Công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền

30/03/2023
Lê Thị Linh Chi
Lê Thị Linh Chi
Chứng thực thực hiện đối với bản sao, đối với chữ ký trong các giấy tờ của người yêu cầu hay chứng thực sự việc và người chứng nhận. Trong khi đó công chứng bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó.

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Cụ thể, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền; bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Căn cứ Luật Công chứng năm 2014 quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền thì không có quy định về việc bắt buộc phải công chứng hợp đồng này. Việc công chứng hợp đồng ủy quyền mới chỉ được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Bởi vậy, các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc

I- Có nên công chứng hợp đồng ủy quyền?

1- Lợi ích khi công chứng hợp đồng ủy quyền

- Thủ tục đơn giản và nhanh gọn, giúp tiết kiệm nhiều thời gian và công sức vì người ủy quyền sẽ không cần phải có mặt để thực hiện các giao dịch trong tương lai.

- Người được ủy quyền sẽ được giữ tất cả các giấy tờ gốc.

- Việc chuyển nhượng tài sản lần đầu tiên thông qua Hợp đồng ủy quyền sẽ không yêu cầu nộp thuế thu nhập cá nhân. 

2- Bất lợi khi công chứng hợp đồng ủy quyền

- Thiếu giá trị pháp lý đầy đủ: Như đã đề cập ở trên, với hợp đồng ủy quyền, chủ sở hữu tài sản có thể "bán" hoặc đúng hơn là chuyển nhượng tài sản cho người được ủy quyền mà không chính thức thay đổi tình trạng sở hữu tài sản - do đó việc chuyển nhượng không đi kèm với đầy đủ giá trị pháp lý. Nếu có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh, chủ sở hữu chính thức của tài sản có thể sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý.

- Nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân hai lần: Mặc dù việc chuyển nhượng tài sản lần đầu tiên thông qua hợp đồng ủy quyền không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

II- Chứng thực hợp đồng ủy quyền

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định “Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản” (điểm d khoản 4 Điều 24). Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 02/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, quy định chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:

“1. Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.

2. Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

3. Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch”.

 Như vậy, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền chỉ được thực hiện trong trường hợp nêu trên.

III- Công chứng hợp đồng ủy quyền

Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.  

Đối với trường hợp công chứng giấy ủy quyền (công chứng giao dịch), cần xác định một số vấn đề pháp lý như sau:

Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Như vậy, giao dịch dân sự có thể là hành vi pháp lý đơn phương. Đối với trường hợp giấy ủy quyền, văn bản thể hiện ý chí, hành vi pháp lý của một bên là bên ủy quyền. Trong trường hợp này, công chứng viên xác định công chứng giấy ủy quyền là hình thức công chứng giao dịch chỉ có một bên.

Từ thực tiễn đó, các công chứng viên vận dụng mẫu lời chứng đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu dùng cho bên ủy quyền) để thực hiện công chứng giấy ủy quyền.

Để đảm bảo cơ sở pháp lý đối với việc công chứng giấy ủy quyền trong trường hợp trên, kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét, hướng dẫn mẫu lời chứng đối với giấy ủy quyền để bảo đảm việc thực hiện thống nhất, đồng bộ trong hoạt động công chứng như sau: 

1- Cách thức thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền

- Hình thức nộp: Trực tiếp

- Thời hạn giải quyết: Không quá 2 ngày làm việc (đối với giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc) 

- Phí, lệ phí: 50.000 đồng

2- Thành phần hồ sơ công chứng hợp đồng ủy quyền

- Bản sao dự thảo hợp đồng ủy quyền (nếu có): 1 bản;

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng: 1 bản;

- Phiếu yêu cầu công chứng: 1 bản chính;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản đó: 1 bản;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản đó: 1 bản;

- Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

0 bình luận, đánh giá về Công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.63310 sec| 962.875 kb