Công việc pháp chế doanh nghiệp

17/10/2022
Giúp cho doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, phòng ngừa các rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong kinh doanh của doanh nghiệp. Chi tiết về công việc của người làm pháp chế có thể mô tả một cách tổng hợp dưới bài viết như sau:

Pháp chế doanh nghiệp là công việc của một nhân sự, được doanh nghiệp tuyền dụng, bố trí để thực hiện công việc tư vân tât cả các vấn đề pháp lý, hỗ trợ thực hiện các công việc pháp lý nội bộ và thực hiện các công việc chuyên môn khác, với yêu câu đàm bảo hoạt động cùa doanh nghiệp tuân thù quy định pháp luật, các tài liệu quản trị nội bộ do doanh nghiệp ban hành, giúp cho doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, phòng ngừa các rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong kinh doanh của doanh nghiệp. Chi tiết về công việc của người làm pháp chế có thể mô tả một cách tổng hợp dưới bài viết như sau:

Công việc pháp chế doanh nghiệp

Công việc liên quan đến hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động quản lý, điều hành nội bộ

-           Hỗ trợ việc lựa chọn, xây dựng mới mô hình quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc tư vấn cơ cấu lại, chuyển đổi mô hình quản lý, điều hành doanh nghiệp;

-           Tư vấn việc phân bổ quyền quản lý, điều hành, phân quyền, phân cấp, ủy quyền thực hiện công việc quản lý, điều hành doanh nghiệp;

-           Tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, điều hành công ty, thủ tục ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động với các nhân sự quản lý, điêu hành công ty;

-           Hỗ trợ việc xây dựng tài liệu quản trị nội bộ và kiêm tra, giám sát thực hiện các quy định này, theo yêu cầu của quy định pháp luật và nhu cầu của doanh nghiệp;

-           Tư vấn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung, tham gia hỗ trợ soạn thảo các tài liệu, văn bản tổ chức các cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản để Hội đồng thành viên, Đại hội đông cô đông, Hội đồng quản trị, các chức danh quản lý, điêu hành doanh nghiệp trong việc ra quyết định;

-           Hỗ trợ soạn thảo, rà soát các văn bàn mà cơ quan quản lý, người quản lý, điều hành doanh nghiệp ban hành, trong hoạt động hàng ngày, như: công văn, quyết định, thông báo, biên bản họp, tờ trình, ...

Xem thêm: Muốn thành lập doanh nghiệp cần tối thiểu bao nhiêu vốn góp

Công việc liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành lao động gồm

-           Hỗ trợ thực hiện các thủ tục giúp doanh nghiệp trong hoạt động quản lý, điều hành lao động: tuyển dụng, thử việc, giao kết hợp đồng lao động, sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, chuyển người lao động sang làm công việc khác, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, đào tạo, chấm dứt hợp đồng lao động;

-           Hỗ trợ xây dựng mới, hiệu chỉnh các quy định, quy trình, quy chế về nghiệp vụ trong quản lý lao động: tuyển dụng, đào tạo, kỷ luật lao động, các quy trình, quy định, quy chế khác liên quan trong việc quản lý, điều hành lao động trong doanh nghiệp;

-           Xây dựng mới hợp đồng mẫu, hiệu chình hợp đồng đang sử dụng trong quản lý lao động: hợp đồng thử việc, hợp đồng lao dộng, hợp dồng trách nhiệm, thỏa thuận bảo mật, các văn bản mẫu thường dùng trong lao động như: thỏa thuận, biên bản, quyết định, thông báo, ... để thực hiện theo các quy trình nghiệp vụ khi tuyển dụng, sừ dụng, điều chuyển, chấm dứt hợp đồng lao động;

-           Hỗ trợ xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung và ban hành, đăng ký nội quy ỉao động; quy che đánh giá mức độ hoàn thành công việc; thỏa ước lao động tập thể; quy chế lương, thưởng và các quy định khác để quản lý lao động;

-           Hỗ trợ thực hiện thủ tục kỷ luật lao động, buộc bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra;

-           Đại diện cho doanh nghiệp tham gia đàm phán, làm việc với người lao động, bên thứ ba, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến quản lý, sử dụng lao động;

-           Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính khác về lao động như: đăng ký, ban hành thang lương, bảng lương, định mức lao động; thực hiện các thủ tục hành chính về xin giấy phép lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động,...

