quyền cho phép bạn được trao đổi với bất kỳ bên mua nhượng quyền nào trong mạng lưới của họ. Đừng để bị cuốn theo những chi nhánh thành công hàng đầu mà họ giới thiêu cho bạn. Dù muốn mời chào bạn, nhưng bên bán nhượng quyền có đạo đức sẽ sẵn lòng để bạn trao đổi với bất kỳ bên mua nhượng quyền nào mà bạn thích. Hãy dành nhiều thời gian và công sức để tiến hành bước quan trọng này. Cố gắng trao đổi với càng nhiều bên mua nhượng quyền hiện tại càng tốt để hiểu rõ hoạt động kinh doanh hằng ngày cũng như mối quan hệ hợp tác chéo hiện tại... Hãy hỏi rõ về tần suất và cách thức tổ chức các cuộc họp toàn công ty, cũng như cam kết của bên mua nhượng quyền. Đừng quên trao đổi với nhân viên hỗ trợ trong mạng lưới của bên bán nhượng quyền. Chú ý nắm rõ cách thức bên mua nhượng quyền phát triển kinh doanh và nỗ lực marketing. Kiểm tra các hệ thống và quy trình tại chỗ nhằm tìm kiếm và giữ chân được khách hàng. Xác định những kênh marketing hiệu qủa nhất và mức độ thu lời mà họ mong đợi từ bên mua nhượng quyền. Tất cả những yếu tố kể trên đêu đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá cơ hội mua nhượng quyền. Liệu doanh nghiệp này có được bfa chính thức công nhận không ? Đây chính là bảo chứng chất lượng của các bên  bán nhượng quyền  có đạo đức khi  họ thường xuyên được tái đánh giá và công nhận tiêu chuẩn. Thông qua Bộ Quy tắc Đạo đức , các bên bán nhượng quyền phải công bố  một loạt chi tiết  về doanh nghiệp của mình  như báo cáo về thành công hay thất bại , những người giữ trọng trách trong kinh doanh, kinh nghiệm của họ... Bên bán nhượng quyền có đạo đức sẽ thoải mái chia sẻ các thông tin trên. Hầu hết các bên bán nhượng quyền được bfa công nhận sẽ khuyên bạn sử dụng nhân viên tư vấn pháp luật của bfa để cung cấp cho bạn thông tin về việc mua nhượng quyền. Đây là một thói quen tốt nhằm đảm bảo rằng bên mua nhượng quyền sẽ tuân theo các hướng dẫn, chưa kể đến việc nhân viên tư vấn pháp luật trong cộng đồng nhượng quyền đã có sẵn đánh giá về hoạt động điều hành kinh doanh của bên bán nhượng quyền."

- Mike Parker, bên bán nhượng quyền Minister Cleaning Services

“Bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp tới bên bán nhượng quyền và yêu cầu được nói chuyện với người chịu trách nhiệm lựa chọn bên mua nhượng quyền. Cách mà bên bán nhượng quyền xử lý yêu cầu gặp gỡ lúc đầu của bạn sẽ giúp bạn thấy rõ được sự chuyên nghiệp trong kinh doanh của họ. Khi gặp được người thích hợp, hãy lắng nghe xem họ nói như thế nào. Cách họ nói chuyện có chuyên nghiệp không? Họ có tin tưởng vào những gì mình đang nói không?

Trong lần gọi đầu tiên, hãy đặt các câu hỏi khai thác thông tin như: Tỷ lệ thành công của các bên mua nhượng quyền hiện tại là bao nhiêu? (Đừng ngận ngại hỏi họ về số lần thất bại.) Bên bán nhượng quyền đã hoạt động được bao lâu? Nền tảng của bên bán nhượng quyền là gì? Ai là người đóng vai trò chính trong việc điều hành – các giám đốc hay quản lý kinh doanh? Ai là người sẽ hỗ trợ bạn – bên mua nhượng quyền – trong quá trình hoạt động và nền tảng của họ là gì? Thị trường mục tiêu của bên bán nhượng quyền và nhu cầu trong khu vực của bạn là gì? Đó có thể là tất cả vấn đề bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu- nếu không, hãy nghiên cứu thêm để tìm ra lý do khác biệt. Đừng quên đặt câu hỏi về quy trình lựa chọn ứng viên vì nó có thể giúp bạn nảy ra ý tưởng giành được sự tín nhiệm của bên bán nhượng quyền; hãy cảnh giác với những ai nói với bạn rằng: "Nếu có tiền, anh có thể mua được nhượng quyền” – Điều này cho bạn biết gì về doanh nghiệp? Bên bán nhượng quyền có thật sự quan tâm đến mạng lưới không hay họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận kiếm được từ việc bán nhượng quyền hơn là xây dựng mạng lưới bên mua nhượng quyền thành công?”

