Dự thảo hợp đồng và vai trò của người soạn thảo

20/10/2022
Để hiểu rõ hơn về những yêu cầu pháp lý khi soạn thảo một bản dự thảo hợp đồng và hiểu được vai trò quan trọng của người soạn thảo. Luật Everest chúng tôi xin gửi đến bạn đọc nội dung bài viết dưới đây.

Nắm được các kiến thức về dự thảo hợp đồng doanh nghiệp cũng là một trong những phần quan trọng của một người làm pháp chế. Để hiểu rõ hơn về những yêu cầu pháp lý khi soạn thảo một bản dự thảo hợp đồng và hiểu được vai trò quan trọng của người soạn thảo. Luật Everest chúng tôi xin gửi đến bạn đọc nội dung bài viết dưới đây.

Dự thảo hợp đồng?

Dự thảo hợp đồng là kết quả của việc soạn thảo lần đầu, có thể là kết quả của việc đàm phán hợp đồng qua từng lần.

Dự thảo hợp đồng là văn bản do các bên chủ thể hợp đồng thỏa thuận với nhau lập ra bản dự thảo có nội dung bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc, dịch vụ, hàng hóa ….mà hai bên sẽ ghi nhận và thực hiện trong hợp đồng.

Mẫu dự thảo hợp đồng được các công ty sử dụng, soạn thảo trước khi tham gia vào thương thảo, đàm phán, soạn dự thảo hợp đồng giúp cho doanh nghiệp văn bản hóa những gì mình muốn, đồng thời dự liệu những gì đối tác muốn trước khi đàm phán, đảm bảo tính chặt chẽ của hợp đồng, lợi ích công ty cũng như thành công của thương vụ làm ăn.

Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).

Dự thảo hợp đồng là một văn bản quan trọng bậc nhất và được kèm theo Biên bản thương thảo hợp đồng. Dự thảo hợp đồng có mục đích nhằm đảm bảo trước khi ký hợp đồng chính thức, tránh việc hai bên “lật lọng” đến giờ chót khi ký hợp đồng, thì hai bên trao đổi trước với nhau toàn bộ nội dung điều khoản hợp đồng thông qua biên bản thương thảo hợp đồng mà phụ lục của nó chính là Dự thảo hợp đồng.

Tìm hiểu thêm về: Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp 

Yêu cầu pháp lý của một bản dự thảo hợp đồng

Việc soạn thảo, đàm phán hợp đồng cần sự tham gia thực hiện của người làm pháp chế bởi doanh nghiệp cần có sự kiểm soát rủi ro, đạt đến sự an toàn về mặt pháp lý. Chính vì mục đích đó, một bản dự thảo hợp đồng, từ khi soạn thảo hoàn tất cho lần dầu tiên, cũng như qua từng lần đàm phán. Cho đến lần hoàn tất bản dự thảo cuối cùng, để chuẩn bị ký kết, người làm pháp chế cần phải luôn luôn kiểm soát, để dự thảo hợp đồng cho từng lần đó, phải đáp ứng được đầy đủ các mong muốn của doanh nghiệp, luôn ở trên tư thế có sẵn hợp đồng để được ký kết.

Để một bản dự thảo hợp đồng do người làm pháp chế thực hiện được coi là đạt được yêu cầu về pháp lý thì đồng thời nó phải đạt được các yêu cầu sau:

(i) Dự thảo đã đảm bào rằng, nếu các bên ký kết mà không có điều chỉnh gì khác nữa, thì hợp đồng khi được ký kết đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật và

(ii) Dự thảo đã đảm bảo rằng, nếu các bên được ký kết mà không có điều chỉnh gì khác nữa, thì nội dung hợp đồng khi được ký kết đã đảm bảo đầy đủ quyền lợi của doanh nghiệp mình và đã hạn chế được tối đa những rủi ro pháp lý trong việc giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng về sau.

Đồng thời để đảm bảo yêu cầu hợp đồng phải có hiệu lực, khi soạn thảo, rà soát, hiệu chỉnh hợp đồng, người làm công việc này cần phải kiểm soát về các vấn đề pháp lý như:

Hình thức của hợp đồng.

Những căn cứ để ký kết hợp đồng.