Công việc liên quan đến hợp đồng trong doanh nghiệp

-           Tham gia vào các buổi họp, buổi trao đổi của đại diện doanh nghiệp về việc hợp tác, kinh doanh, giao dịch thương mại, ... với đối tác, khách hàng, ... nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng các dự thảo ban đầu, hỗ trợ cho việc đàm phán, thương lượng;

-           Hỗ trợ xây dựng nội dung chính của giao dịch, soạn thảo biên bản đàm phán, soạn thảo dự thảo hợp đồng, bao gồm hợp đồng phục vụ cho việc ký kết chi tiết cho từng giao dịch, chuẩn bị họp đồng theo dạng mẫu để sử dụng cho các hoạt động kinh doanh, giao dịch thường xuyên của doanh nghiệp;

-           Rà soát, hiệu chình các bản dự thảo hợp đồng do các đối tác, khách hàng gửi sau các cuộc họp, trao đổi, các dự thảo mà các bộ phận chuyên môn khác trong doanh nghiệp soạn thảo, như: đầu tư, kinh doanh, kế toán, ... cần người làm pháp chế rà soát lại;

-           Đại diện doanh nghiệp chủ trì, tham gia vào các đoàn đàm phán hợp đồng, tham gia các buổi họp, làm việc liên quan đến đàm phán, thương lượng hợp đồng; nếu đàm phán qua thư điện từ, qua điện thoại thì người làm pháp chế thường được giao làm đầu mối đàm phán hợp đồng, tập hợp kết quả, trao đôi đên khi hoàn tất;

-           Phụ trách sau cùng việc rà soát các bản dự thảo hợp đồng trước khi trình người có thẩm quyền ký, có nhiêu doanh nghiệp yêu cầu người làm pháp chế phải “ký nháy” vào bản hợp đồng, chịu trách nhiệm như là người tư vấn, tham mưu cuối cùng cho người có thẩm quyền ký về nội dung, hình thức của hợp đồng;

-           Người làm pháp chế cũng được yêu cầu phải tham gia tư vấn, trực tiếp dự các buổi họp về triển khai thực hiện hợp đồng như: thanh toán, thu hồi công nợ, kiểm soát tiến độ thực hiện công việc, thủ tục thực hiện công việc theo hợp đồng, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng;

-           Phụ trách đàm phán để xử lý việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, chuyển nhượng hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh, đàm phán để tháo gỡ ngay từ đầu các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng;

-           Phụ trách chuẩn bị thủ tục, thực hiện thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng trong trường hợp hợp đồng đã thực hiện xong, hợp đồng hết thời hạn, các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đông, chấm dứt do một bên đơn phương chấm dứt thực hiện, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng,...

Tìm hiểu thêm: Yêú tố nào thuộc phạm vi công việc pháp chế doanh nghiệp

Công việc pháp chế doanh nghiệp

Công việc liên quan đến tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, người quản trị, điều hành doanh nghiệp, các phòng ban và nhân sự của doanh nghiệp

-           Tư vân các vấn đề pháp lý để người có thẩm quyền ra quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của

doanh nghiệp khi được yêu cầu: về thuế, tài chính, vay, thê châp tài sàn, đầu tư, nhân sự,...

-           Tư vấn các phương án pháp lý cho doanh nghiệp đê giải quyết các hậu quả pháp lý phát sinh từ các quyết định, hoạt động đã được tiến hành không phù hợp với quy định pháp luật, nhăm hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp;

-           Tư vấn các giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; nêu được phân công, người làm pháp che sẽ tham gia vào công việc kiểm soát hoạt động của các nhân sự, bộ phận, nhằm kiểm soát việc tuân theo quy định nội bộ, quy định pháp luật, bảo đảm tính tuân thủ tại doanh nghiệp;

-           Cập nhật văn bản pháp luật, chính sách pháp luật mới liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra phân tích, định hướng chung cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. ...

Công việc liên quan đến hoạt động tranh tụng đổi với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

-           Công việc tranh tụng phát sinh khi người làm pháp chế phải thực hiện các thủ tục để doanh nghiệp chuẩn bị và thực hiện việc khởi kiện một bên khác; hoặc đại diện doanh nghiệp tham gia tố tụng do bị một bên khác kiện; hoặc có thể doanh nghiệp không phải là bên khởi kiện, không bị kiện, nhưng được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

-           Các công việc liên quan đen hoạt động tranh tụng mà người làm pháp chế thường phải làm là: nghiên cửu hồ sơ, tư vấn cho doanh nghiệp về việc khởi kiện; lập phương án khởi kiện, lập tờ trình xin ý kiến về việc khởi kiện; chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, soạn thảo đơn khởi kiện, các giấy tờ, tài liệu cần ký để nộp

Xem thêm: Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp,chủ doanh nghiệp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Công việc pháp chế doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16957 sec| 977.547 kb