Dưới góc nhìn phi truyền thống, nghề luật được nhận diện qua hình thức nào?

11/06/2021

 

Ở góc nhìn phi truyền thống, tính chất chuyên nghiệp của cá nhân, cơ quan tổ chức hành nghề luật được nhận diện thông qua năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý quản trị, điều hành hoạt động hành nghề, phù hợp với mỗi phương thức hành nghề.

 

 

 phi truyền thống Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Nhận thức chung về nghề luật được hiểu như thế nào?

 

 

Nghề luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại Tòa án, Viện kiểm sát, Văn phòng Luật sư, cơ quan Công an, cơ quan Thi hành án, cơ quan Công chứng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước…

 

 

Theo nghĩa rộng: Nghề nghiệp liên quan đến pháp luật, nhằm thực thi sứ mệnh tuân thủ, bảo vệ sự thượng tôn pháp luật, bảo vệ sự độc lập tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

 

 

Theo nghĩa hẹp: Nghề nghiệp gắn với chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp theo quy định pháp luật Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, có sứ mệnh thực thi và bảo vệ sự thượng tôn pháp luật, công lý, sự độc lập tư pháp, quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quan hệ pháp luật.

 

 

Dưới góc nhìn phi truyền thống, nghề luật được nhận diện thông qua hình thức nào?

 

 

Ở góc nhìn phi truyền thống, tính chất chuyên nghiệp của cá nhân/cơ quan tổ chức hành nghề luật được nhận diện thông qua năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý quản trị/điều hành hoạt động hành nghề, phù hợp với mỗi phương thức hành nghề. Riêng đối với cá nhân, tính chuyên nghiệp của người hành nghề dựa trên khung năng lực của người hành nghề luật và kỹ năng làm việc thế kỷ XXI. Khung năng lực nghề luật là hệ thống cụ thể hóa các hành vi/hoạt động nghề nghiệp cần thiết đối với năng lực nghề nghiệp ở các cấp bậc khác nhau, áp dụng cho mỗi vị trí công việc trong từng nhóm nghề luật. Về căn bản, nghề luật hiện nay vẫn dựa trên khung năng lực nghề nghiệp theo “Mô hình năng lực KSA" (Knowledge - Kiến thức mà người làm nghề được đào tạo, tự nghiên cứu hoặc tích lũy từ thực tế, Skill - Kỹ năng, là khả năng xử lý công việc thực tế thông qua các kỹ năng nghề nghiệp và làm việc của người làm nghề đã được rèn luyện, trải nghiệm, trau dồi và tích lũy thành kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu; Attitude - Thái độ, tức cách nhìn nhận/tư duy về công việc, nhiệm vụ, đồng nghiệp, cộng đồng và các đối tượng nghề nghiệp khác của nghề luật). Cùng với đó, các Kỹ năng làm việc thế kỷ XX” như tư duy phê phán và kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng trao đổi và cộng tác; tính sáng tạo và phát kiến; văn hóa công nghệ và thông tin truyền thông; kỹ năng học vấn thông tin và phương tiện phải được tích hợp với kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ để tạo thành “tính chuyên nghiệp” của người hành nghề luật trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 

 

 

 

 

 

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Dưới góc nhìn phi truyền thống, nghề luật được nhận diện qua hình thức nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.22688 sec| 938.703 kb