Điều khoản về đối tượng của hợp đồng.

Các điều kiện về hiệu lực của hợp đồng.

Điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán và giai đoạn thanh toán.

Về điều khoản phạt vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Điều khoản về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên.

Điều khoản về giải quyết tranh chấp.

Điều khoản về trường hợp sự kiện bất khả kháng.

Điều khoản các thỏa thuận chung về: số lượng các bản hợp đồng, hiệu lực hợp đồng,…

Xem thêm: Yếu tố nào thuộc phạm vi công việc pháp chế doah nghiệp

Vai trò của người soạn thảo hợp đồng trong doanh nghiệp

Khi soạn thảo một bản hợp đồng, để đạt được các yêu cầu pháp lý của một dự thảo hợp đồng theo những yêu cầu pháp lý là:

(i) Dự thảo đã đảm bào rằng, nếu các bên ký kết mà không có điều chỉnh gì khác nữa, thì hợp đồng khi được ký kết đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật và

(ii) Dự thảo đã đảm bảo rằng, nếu các bên được ký kết mà không có điều chỉnh gì khác nữa, thì nội dung hợp đồng khi được ký kết đã đảm bảo đầy đủ quyền lợi của doanh nghiệp mình và đã hạn chế được tối đa những rủi ro pháp lý trong việc giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng về sau.

Thì ở đây người soạn thào cần xác định rõ mình là đại diện bên nào trong quan hệ hợp đồng, cụ thể là bên bán hay bên mua, là bên thuê hay bên cho thuê....

Vị trí của người làm pháp chế được xác định, sẽ giúp người làm pháp chế chuẩn bị, dự liệu các rủi ro có thể gặp phải cho doanh nghiệp mình, đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro, đưa vào trong dự thảo hợp đồng, hình thành các điều khoản hợp đồng, để ràng buộc bên còn lại, nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mình.

Người làm pháp chế cần phải nhớ rằng, trong quá trình thương lượng, đàm phán, đối tác sẽ cố gắng để thương lượng về các nội dung của dự thảo hợp đồng, để cố gắng đưa nội dung dự thảo theo hướng đưa các lợi thế nghiêng về phía họ. Hoặc chí ít, họ cần thấy được lợi thế cân bàng về quyền lợi giữa các bên. Nên khi soạn thảo hợp đồng, người làm pháp chế sẽ không thể là người “đứng giữa”, trung dung, xây dựng một bản hợp đồng bảo vệ quyền lợi được cho tất cả các bên, mà công việc này đòi hỏi người làm pháp chế phải soạn thảo hợp đồng, hình thành những điều khoản có lợi nhất cho doanh nghiệp mà người làm pháp chế đang làm việc.

Bên cạnh đó với vai trò quan trọng của mình khi soạn thảo họ phải hiểu rõ về các vai trò, ý nghĩa của hợp đồng, để làm ra sản phẩm của mình ở mức hoàn thiện nhất, đáp ứng được đầy đủ các mong muốn của doanh nghiệp đối với bản hợp đồng mà mình soạn thảo, rà soát.

Chẳng hạn, người làm pháp chế xác định vai trò của hợp đồng như một cơ sở tạo niềm tin là bước đi để người ta tin tưởng làm ăn, như vậy trong quá trình đàm phán, xác lập, ký kết thì mình phải hết sức thận trọng tạo niềm tin cho khách hàng. Ngược lại, nếu để đáp ứng là kế hoạch kinh doanh, thì nội dung phải chi tiết, cụ thể, rõ ràng, logic về tiến độ,...; nếu là để làm chứng cứ, thì hợp đồng phải được viết chặt chẽ, đầy đủ nghĩa vụ để ràng buộc bên còn lại, nhằm bảo vệ những mục đích mình mong muốn khi giao kết hợp đồng,...

Đấy là những vai trò cũng như những lưu ý mà người làm pháp chế cần chu ý nắm rõ khi xây dựng một bản dự thảo hợp đồng.

Xem thêm: Rủi ro của người làm pháp chế doanh nghiệp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Dự thảo hợp đồng và vai trò của người soạn thảo

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.70487 sec| 965.75 kb