Tính đặc thù của nghề luật được thể hiện qua yếu tố nào?

11/06/2021

 

Nghề luật là nghề nghiệp "đặc thù" so với nhiều nghề nghiệp khác trong xã hội. Tính đặc thù của nghề luật được thể hiện qua các yếu tố như đối tượng tác động, các yêu cầu đối với người hành nghề, sứ mạng của nghề và tính chuyên nghiệp của nghề luật.

 

 

Tính đặc thù Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Tính đặc thù thể hiện qua đối tượng tác động của hoạt động nghề luật

 

 

Nghề luật tác động ở mức độ, phương thức khác nhau đến “số phận” những con người, tổ chức trong xã hội. Sự tác động này diễn ra theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực là bảo vệ và bảo đảm cho quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể được thực thi đúng pháp luật, tôn trọng công lý, lẽ công bằng. Mặt trái của nghề luật là ẩn chứa những nguy cơ gây tổn hại cho lợi ích vật chất, tinh thần của các chủ thể quan hệ pháp luật từ các quyết định hành vi tố tụng hoặc các dịch vụ pháp lý mà người hành nghề luật mang lại.

 

 

Yêu cầu đối với người hành nghề luật và công cụ dùng trong hoạt động của nghề luật

 

 

Người hành nghề luật vừa phải có năng lực/kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu sâu rộng về chính trị, kinh tế - xã hội - pháp luật, thành thạo về kỹ năng làm việc, vừa phải có phẩm chất, tố chất phù hợp với nghề và tuân thủ nghiêm ngặt Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp. Người hành nghề luật luôn phải bảo đảm các hoạt động nghề nghiệp diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, bởi về bản chất, nghề luật là một trong những nghề có sự ràng buộc chặt chẽ mọi hành vi, ứng xử nghề nghiệp của người hành nghề với sự điều chỉnh của pháp luật.

 

 

Trong nghề luật có những nhóm nghề mà người hành nghề phải được nhà nước bổ nhiệm theo những chức danh tư pháp, như hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, hoặc phải có chức danh bổ trợ tư pháp, như thể hành nghề của Luật sư, Công chứng Thừa phát lại... Pháp luật Việt Nam quy định không cho phép một người kiêm nhiệm đồng thời hai chức danh tư pháp hoặc bổ trợ tư pháp khác nhau các nhóm nghề luật.

 

 

Công cụ dùng trong hoạt động của nghề luật cũng là một tính đặc thù của nghề luật, đây là các quy định pháp luật, quy chế trách nhiệm nghề nghiệp (quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp).

 

 

Tính đặc thù thể hiện qua sứ mạng của nghề luật

 

 

Đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, đảm bảo sự thượng tôn pháp luật, bảo vệ công lý, công bằng xã hội cho công dân và các chủ thể trong xã hội là một trong những sứ mạng thiêng liêng của nhà nước pháp quyền. Một phần sứ mạng ấy của nhà nước được trao cho các cơ quan tổ chức/cá nhân hoạt động trong nghề luật thực hiện. Để hiện thực hóa sứ mạng này, vị trí độc lập của nghề luật trong xã hội được nhà nước quy định và đảm bảo 3 thực hiện. Sự độc lập này thể hiện rõ ở cơ chế hoạt động của cơ t chức/người hành nghề cũng như vị quan trí, vai trò của từng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp trong sự vận hành của quyền lực tư pháp nhà nước. Trong số các nhóm nghề luật, vị trí độc lập của Tòa án/Thẩm phán đóng vai trò cốt lõi của hệ thống tư pháp quốc gia với quyền ra quyết định xét xử bởi một tổ chức (Tòa án) nhân danh nhà nước

 

 

Tính chuyên nghiệp của nghề luật

 

 

Thuộc tính chuyên nghiệp của nghề luật được nhìn nhận trên cả hai phương diện truyền thống và phi truyền thống. Từ góc nhìn truyền thống, nghề luật là nghề nghiệp gắn với thực thi quyền lực tư pháp của nhà nước nên cá nhân và cơ quan tổ chức hành nghề phải đáp ứng được đầy đủ các yếu cầu chặt chẽ của thể chế pháp lý. Cụ thể, người muốn được hành nghề phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện, nguyên tắc và yêu cầu về năng lực, phẩm chất, chuyên môn, nghiệp vụ cùng các kỹ năng làm việc phù hợp. Còn cơ quan/tổ chức hành nghề phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhà nước trong xác định phạm vi, tính chất, thẩm quyền phù hợp với từng vị trí công việc thuộc nghề luật.

 

0 bình luận, đánh giá về Tính đặc thù của nghề luật được thể hiện qua yếu tố nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38436 sec| 937.664 kb