Dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội gián điệp

02/04/2023
Kim Thị Hồng Ngát
Kim Thị Hồng Ngát
Gián điệp là (Hành vi) thu thập, cung cấp cũng như hành vì khác liên quan đến việc thu thập, cung cấp các bí mật nhà nước cũng như các thông tin khác giúp cho nước ngoài chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Gián điệp là hành vi đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia. Trong Luật hình sự Việt Nam, gián điệp được quy định là tội danh độc lập kể từ khi Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967 có hiệu lực. Trước đó, gián điệp được quy định chung cùng với các hành vi khác “có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Sắc lệnh số 13 ngày 13.9.1945). Cùng với Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm 4967, Sắc luật số 03 năm 1976 cũng quy định tội , „ gián điệp nhưng không mô tả cụ thể như Pháp lệnh . năm 1967. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999, tội gián điệp cùng được quy định là tội phạm thuộc chương “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”.

1- Quy định của Bộ Luật hình sự về tội gián điệp

Điều 110 Bộ luật Hình sự quy định về tội gián điệp như sau:

"1- Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: (a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; (c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2- Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

3- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4- Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này."

2- Cấu thành tội phạm của tội gián điệp

2.1. Khách thể của tội gián điệp

Khách thể trực tiếp của tội gián điệp là an ninh đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản chất của gián điệp là hoạt động của các cơ quan tình báo nước ngoài tiến hành các hoạt động tình báo, phá hoại, gây phương hại đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Hoạt động này được tiến hành bởi nhân viên các cơ quan tình báo và mạng lưới cơ sở tủa họ. Do đó, tội gián điệp trực tiếp gây phương hại đến chủ quyền quốc gia của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khả năng phòng thủ cũng như sự phát triển bình thường, ổn định của đất nước Việt Nam.

2.2. Mặt khách quan của tội gián điệp

Mặt khách quan của tội gián điệp được đặc trưng bằng một trong những hành vi sau:

Hoạt động tình báo: là hành vi điều tra, thu thập mọi tin tức, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước hoặc không thuộc bí mật Nhà nước để sử dụng chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những tài liệu thuộc bí mật Nhà nước được quy định tại Pháp lệnh số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000 về “Bảo vệ bí mật Nhà nước".

Phá hoại: thể hiện ở việc người phạm tôi có hành vi chống phá nhà nước, làm cho việc thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước bị cản trở, không hoàn thành được. Những hành vi đó có mục đích chống chính quyền nhân dân và vì lợi ích của nước ngoài.

Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại thể hiện ở hành vi dụ dỗ, rủ rê, tìm người để có nơi ẩn náu, có người giúp đỡ và nói chung để tạo thuận tiện cho hoạt động gián điệp dưới một, hai hoặc ba mặt: hoạt động tình báo, phá hoại, gây cơ sở.

Hoạt động thám báo thể hiện ở hành vi hoạt động ở vùng biên giới vừa có tính chất thu thập tin tức, tình hình quân sự vừa có tính chất biệt kích vũ trang xâm nhập vào nội địa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phục kích, tập kích, bắt cóc người.

Tội gián điệp là tội có cấu thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm chủ thể nhận lời làm gián điệp hoặc từ thời điểm chủ thể xâm nhập biên giới dù chưa hoạt động gì. Vì vậy, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này.

2.3. Chủ thể của tội gián điệp

Chủ thể của tội phạm này có thê là người nước ngoài, công dân Việt Nam hoặc người không quôc tịch từ đủ 16 tuôi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

2.4. Mặt chủ quan của tội gián điệp

Tội gián điệp được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.Mục đích phạm tội là nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường hợp người được giao trách nhiệm quản lý bí mật nhà nước như vô ý để cho đối tượng gián điệp lợi dụng làm lộ bí mật nhà nước thì phải chịu trách nhiệm về tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước (Điều 338 Bộ luật hình sự).

3- Hình phạt đối với người phạm tội gián điệp

Người phạm tội gián điệp quy định tại Khoản 1 Điều 110 Bộ luật hình sự bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 110 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm. Bị xử lý theo khung hình phạt này nêu trường hợp phạm tội của người phạm tội rất nghiêm trọng (chưa gây ra hậu quả hoặc gây hậu quả không lớn, ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh bóc gỡ, xử lý người phạm tội khác).

Khoản 3 Điều 110 Bộ luật hình sự quy định phạt tù từ 01 năm đến 05 năm người chuẩn bị phạm tội gián điệp.

Khoản 4 Điều 110 Bộ luật hình sự quy định miễn trách nhiệm hình sự cho người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan Nhà nước có thâm quyên.

4- Vì sao các tổ chức, cá nhân nên sử dụng dịch vụ pháp lý trong trường hợp có liên quan tới tội phạm gián điệp:

Oan, sai, tình trạng bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự tại Việt Nam hiện nay không còn hiếm. Tình trạng này không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm... mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người;

Ngược lại, Việt Nam không hiếm trường hợp lại diễn ra tình trạng "hành chính hóa" hoặc "dân sự hóa" hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm). Tố giác, tố cáo, tin báo tội phạm của tổ chức, doanh nghiệp, công dân không được giải quyết đúng pháp luật, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, các đương sự;

Sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực hình sự đặc biệt là với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo), người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng trên. Hoạt động bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại không chỉ là hoạt động nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người luật sư trong việc duy trì công lý.

0 bình luận, đánh giá về Dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội gián điệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.94735 sec| 967.438 kb