- Dave Galvin, bên bán nhượng quyến Dwyer Grolip
(bao gồm Mr. Electric, Aire Serve và Drain Doctor)

"Nếu tôi có thể đưa ra chút lời khuyên cho các bên mua nhượng quyền mời về cách tiếp cận bên bán nhượng quyền, thì đó chính là họ cần hiểu vấn đề thật kỹ trước khi tiến hành liên hệ - về nhượng quyền và doanh nghiệp mà họ đang tiếp cận, cũng như chính bản thân họ: Họ cần chắc rằng mình đang khởi động một nhượng quyền phù hợp. ”

- Rob Oyston, Sports Xtra

Điểm mấu chốt để lựa chọn nhượng quyền xoay quanh một vài vấn đề, bao gồm việc lựa chọn bên bán nhượng quyền có thành tích đã được kiểm nghiệm, mô hình nhượng quyền thể hiện sự lâu bền và không mang tính chất nhất thời. Tôi sẽ không bao giờ đánh giá cao một cơ hội nhượng quyền không có sự bảo chứng của bfa. Cuối cùng bạn cần chắc chắn rằng mình sẽ thấy thích thú khi làm việc với bên bán nhượng quyền. Cá nhân tôi luôn tin rằng việc tiếp cận bên bán nhượng quyen tiềm năng qua điện thoại vẫn tốt hơn một e-mail lạnh lừng không cảm xúc. Đến lúc này, bạn sẽ phải hoàn thành xong nghiên cứu về bản chất của nhượng quyền, bên bán nhượng quyền và đặt rõ những câu hỏi để cùng trao đổi với bên bán nhượng quyền. ”

- Laurence Bagley, Bardon Group
(gồm Recognition Express, ComputerXplorers, The Zip Yard và Kall Kwik)

Tôi luôn tìm kiếm sự tự tin và chuẩn bị tốt ở những bên mua nhượng quyền triển vọng. Dù đúng hay sai, quy trình phỏng vấn luôn bắt đầu từ cuộc tiếp xúc đầu tiên, do đó ấn tượng ban đầu thật sự rất quan trọng. Là bên bán nhượng quyền, tôi chắc rằng luôn có sẵn rất nhiều thông tin hữu ích về công ty dành cho những ai quan tâm. Lời khuyên của tôi dành cho những bên mua nhượng quyền tương lai là phải nắm chắc rằng bạn đã nghiên cứu công ty ở một mức độ hợp lý trước khi liên hệ; bên bán nhượng quyền sẽ cởi mở và sẵn sàng chia sẻ nhiều hơn trước những người thể hiện sự quan tâm chân thành đối với cơ hội nhựơng quyền.

Dù khuyên bạn nên tiến hành gặp gỡ nghiêm túc bên bán nhượng quyền như khi bạn đi phỏng vấn xin việc, tôi vẫn cho rằng bạn cần thể hiện thái độ cầu thị hơn đối với việc này. Cả hai bên đều muốn gây ấn tượng cho nhau; do dó, họ cần phải hòa hợp trong cách thức kinh doanh, văn hóa và môi trường. Ngay từ khi bắt đầu, cả hai bên đều hướng tới hòa hợp tự nhiên và dễ dàng. Hãy là chính mình, thát thoải mái và thân thiện - một bên bản nhượng quyền tốt sẽ luôn hoan nghênh các câu hỏi.

Tiến trình thành công của bên mua nhượng quyền phù hợp chính là khoảnh khắc đẹp cẩn nắm giữ. Hãy lựa chọn một cách khôn ngoan vì tôi tin chắc rằng nhượng quyền sẽ đem đến cho  những cá nhân có tham vọng và làm việc tận  tụy cơ hội  tốt duy nhất  để  tự làm chủ công việc kinh doanh. 

- Size McCafferty, từng là chuyên gia bộ phận bán nhượng quyền kiêm CEO Platinum Wave

"Hãy chắc chắn ring bên bán nhượng quyền là một thành viên của bfa và hội này có thể cung cấp cho bạn danh mục đầy đủ những nhà sở hữu nhượng quyền có thể trao đối. Theo tôi, bạn nên thường xuyên ghé thăm các trụ sở của bên bán nhượng quyền để biết về con người và văn hóa của doanh nghiệp. Liệu đội ngũ nhân viên có nhiệt tình thân thiện và bạn có thích họ không? Văn hóa doanh nghiệp cũng cần phải phù hợp với bạn và tham vọng của bạn.

Hãy cởi mở, trung thực và thân thiện về những gì bạn muốn đạt được. Đừng giấu giếm điều gi, bởi nếu không, bạn sẽ thể hiện mình là con người không trung thực và điều đó chắc chắn không tốt cho cơ hội cũng như thương vụ đầu tư dài hạn của bạn. ”

- Phil Harrison, Envirovent

Điểm then chốt chính là sự chuẩn bị kỹ càng. Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ quy trình tuyển chọn của bên bán nhượng quyền — họ đang tìm kiếm điều gì, mất bao nhiêu thời gian và quy trình đó gồm bao nhiêu bước?

1- Hãy xem xét các nghiên cứu tình huống về những bên mua nhượng quyền hiện tại.

Bạn có phù hợp với các yêu cầu này không? Bạn có phải là một bên mua nhượng quyên kiểu mẫu không? Tính cách của bạn cần phải phù hợp vời ngành và công ty. Hãy cho bên bán nhượng quyền thấy bạn phù hợp mạng lưới nhượng quyền của họ như thế nào. Bạn có yêu thú nuôi không bạn có thích làm việc với một người hay có hào hứng gì đối với thực phẩm không? Bạn sẽ cần chứng minh điều này qua các ví dụ về công việc và những thành tựu trước đó, tính cách, kinh nghiệm sống, các sở thích, mối quan tâm, đam mê và niềm tin.

2- Hãy cho họ thấy bạn có khả năng điều hành loại hình kinh doanh này.

Bạn là người dốc sức để quản lý một nhà hàng đông khách với hơn 100 nhân viên, xông xáo đi gặp gỡ khách hàng, hay hài lòng ngồi trong văn phòng cho đến hết giờ? Bạn có những kỹ năng thích hợp để sở hữu loại hình kinh doanh này không? Đừng lo lắng khi trưởc đó bạn chưa từng làm việc trong lĩnh vực này. Mọi người thường trau dồi những kỹ năng đáng giá như khả năng tổ chức thông qua kinh nghiệm cuộc sống, chẳng hạn như khả năng xoay sở với việc nhà bận bịu hay kỹ năng quản lý cam kết đầy thách thức bên ngoài công việc.

3- Bên bán nhượng quyền muốn biết bạn sẽ trang trải các chi phí khởi nghiệp như thế nào và liệu bạn có đủ nguồn vốn để tiếp tục kinh doanh, đầu tư vào văn phòng, kho bãi không.

Hãy chắc rằng bạn đã nghiên cứu kỹ các lựa chọn về cấp vốn và lên sẵn kế hoạch phòng khi bên bán nhượng quyền hỏi tới.

4- Bạn đã chuẩn bị đẩy đủ cho các câu hỏi liên quan.

Bạn cần nghiêm túc với việc trở thành bên mua nhượng quyền.

5- Quan trong nhất là bạn cần thể hiện quyết tâm và sự nhiệt tình của mình.

Điều hành nhượng quyền là một công việc khó khăn và bạn phải kiên trì và vững chân để lèo lái nó đến thành công.”

- Jo Tomlinson, bên bán nhượng quyền WE Love Pets

 

 

0 bình luận, đánh giá về Cách tiếp cận bên bán nhượng quyền

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.16946 sec| 1030.805 kb